Tin Nhắn Gửi Nhầm

Chương 4:




Trời tờ mờ sáng tôi đã tỉnh dậy, mắt vẫn nheo nheo mò mẫm tìm chiếc kính, gần đây tôi đang định sửa luận văn tốt nghiệp nên không thể lười biếng ngủ nướng được nữa.
Tôi đeo kính, duỗi người, hít một hơi thật sâu và duỗi chân. Thò đầu ra từ trong chăn sau đó tôi vớ lấy chiếc áo lông mặc vào, mặc mốt mạch hai chiếc quần giữ ấm tôi mới chịu đem chăn nhấc lên.
Mùa đông ở miền Bắc lạnh đến thấu xương, nếu không đóng cửa sổ, ngày hôm sau nghênh đón bạn sẽ là một trận cảm nặng.
Xoa xoa mặt, mũi tôi bị nghẹt rồi.
Ký túc xá không một bóng người, lễ tốt nghiệp đang đến gần, mỗi người đều đang đi theo con đường riêng, vì tương lai của mình mà chạy đôn chạy đáo, không ai dám dừng lại.
Vừa đánh răng rửa mặt xong tôi trở về ký túc xá thì điện thoại di động reo lên, không biết là ai gọi.
Nhấc máy lên thì thấy đó là cuộc gọi của bác sĩ hướng dẫn lúc tôi đi thực tập.
"Tiểu Cao? Gần đây em thế nào rồi?"
"Xin chào tiền bối, dạo này em tốt lắm, đang chuẩn bị sửa luận văn tốt nghiệp."
"Ừm, lần trước chị cùng em nói chuyện, ý em như thế nào? Vẫn định trở về sao?"
Tôi không nói nên lời, cảm thấy có chút lúng túng. Một tay áp điện thoại vào tai, tay kia vô thức xoa xoa góc bàn, tới tới lui lui.
"Umm... Đúng, em vẫn có ý định trở về... Nhưng mà vô cùng cảm ơn chị vì sự giúp đỡ và bồi dưỡng..."
Người phụ nữ ở đầu bên kia điện thoại thở dài.
"Nếu đã là sự lựa chọn của em thì chị cũng không ép em ở lại, em sẽ là một bác sĩ giỏi."
Chúng tôi lại trò chuyện một lúc nữa, cuối cùng là một câu "bảo trọng", sau đó cúp máy.
Nghe tiếng đô đô đô ở đầu bên kia điện thoại, tôi rơi vào trạng thái thất thần.
Trong thời gian thực tập, tôi đã bước chân vào bệnh viện cao ngất và rộng lớn đó, ít nhất là so với bệnh viện ở quê tôi.
Tôi đứng ở cửa bệnh viện ngơ ngác. Cảm thán về sự phát triển của thành phố, tôi hâm mộ những người sống ở nơi này có điều kiện chữa bệnh cực tốt nhưng trong lòng lại man mác nỗi mất mát.
Suy nghĩ của tôi lại trôi về thời điểm mới vào đại học.
Tôi bước xuống từ bậc thang của chiếc xe lửa màu xanh, trời giữa hè, một luồng hơi nóng ập vào người, trong nháy mắt toàn thân tôi như được đưa đến một thế giới xa lạ.
Tôi ngơ ngác nhìn quanh không biết phải làm sao, hành lý trong tay lúc thì xách bằng tay trái, lúc lại xách bằng tay phải.
Tôi mặc trên người chiếc quần đen cũ và áo sơ mi trắng, tự cảm thấy mình không hòa nhập được với những người xung quanh.
Trên đường xe bus đi tới trường, tôi lúng túng cúi đầu, chỉ dám nhìn chằm chằm sàn nhà. Một tay nắm chặt tay cầm trên xe buýt.
Thỉnh thoảng tôi lại len lén ngẩng đầu lên nhìn thành phố rộng lớn.
Ở đây khắp nơi đều là những tòa nhà cao tầng, khác hẳn với thị trấn nhỏ ở quê hương tôi, người ta ăn mặc thời trang và khuôn mặt luôn treo vẻ khách khí cũng hời hợt.
Đây là một thành phố xinh đẹp nhưng không hề có cảm giác ấm áp.
Người ta nói những thứ tiếng xa lạ, chỉ có tôi là người duy nhất ngay cả tiếng phổ thông cũng nói không sõi, đến mức tôi còn không có can đảm mở miệng nói chuyện.
Thật ra tới tận bây giờ tôi vẫn cảm thấy mình là người ngoài cuộc.
Lúc đó, tôi một lòng muốn vượt qua núi lớn để ngắm nhìn thế giới bên ngoài, nhưng khi bước ra ngoài tôi lại không đủ can đảm để sống một cuộc sống như lúc còn ở thị trấn nhỏ.
Tôi dùng thời gian thật dài để lấy dũng khí ngẫng đầu lên nhưng cảm giác thân thuộc vĩnh viễn không tồn tại ở nơi này.
Mỗi lần đi dạo trong thành phố, tôi lại nhớ lại ngày đầu tiên đến đây, khi tôi mở miệng, khi mọi người nhìn trên dưới đánh giá tôi, tôi đều biết.
Tôi bị phán xét vì là người tỉnh lẻ từ quê lên. Không thể nói rõ được đó là ánh mắt khinh thường hay do nội tâm nhạy cảm và cô độc của tôi.
Đặt điện thoại xuống tôi tự đánh giá mình trong gương.
Tôi đã sớm mất đi sự non nớt, bây giờ giơ tay nhấc chân đều vô cùng tự nhiên, nói tiếng phổ thông trôi chảy, từ gương mặt có thể nhìn ra được sự tự tin.
Không ai có thể nghĩ rằng tôi sinh ra ở vùng Tây Bắc lạc hậu, cũng không ai có thể nghĩ cô gái này nhiều năm trước lại tự ti đến mức không thể ngẩng đầu hay mở miệng.
Những năm qua, tôi đã tích lũy cho mình kiến thức, dần dần trang bị cho mình phẩm giá, nhìn ra dáng một "dân thành phố".
Khi đạt được thứ mà mình từng mong muốn nhưng không thể có được, lúc đó sẽ phát hiện ra mình đã đánh mất vài thứ khác.
Dường như có điều gì đó đã thay đổi, nhưng lại giống như chẳng có gì thay đổi cả.
Không suy nghĩ thêm nữa, tôi cầm điện thoại lên bấm bàn phím tạch tạch.
"Giang Giai, chị cảm thấy mình đã thay đổi rất nhiều."
Tôi tắt điện thoại lại nhìn mình trong gương, quàng khăn quàng cổ, cầm chìa khóa, khoác túi lên lưng rồi bước ra khỏi cửa ký túc xá.
Ngay khi tôi bước ra khỏi tòa nhà, âm báo tin nhắn vang lên.
Giang Giai: "Sao thế?"
Cho đến rất lâu sau này, tôi vẫn luôn cảm thấy đây là một trong những tin nhắn quan trọng nhất cuộc đời mình.
Không phải nội dung đó quan trọng với tôi hay những tin nhắn này chiếm phần sự lớn quyết định của một số lựa chọn trong cuộc đời tôi.
Thật ra đều không phải.
Không biết mọi người có hiểu được hay không, sau khi trưởng thành, chúng ta sẽ có rất nhiều cảm xúc tích tụ, có thể là sa sút hoặc phấn khởi. Nhưng lại không có nơi nào để kể, nên kể với ai, và nếu kể ra thì giải quyết được chuyện gì? Đời người đường phải tự mình đi, chuyện phải tự mình quyết.
Cho nên mọi chuyện trong lòng rối bời, nhiệt huyết dâng trào bị dập tắt, không có nơi nào để trút ra.
Có thể là vào một đêm xa lạ hoặc trong một bữa tiệc xa hoa, cũng có thể là trong một tin nhắn có nội dung ngắn ngũn "Sao vậy?"
Ủy khuất nhiều năm tích tụ, những lời mà tôi không thể nói ra miệng bao lâu nay, trong nháy mắt không còn gì ngăn cản, tuôn ra như nước lũ.
Lúc đó vẫn là mùa đông, tôi có thể nghe thấy tiếng gió rít và tiếng lá rơi, trên tay gõ chữ hết dòng này đến dòng khác.
Cho đến khi tầm nhìn mờ đi.
Một mình tôi đứng trước cửa ký túc xá, xung quanh có người chậm rãi đi vào, có người vội vàng chạy ra, sẽ không ai vì tôi mà dừng lại. Giống như tôi đã bị thế giới vứt bỏ suốt thời gian qua vậy.
Tất cả cảm xúc đều hóa thành những chữ cái nho nhỏ, trút bỏ hết vào hộp tin nhắn hình vuông.
Gửi tin nhắn xong, tôi trực tiếp tắt điện thoại, bỗng nhiên cảm thấy áp lực mấy ngày nay được quét sạch, cầm khăn giấy lau nước mắt trên mặt, lần nữa hướng tòa nhà giảng dạy đi tới.
Người mang gánh nặng sẽ không bao giờ đi xa được.
Khi ngẩng đầu lên lần nữa thì mặt trời đã chiếu rực rỡ, có lẽ tôi quá tập trung nên không nhìn thấy tin nhắn của Giang Giai gửi tới.
Giang Giai: "Mọi chuyện đều qua rồi, không sao đâu."
Hình như ẻm tự cảm thấy mình có chút kiệm lời nên mười phút sau, Giang Giai lại gửi một tin nhắn khác.
Giang Giai: "Chị rất dũng cảm, cũng làm rất tốt rồi."
Tôi không khỏi bật cười, người đối diện đã bộc lộ rõ sự bối rối trong từng dòng chữ.
Ngược lại không giống giọng điệu của Giang Giai, cảm giác giống như một chàng trai trẻ đối diện với một cô gái đang khóc.
Tôi nhìn vào màn hình nhỏ của điện thoại di động, gõ từng chữ một: "Nói xong chị thấy dễ chịu hơn rất nhiều rồi. Thật may có Giang Giai ở bên chị những lúc như thế này."
Chờ hồi lâu, tin nhắn của Giang Gia tới.
Giang Giai: "Thật ra em vẫn luôn có chuyện này muốn nói."
Lúc ẻm tính nói gì đó, tôi chợt nhớ ra là mình sắp phải tham gia buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, còn có cuộc vấn đáp sau đó, mà tôi còn chưa có bộ âu phục nào.
Điểm vấn đáp của Giang Giai luôn rất cao nên tôi quyết định hỏi xem ẻm mặc gì cho phù hợp.
Tôi trực tiếp hỏi: "Giang Giai, chị nên mặc gì khi tham gia vấn đáp? Cho chị chút lựa chọn để tham khảo đi."
Hình như tôi đột nhiên hỏi vậy nên Giang Giai bị gián đoạn, ẻm có chút mê mang.
Ẻm trả lời "??"
Tôi kiên nhẫn tiếp tục giải thích.
"Thì bình thường thi vấn đáp em mặc kiểu gì á? Âu phục màu gì, mặc váy hay quần?"
Giang Giai: "...Có lẽ là tây trang gồm váy đen và áo đen?"
Tôi cẩn thận suy nghĩ một chút về dáng vẻ Giang Giai cả người diện một cây đen, sao giống như đi dự đám tang chứ không phải đi thi vấn đáp nhỉ.
Tôi kiên quyết phản đối: "Không được đâu, thế này trông khó coi lắm. Diện nguyên cây đen vậy có nghiêm túc quá không?"
Giang Giai: "..."
"Chị nghĩ là nên mặc một bộ âu phục màu kem, như vậy sẽ gây ấn tượng với giám khảo chấm thi. Nghĩ thử xem, mọi người đều mặc màu đen, mình chị mặc màu kem chẳng phải nổi bật nhất sao. Chắc chắn sẽ qua!"
Giang Gia: "Chị chắc không?"
Tôi gật đầu tự tin, tạch tạch tạch: "Tất nhiên!"
Giang Gia: "Được rồi"
Giang Giai chắc hẳn là đồng ý với ý kiến của tôi, tôi hài lòng gật đầu, cất điện thoại rồi lao về phía phòng máy tính hoàn thành luận văn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.