Tiểu Sát Tinh

Chương 25: Xả thân toàn nghĩa




Cửu Như thấy dòng người vào như vậy vừa hổ thẹn vừa hoảng sợ. Ngoài cửa lại có tiếng chân người, Nhất Chi đã lửng thửng bước tới. Cửu Như vội chạy ra nắm chặt hai tay người sư đệ vẻ mặt cảm động hai hàng lệ nhỏ dòng xuống như mưa. Nhất Chi cũng đang thở ngắn than dài. Hai sư huynh đệ nhìn nhau hồi lâu mới dắt tay nhau ra khỏi Minh Hiên Tiểu Trúc, và cũng ngẩn mặt lên nhìn mặt trăng thở nhẹ một tiếng. Mọi người không hiểu hai người làm gì đều theo ra xem
Một lát sau, trong Minh Hiên Tiểu Trúc đã có người lên tiếng kêu gọi:
- Ông… má… ông…
Mọi người nghe thấy tiếng gọi đều chạy cả vào trong Minh Hiên Tiểu Trúc, đã thấy Nguyên Thông tủm tỉm cười đứng trước cửa thứ nhất. Tú Lan vội chạy tới gần ngắm nhìn Nguyên Thông rồi lại thưa với Nhất Chi và mọi người rằng:
- Thưa Công Công (bố chồng) và cha cùng quý vị hãy ngồi chơi ở thảo đường, vì người Nguyên nhi nhơ bẩn lắm, để nó tắm rửa đã, rồi nó xin ra bái kiến thỉnh an quý vị.
Công Bắc lớn tiếng cả người bước ra ngoài thảo đường trước, mọi người lần lượt theo ra. Ai nấy ngồi yên tại đó không nói năng gì cả, nóng lòng chờ đợi Nguyên Thông ra để hỏi chuyện.
Một lát sau, mọi người đạ thấy một thiếu niên thư sinh mặt ngọc môi son, hai mắt sáng quắc, mặc nho phục màu trắng thủng thẳng bước ra.
Nguyên Thông vốn là một nhât vật rất anh tuấn, bây giờ cải hình hoán cốt, trông càng đẹp trai hơn trước.
Mọi người ở thảo đường đều chăm chú nhìn vào cả.
Sau một trăm ngày tu luyện, chàng không những khôi phục võ công xưa kia mà còn luyện tới mức Lục hợp quy nhất khiến ai nấy đều kinh ngạc và khen ngợi.
Tích Tố và Đàm Anh cùng ứa nước mắt ra, lòng đầy xót xa thương cảm. Đàm Anh dịnh nhảy xổ lại ôm chàng, nhưng bị Tích Tố lôi lại và cau mày nhìn nàng, khiến nàng đứng im thin thít.
Cửu Như thấy Nguyên Thông như người chết đi sống lại trong lòng vửa cảm khái vừa hổ thẹn vô cùng. Nguyên Thông thấy mọi người nhìn mình tỏ vẻ bẽn lẽn.
Lúc ấy Tú Lan mừng rỡ không thể tưởng tượng được, đẩy Nguyên Thông tới trước mặt các vị lão hiệp và nói:
- Bây giờ con như là người mới đầu thai sống lại, có mau lên thăm mấy ông đi không?
Nguyên Thông nghe lời mẹ dạy tiếng lên vái chào Cửu Như trước và nói:
- Điện tôn Thẩm Nguyên Thông bái kiến sư bá tổ.
Lúc chàng nhập định không biết tí gì những việc bên ngoài, chàng cũng không biết Cửu Như định ra tay giết hại mình vì vậy lời của chàng rất thành khẩn và cung kính.
Cửu Như hai mắt đỏ ngầu đỡ chàng dậy và đáp:
- Cháu không phải đa lễ như vậy, sau này sư bá tổ còn phải nhờ vả cháu nhiều.
Tất nhiên Nguyên Thông không hiểu ông ta nói như thế có ý nghĩa gì. Chàng lần lượt vái chào mọi người, sau cùng đến Tích Tố và Đàm Anh, sáu mắt vừa nhìn nhau, Tích Tố và Đàm Anh không sao nén nổi và cũng không cần biết tới các tôn trưởng ở trước mắt. Cả hai vội tiếng lên, mỗi người nắm một tay chàng, nước mắt tuôn ra như mưa với giọng nửa khóc nửa cười, đồng thanh gọi:
- Nguyên đại ca!
Thực là thiên ngôn vạn ngữ đều bao hàm ở trong câu “Nguyên đại ca” đó. Nguyên Thông thấy vậy cảm động vô cùng khẻ hỏi thăm:
- Hai vị hiền muội đều mạnh giỏi cả chứ?
Dù sao bây giờ chàng đã khác trước nhiều nên nén ngay được tình cảm, nhờ vậy mới không đến nổi thất lễ với các vị tôn trưởng. Cống Bắc khoái trí vô cùng cười nói:
- Nguyên nhi, cháu cùng hai em nhỏ đi ra ngoài kia chuyện trò đi, để các ông già ở trong này nói chuyện với nhau.
Tích Tố và Đàm Anh nghe thấy Cống Bắc nói như vậy chẳng khác chi được chiếu chỉ của nhà vua vội kéo Nguyên Thông ra bên ngoài. Bỗng Cửu Như nói với Nhất Chi rằng:
- Sư đệ, ngu huynh muốn đưa Nguyên nhi ra ngoài kia nói vài câu?
Nhất Chi chưa kịp trả lời thì Tú Lan đã hoảng sợ vội lên tiếng:
- Thưa Công Công…
Nhưng nàng vừa mới nói được một câu đó đã biết mình nói như vậy là thất lễ cho nên vội ngắt lời ngay.
Mọi người đều quay lại nhìn thẳng vào mặt Nhất Chi. Ngờ đâu Nhất Chi rất trấn tỉnh nhìn Cửu Như một hồi rồi quay đầu ra gọi:
- Nguyên nhi, cháu hãy cùng sư bá tổ ra ngoài kia chốc lát.
Công Bắc chỉ khẻ hừ một tiếng, chứ không dám cản trở.
Nguyên Thông mới gặp được vị sư bá tổ lần đầu mà chàng đã ngưỡng mộ từ lâu, nên chàng tỏ vẻ rất cung kính quay trở lại ngay.
Cửu Như dắt tay Nguyên Thông đi đến cạnh Cửu Nguyên trận, khẽ hỏi:
- Nguyên nhi có biết cách ra vào trận này không?
Nguyên Thông không dám khoe tài chỉ đáp:
- Điệt tôn chỉ biết võ vẻ thôi, nhưng cũng có thể miễn cưỡng ra vào được.
Cửu Như bảo Nguyên Thông dẫn đường, cả hai cùng vào trong trận. Vào tới bên trong, ông mới thở dài nói:
- Xét ra rất hổ thẹn, khi rồi lão phu đã bị mắc kẹt trong cái trận này.
- Xin sư bá tổ đừng rầu rỉ về vấn đề đó, vì trận này là căn cứ theo Huyền Cơ Mê Tung trận của bổn môn phối hợp với Cửu Thiên m Dương trận sinh, do ngoại tổ phụ của điệt nhi cấu tạo thành.
- Thảo nào lão phu trông thấy trận này quen mắt lắm nhưng khi vào tới thì không sao phân biệt được phương hướng.
Hai người vừa đi vửa chuyện trò không nhắc nhở về việc võ công tu luyện và kết quả tĩnh tu trong một trăm ngày của Nguyên Thông ra sao. Cửu Như tỏ vẻ phấn khởi, thỉnh thoảng liếc nhìn Nguyên Thông một cái thôi. Nhưng vì nhìn nhiều lần quá khiến Nguyên Thông phải chú ý. Sau khi tu luyện trăm ngày võ công của chàng đã luyện tới mức tột bực, trong lòng nghi ngờ nhưng bề ngoài vẫn làm như không hay biết gì. Lúc ấy, hai người đã đi tới một tảng đá xanh bóng nhoáng, Cửu Như leo lên tảng đá đó đứng và chỉ một ngôi sao sáng lớn chói lọi và nói rằng:
- Trời sắp sáng rồi! Mặt trời mọc là lão phu lên đường đi xa, Nguyên nhi hãy lại gần đây để cho lão phu nhìn kĩ một lần nữa.
Nguyên Thông hơi ngạc nhiên vội thưa:
- Sư bá tổ dịnh đi xa, để Nguyên nhi vào thưa tổ phụ ra tiễn.
- Khỏi cần, không còn mấy thì giờ nữa. Điệt tôn hãy lại đây.
Nguyên Thông rất ngoan ngoãn tiến lại gần. Cửu Như giơ tay để lên trên đầu chàng, gan bàn tay khẽ in lên bách hội huyệt, ngón tay trỏ đè lên trên huyệt thái dương. Hai chủ huyệt đó đều là những yếu huyệt trí mạng. Nguyên Thông tưởng sư bá tổ thương mình chứ không nghĩ vấn đề khác, bỗng gan bàn tay ấn xuống và ngón tay trỏ dí mạnh, nhưng Nguyên Thông đừng nói tránh, muốn suy nghĩ đã không kịp đã chết giấc liền.
Cửu Như để Nguyên Thông nằm trên tảng đá xanh rồi vận Thiên Tiên Vô Cực Hỗn Nguyên Nhất Khí Huyền Công ra điểm luôn vào ba mươi sáu chủ huyệt của chàng, những chủ huyệt ấy chỉ bị điểm một cũng có thể toi mạng liền, huống hồ bị điểm ba mươi sáu nơi như thế, lúc ấy Nguyên Thông đã mất hết tri giác.
Cửu Như ngồi xếp bằng tròn tay phải úp lên bách hội huyệt, tay trái khẽ dí vào đơn điền huyệt, liền đó hai luồng sức nóng theo hai nơi huyệt đó dồn vào trong người Nguyên Thông liên tiếp. Ba mươi sáu tử huyệt đã bị điểm bây giờ nhất nhất tự động giải được hết.
Thì ra sau khi hối cải Cửu Như quyết tâm giúp cho Nguyên Thông tài ba thêm và ông đã định tâm hi sinh tính mạng mình và dồn hết công lực đã tu luyện ngót trăm năm sang người Nguyên Thông, nhưng sợ người ta không chịu nhận nên ông mới phải điểm huyệt cho chàng chết giấc trước rồi mới dồn công lực sang cho.
Trước khi chưa bị thương võ học và công lực của Nguyên Thông đã phi phàm rồi, sau lại tự hiểu thấu Bách Tự Chân Kinh, uống luôn mấy viên Hồi Thiên Tái Tạo Hoàn không những các huyết mạch nứt nẻ và đứt đều tự động nối lại được, khôi phục công lực đã mất xưa kia, và nội công còn thâm hậu hơn trước, võ công cũng tiến bộ gấp bội. Tài ba của chàng lúc này đã hơn cả Nhất Chi, Kính Thành và Cống Bắc mấy người. Bây giờ Cửu Như lại giúp cho như vậy thực là gấm thượng thêu hoa (thêu hoa trên gấm) nên công lực của chàng bây giờ thâm hậu tới mức không sao đo lường được.
Cửu Như hi sinh tính mạng giúp Nguyên Thông trở nên kì nhân số một trong đời, nhưng cũng làm cho chàng mang thêm nhiều sự rắc rối, đó là chuyện sau này, bây giờ không nhắc tới vội.
Lúc ấy mặt trời đã lên tới trên đỉnh núi, ánh nắng đã chiếu tới mái nhà Bách Hiên Tiểu Trúc, mọi người ngồi trong thảo đường thấy lâu như vây mà Nguyên Thông và Cửu Như chưa trở về, ai nấy đều không yên lòng. Đàm Anh nóng nảy lên tiếng la lớn:
- Đến giờ chưa thấy Nguyên đại ca trở quay về, không biết đại ca có trúng quỷ kế của ông già họ Cố đấy không?
Tuy mọi người không nói năng gi nhưng ai nấy đều có cảm tưởng như Đàm Anh.
Tú Lan không sao nhịn được nữa vội kéo tay Đàm Anh và nói:
- Chúng ta đi ra ngoài đó xem sao?
Thế rồi Tú Lan cùng Đàm Anh đi luôn, Cống Bắc cũng bảo mọi người đi theo.
Lúc ấy Nguyên Thông đã từ từ thức tỉnh, cảm thấy trong người nóng hổi như thiêu, vội ngồi lại quay đầu lại nhìn mới hay sư bá tổ đang ngồi yên ở cạnh đó và đã tắc thở rồi. Lúc này chàng mới vỡ nhẽ, đau lòng vô cùng liền khóc hu hu.
Chàng lại nghĩ sư bá tổ đã khổ công tu luyện như vậy mình không nên phụ lòng ông ta nên vội vận chân lực của mình để dung hòa với chân lực của Cửu Như truyền sang rồi lẳng lặng hành công điền thức.
Bách Tự Chân Kinh rất huyền bí trong đó có cả tuyệt học hấp dẫn và mượn chân lực của người nhờ vậy công lực của Cửu Như tu luyện ngót trăm năm đều dồn sang người chàng không bị bỏ thừa ra ngoài chút nào.
Chàng vừa hành công xong, mở mắt ra nhìn đã thấy mọi người già trẻ đứng quanh đó vội đứng dậy vẻ mặt ân hận, ấp úng nói:
- Sư bá tổ đã…
Nhất Chi đang nức nở khóc vội cản trở không cho chàng lên tiếng nói mà bảo rằng:
- Cháu khỏi cần nói, ông đã biết hết rồi quý hồ cháu đừng có quên ơn đức của sư bá tổ đã giúp cho như vậy. Sau khi hạ sơn nhớ phải cứu giúp con cháu của ông để đền ơn đức này.
Lúc ấy hình bóng Cửu Như ở trong đầu óc mọi người lại càng … hơn trước. Ai nấy đều kính ngưỡng ông ta vô cùng rồi cùng nhau thành tâm vái ông ta một lạy.
Nhất Chi khóc bảo Nguyên Thông:
- Cháu phải chính tay cung kính đưa ông ta nhập thổ để tỏ chút báo hiếu.
Nguyên Thông vâng lời quỳ xuống vái Cửu Như ba lạy rồi đứng dậy nâng xác của ông ta lên đem tới dưới một gốc cây. Chàng quay người lại vận công giơ tay lên chém một nhát, chỉ nghe thấy kêu soẹt một tiếng, tảng đá dài hơn trượng bị cắt ra làm đôi liền. Chàng nâng nửa trên mỏng hơn một chút để sang một bên rồi hai bàn tay vừa cào vừa xuyên, chỉ trong nháy mắt miếng đá bên dưới đã bị chàng khoét một lỗ hổng dài hơn bảy thước, rộng hơn hai thước tức thì. Chàng ẵm xác Cửu Như lên đặt trong hố rồi cầm miếng đá nọ đậy lên trên. Hai miếng đá ghép vào nhau trông không có một vết tích nào cả.
Mọi người thấy tài ba của Nguyên Thông tiến bộ như vậy, ai nấy đều kinh ngạc vô cùng.
Nhất Chi giơ ngón tay ra cách không vận nội công viết hai hàng chữ lên trên như sau:
“Sư huynh Cố Cửu Như chính đạo chi sứ
Sư đệ Thẩm Nhất Chi lập”
Cống Bắc liếc nhìn Kính Thành mặt tỏ vẻ hổ thẹn lắc đầu nói:
- Nội lực của Nhất Chi huynh cách xa tảng đá như thế mà còn vết sâu vào đá ba phân như vậy tiểu đệ cũng phải tự than không sao bằng được. Còn môn khoét đá của Nguyên nhi có thể nói khắp thiên hạ này không sao tìm ra được người thứ hai.
Kính Thành mỉm cười đáp:
- Nguyên nhi mấy lần suýt chết, trải qua bao nhiêu tai kiếp mà vẫn được sống sót như vậy đủ thấy ông trời sẽ trao trách nhiệm cho y. Nếu không có võ công kì lạ và xuất chúng thì làm sao mà xua đuổi được bọn ác ma.
Nhất Chi cũng xen lời:
- Tiểu đệ cũng có ý nghĩ như Kính Thành huynh. Nó đã là người mang trọng trách như vậy chúng ta không nên vì lòng ích kỉ cá nhân mà ngăn cản bước tiến của nó. Chúng ta hãy trở về thảo đường thương lượng qua loa rồi cho nó hạ sơn ngay.
Tú Lan thấy con tiến bộ như vậy nghĩ không uổng công trăm ngày trông coi và lo âu nhưng không ngờ bây giờ lại nghe thấy cha chồng bảo con mình xuống núi ngay, liền tỏ vẻ u buồn, nhưng không dám lên tiếng, chỉ lẳng lặng đi theo mọi người về thảo đường. Chờ mọi người ngồi xuống xong, nàng mới khẻ gọi Kính Thành:
- Cha…
Biết ý nghĩ của con, Kính Thành lắc đầu an ủi:
- Hiện giờ kiếp vận của giang hồ đã nổi lên, chí của nam nhi phải ở tứ phương. Lúc này là lúc phát triển của Nguyên nhi, huống hồ mối thù của Trấn Vũ vẫn chưa tìm ra được kẻ thù. Tam sư thúc của con hạ sơn hàng năm rồi đến giờ biệt vô tăm tích, mọi việc đang cần phải tiến hành điều tra ngay. Khi nào lại bắt Nguyên nhi ngồi yên ở trong nhà để bỏ lỡ việc chính được.
Nghe nhắc đến thù cha, Nguyên Thông không thể nào chịu nổi vội đứng dậy nói:
- Một ngày chưa trả thù được cho cha lòng con không được yên ổn chút nào, xin mẹ cho phép con xuống núi ngay.
Tú Lan cau mày lại đáp:
- Trên giang hồ đâu đâu cũng nguy hiểm, tuy bây giờ công lực của con đã tiến bộ rất nhiều nhưng con hãy còn thiếu kinh nghiệm, vì vậy mẹ mới không yên tâm để cho con đi ngay là thế.
Nhất Chi lên tiếng:
- Tú Lan, con cứ yên tâm, từ khi Nguyên nhi hiểu thấu được Bách Tự Chân Kinh, công lực đã tiến bộ hơn trước gấp bội. Tất cả các người có mặt tại đây không ai địch nổi y. Như vậy người khác thì khỏi cần nói tới, còn kinh nghiệm thì có xông pha mới học hỏi được. Nếu con vẫn chưa yên tâm thì cho Thái Hà đi cùng với nó vậy.
Năm xưa m Sát Hoàng Thái Hà khét tiếng một ma đầu ác độc và mưu trí, nên Tú Lan thấy cha chồng cho Thái Hà đi cùng với con mình như vậy tất phải yên tâm.
Đàm Anh, Tích Tố và Nhược Hoa ba người không thấy ai nhắc nhở tới mình đều nóng lòng vô cùng.
Đàm Anh kéo Tích Tố ra hiệu. Tích Tố nhìn Cống Bắc tỏ vẻ van lơn.
Cống Bắc hiểu ý ngay vừa cười vừa nói:
- Ông không phản đối các cháu đi cùng Nguyên nhi xuống núi.
Tích Tố và hai bạn nghe ông nói như vậy mừng rỡ vô cùng, ánh mắt đều nhìn thẳng vào Nguyên Thông.
Nguyên Thông hớn hở tủm tỉm cười. Nhưng lúc ấy lại có người biết điều đứng dậy ngăn cản. Không ai ngờ người ấy là Nhân Y Bốc Kính Thành. Ông ta đứng dậy thủng thẳng nói:
- Ba con bé này công lực non nớt lắm, đi theo Nguyên nhi chỉ vướng chân vướng cẳng làm lỡ việc của thằng nhỏ thôi. Theo ý lão thì bảo mấy đứa nhỏ này ở lại trên núi trăm ngày. Mấy lão già chúng ta đào luyện chúng rồi do Tú Lan đem chúng xuống núi sau.
Cống Bắc tán thành ngay:
- Kính Thành huynh nói rất phải, đệ xin đồng ý.
Nhược Hoa không mong lấy được lòng yêu của Nguyên Thông, nàng nghe thấy hai ông già nói như thế mừng rỡ vô cùng vội cảm tạ các kỳ nhân.
Tuy Tích Tố không muốn nhưng nàng vẫn có thể kềm chế được nên vẫn lẳng lặng không dám nói năng gì, chỉ có Đàm Anh được nuông chiều từ nhỏ tính phóng đãng quen rồi nên nàng chẩu môi nói:
- Tôi không muốn học võ, tôi chỉ muốn theo đại ca đi thôi.
Đắc Mộng vội nói:
- Võ công của cô còn kém Nguyên nhi, chả lẽ cô không cảm thấy xấu hổ hay sao? Nếu cô không chịu luyện tập võ nghệ sợ đại ca không yêu cô đâu.
Đàm Anh nghe nói giật mình vội đưa mặt nhìn Nguyên Thông hỏi:
- Có phải thế không Nguyên đại ca?
Nguyên Thông ngẩn mặt lên nhìn Đàm Anh nói:
- Hiền muội nên theo lời Hoa gia gia đi.
Đàm Anh bất dắc dĩ đáp:
- Được, tôi chịu ở lại luyện thêm ít võ công để sau này đi giúp ông tôi.
Nguyên Thông lại nói tiếp:
- Còn nữa năm nữa tức là ngày hẹn ước với ông của hiền muội, lúc ấy tôi sẽ đưa hiền muội đi cùng.
Tuy Đàm Anh đã nhận lời ở lại, nhưng hai mắt của nàng đẫm lệ, như muốn khóc vậy.
Nhất Chi nghiêm nghị nói với Nguyên Thông rằng:
- Lần này cháu hạ sơn không được nóng nảy và xúc động như lần trước, bất cứ làm việc gì cũng phải nghĩ chín đã rồi mới làm và phải có độ lượng rộng rãi tha thứ cho người mới được. Thù cha là một việc tuy rất quan trọng nhưng ta cũng phải phục tòng công nghĩa, còn việc con cháu sư bá tổ cháu bị bắt cóc cháu cũng nên điều tra gấp và dùng toàn lực đi cứu những người đó thoát nạn, không được phụ lòng ông ta đã hi sinh tính mạng giúp cháu.
Nguyên Thông vâng vâng dạ dạ luôn mồm. Từ Hàng Ngọc Nữ kéo chàng sang một bên ân cần dặn bảo một hồi.
Trước khi đi bỗng dưng Nguyên Thông chạy tới trước mặt La Cống Bắc chắp hai tay vái chào và hỏi:
- Sau khi hạ son việc thứ nhất của tiểu bối là lên ngay núi Võ Đang để tạ tội. Không biết lão tiền bối có điều chi chỉ dạy không?
Cống Bắc nhìn Tích Tố một cái rồi quay lại nhìn Nguyên Thông và đáp:
- Trước hết cậu phải sửa đổi cách xưng hô với lão đã, rồi lão mới nói chuyện với cậu.
Thoạt tiên Nguyên Thông ngẫn người ra không biết ông ta định nói gì? Nhưng chỉ thoáng cái chàng đã biết liền hai má đỏ bừng, hổ thẹn quay đầu lại nhìn mẹ. Từ Hàng Ngọc Nữ thấy con nhìn mình như vậy lại quay lại nhìn bố chồng Thẩm Nhất Chi.
Nhất Chi hớn hở nói với Kính Thành rằng:
- Bốc huynh cho ý kiến đi.
Kính Thành vừa cười vừa trả lời:
- Việc của huynh sao huynh lại bảo ta cho ý kiến?
Nhất Chi ha hả cười rồi hỏi:
- Cống Bắc huynh không giận cháu Nguyên Thông đấy chứ?
Cống Bắc lớn tiếng đáp:
- Nếu tôi giận y thì khi nào tôi lại chịu hi sinh cánh tay trái này của tôi.
Từ Hàng Ngọc Nữ Bốc Tú Lan xen lời nói:
- Con không nên gọi là La lão tiền bối, phải thay đổi lối xưng hô đi ngay.
Tích Tố hổ thẹn cuối đầu xuống nhưng vẫn nhìn Nguyên Thông, Đàm Anh rầu rỉ muốn khóc định bỏ chạy ra bên ngoài nhưng Từ Hàng Ngọc Nữ đã kéo nàng lại và nói:
- Quí hồ ông cô nhận lời, tôi cũng nhận lời cô ngay.
Đàm Anh u oán đáp:
- Ông con đã sớm nhận lời rồi.
Từ Hàng Ngọc Nữ đưa mắt nhìn Nguyên Thông một cái, Nguyên Thông hoảng sợ vội kể hết chuyện Huyết Thạch Sơn cho mọi người.
Đắc Mộng nghe xong thở dài và nói với Đàm Anh rằng:
- Con không nên nóng nảy như thế con nên biết sư phụ của con nóng tính nếu bà ta không bằng lòng thì không ai thuyết phục nổi nhất là biết Nguyên nhi với mỗ có quan hệ như thế nào chắc bà ta không cho phép.
Đàm Anh trợn tròn đôi mắt lên hỏi:
- Hoa gia gia biết sư phụ con hay sao?
Nhược Hoa rỉ tai Đàm Anh khẻ nói:
- Hoa gia gia không những biết sư phụ của hiền muội mà còn là người mà sư phụ hiền muội rất ghét.
Đàm Anh không hiểu lời nói của Nhược Hoa nhưng nghĩ đến sự kì lạ của sư phụ, nàng không dám lên tiếng hỏi nữa.
Nguyên Thông cung kính vái chào Cống Bắc một đại lễ rồi gọi:
- Gia gia “ông”
Việc của Nguyên Thông với Tích Tố như thế đã quyết định rồi.
Cống Bác kéo Nguyên Thông dậy rồi mừng ứa nước mắt đáp:
- Chỉ vì cháu lỗ mãng nên phái Võ Đang bị thiệt hại rất lớn, ông vốn dĩ xuất thân ở phái Võ Đang. Sau này mong cháu nể mặt ông nâng đỡ người của môn phái đó luôn luôn.
Nói xong ông rút chiếc cà rá đen đưa cho Nguyên Thông rồi nói:
- Cháu yết kiến Tỷ Hư đạo trưởng chỉ bảo cái cà rá ngọc đen này là của ông tặng cho cháu, nếu lúc cháu lên núi Võ Đang có bị cản cháu cứ đưa chiếc cà rá là chúng cho cháu đi ngay.
Nguyên Thông cung kính nâng đỡ lấy chiếc cà rá vội đeo vào tay chàng không hỏi lai lịch nó.
Nguyên Thông có vẻ quyến luyến rồi theo Thái Hà xuống núi.
Nguyên Thông đi rồi trong Minh Hiên Tiểu Trúc lại buồn tẻ ngay. Ngoài Tố Lan thì phải nói Tích Tố và Đàm Anh, hai người đợi chờ mãi mới xong được trăm ngày tĩnh tu của Nguyên Thông, kết quả lại không có một dịp may nào để nói chuyện riêng tư với nhau, vậy làm sao cả hai nàng chả đau lòng buồn bực.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.