Tôi Là Thầy Khai Quang

Chương 272: Đào mộ




Hoàng Tiểu Tinh hỏi ông cụ: “Tại sao không được đào lên?”
Ông già đó là ông Lý, đã gần tám mươi tuổi. Mấy chục năm trước, hồi ông còn trẻ, ông cũng từng làm trưởng thôn vài năm.
Lần trước lúc tôi đi nghe ngóng chuyện về đền thờ cũng đã đến hỏi ông. Chính ông là người kể chi tiết nhất cho tôi nghe.
Ông Lý chỉ vào mảnh đất trống trước mặt, nói: “Trước đây nơi này là đền thờ, nơi dân làng đặt bài vị của người đã khuất và đến cúng bái. Hơn bốn mươi năm trước, ở đây đã xảy ra một chuyện lạ”.
“Năm đó, trong thôn có hộ xây nhà, mời một đạo sĩ xem phong thuỷ đến”.
“Đạo sĩ đó đi xem phong thuỷ cho thôn ta, lúc đi qua đền thờ thì dừng lại, nói rằng nơi này có vấn đề, phải làm một pháp sự để hoá giải”.
“Mới làm được một nửa thì tất cả bài vị trong đền thờ đều đổ ập xuống...”, sắc mặt ông Lý đột nhiên trở nên đáng sợ, sau đó nói tiếp: “Đạo sĩ kia thì thất khướu đổ máu, chết vô cùng thê thảm”.
“Đạo sĩ đó nói với chúng tôi, phải tránh xa đền thờ, đừng dùng nó nữa”.
“Tuyệt đối không được đào nó lên”.
Hoàng Tiểu Tinh cau mày, nói: “Ông già, có chuyện như thế sao?”
Ông ấy vô cùng chắc chắn, nói: “Chuyện này do những bậc cha chú trong thôn tận mắt nhìn thấy, lúc đó còn có mười mấy dân làng nữa, tất nhiên là thật rồi”.
“Bây giờ chỉ mới một đêm đã xảy ra chuyện quái dị thế này, tôi khuyên các cậu đừng đào thêm nữa”.
“Để tránh lại có thêm chuyện kỳ quái gì xảy ra, gây hoạ cho thôn”.
Lúc này, có một bô lão trong thôn cũng lên tiếng: “Năm đó tôi đã bảy tám tuổi gì đó, lúc đạo sĩ đó làm pháp sự, tôi cũng có mặt. Những gì ông Lý nói đều là sự thật”.
“Sau khi xảy ra chuyện như thế, ngày hôm sau... tất cả gia cầm của các hộ trong thôn như gà vịt ngan đều chết, ngay cả trâu, dê cũng chết hết”.
“Chết rất kỳ lạ, bác sĩ thú y đến kiểm tra nhưng cũng không thấy có gì bất thường”.
“Sau đó, mọi người đều cho rằng trong đền thờ có thứ gì đó không sạch sẽ, nên mới bỏ hoang nó”.
Người bên cạnh cũng lên tiếng: “Đúng thế, hồi tôi còn nhỏ cũng từng nghe người trong thôn kể chuyện này. Dần dần mọi người lại quên nó đi”.
“Cứ tưởng rằng nơi này không sao nữa rồi... Ai mà ngờ được... Lại có chuyện kỳ quái thế này chứ”.
Những người khác cũng bắt đầu xì xào bàn tán, nghe những chuyện này xong thì lại càng lo lắng sợ hãi.
Thậm chí có người còn nói nơi này có thứ gì đó không sạch sẽ.
Tôi cực kỳ bối rối, tại sao dân làng lại kéo đến đây? Hoàng Tiểu Tinh làm việc kiểu gì vậy? Cái biển cấm ở cửa chỉ để trưng thôi à?
“Mọi người đừng cãi nhau nữa!”, Hoàng Tiểu Tinh yêu cầu mọi người trật tự, sau đó nói: “Nếu bên dưới có vấn đề gì, cứ đào lên là biết ngay thôi”.
“Những thứ không sạch sẽ mà mọi người vừa nhắc đến cũng chỉ là vô căn cứ!”
“Mọi người giải tán hết đi, chuyện ở đây cứ giao cho chúng tôi”.
“Không được đào!”, ông Lý ngăn cản chúng tôi, các nếp nhăn trên mặt xô lại với nhau, miệng khuyên can không ngừng: “Các cậu nhất định phải tin những chuyện này!”
“Các cậu muốn xây phòng khám thì có thể chọn nơi khác, không được động đến đền thờ và khu đất xung quanh”.
Hoàng Tiểu Tinh đã có chút mất kiên nhẫn, nói: “Ông Lý, nếu không xây được ở đây thì sao ông không nói sớm? Lúc đó mấy người ở đâu mà không lên tiếng?”
“Bây giờ đã lên bản đồ quy hoạch xong hết rồi, tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng, công nhân đã khởi công, không phải ông nói không đào là không đào đâu”.
“Chuyện ở đây ông không cần lo, chúng tôi sẽ xử lý”.
“Còn nữa, đây là nơi thi công, sau này dân làng đừng bước vào, chẳng lẽ mọi người không thấy tấm biển ở ngoài cửa à?”
Ông Lý vội nói: “Ai mà ngờ được sẽ xảy ra chuyện kỳ quái như thế chứ? Sự việc kia trôi qua mấy chục năm rồi, dân làng cũng bình yên mấy chục năm rồi, nào có xảy ra chuyện lạ gì đâu”.
“Bây giờ xảy ra cơ sự này, mọi người mới nhớ lại chuyện năm đó. Chúng ta phải dừng lại ngay. Trưởng thôn, mấy hôm trước cậu đến tìm tôi đã hỏi thăm chuyện này rồi, cậu nói gì đi chứ!”
Ông Lý cầu cứu tôi, tôi nói: “Ông Lý, ông đừng lo, chuyện này tôi tin ông và tin dân làng”.
“Nhưng... Chúng ta phải tin khoa học. Bất cứ chuyện kỳ quái nào cũng có thể dùng khoa học để giải thích. Tôi tin sau khi đào nền đền thờ lên, chúng ta sẽ có câu trả lời”.
Tôi nói tiếp: “Mọi người tản đi thôi, chuyện này do Hoàng Tiểu Tinh phụ trách, bây giờ kế hoạch thi công đã sẵn sàng hết rồi”.
“Chúng tôi sẽ ở đây theo dõi, không để xảy ra bất cứ chuyện gì hết”.
Thấy tôi đứng về phía Hoàng Tiểu Tinh, ông Lý vô cùng thất vọng.
Ông ấy thở dài một hơi, bất lực nói: “Không nghe lời người lớn tuổi, chắc chắn sẽ chuốc hoạ vào thân. Nếu các cậu cứ cố chấp muốn đào thì tôi cũng không ngăn được. Nếu có chuyện gì xảy ra, các cậu đừng hối hận”.
Ông Lý và dân làng bắt đầu tản đi, Hoàng Tiểu Tinh lập tức bảo công nhân làm việc.
Đám công nhân người nọ nhìn người kia, ai cũng do dự.
Hoàng Tiểu Tinh nói: “Có gì phải sợ? Các người làm bao nhiêu việc rồi chứ có phải chưa từng đào móng nhà đâu. Đừng nói là mấy chuyện dân làng vừa kể làm mấy người sợ đấy nhé?”
Một công nhân trong số đó đáp: “Thà tin là có còn hơn tin là không. Huống chi việc này quả thực quá quái dị, lương chúng tôi một ngày một trăm tệ, lỡ mà có chuyện gì thì thiệt lắm”.
“Tôi... không muốn làm nữa”.
Một công nhân khác cũng nói: “Nhà tôi còn mẹ già con nhỏ, nếu tôi có mệnh hệ gì thật thì họ sống thế nào?”
Những công nhân khác cũng tỏ vẻ không muốn làm nữa.
Hoàng Tiểu Tinh tức giận nói: “Lúc tôi mời mấy người đến đây đã thoả thuận xong hết rồi, bây giờ đùng cái bảo không làm nữa, tôi đi đâu kiếm được ngần này công nhân!”
“Hơn nữa mấy người mua bảo hiểm rồi mà, sợ cái gì?”
“Đàn ông sức dài vai rộng mà lại đi sợ mấy thứ này!”
Tôi cứ nghĩ mấy công nhân này là người của Hoàng Tiểu Tinh, giờ xem ra đúng là anh ta thuê công nhân ở bên ngoài rồi.
“Anh Tiểu Tinh, anh đừng giận”, tôi nói: “Để tôi giải quyết”.
Tôi nói với mười mấy công nhân kia: “Mỗi người một ngày ba trăm tệ, thế nào?”
Đám công nhân nghe thế thì mắt sáng rực lên, tôi nói: “Thế nào? Còn chưa đủ hả? Thế thì năm trăm đi”.
Với tôi, tiền không thành vấn đề.
Họ nghe thế thì đồng ý ngay, bày tỏ hoàn toàn không vấn đề gì.
Tôi nói: “Tôi phải nói trước, bây giờ các anh đã đồng ý với tôi, tôi sẽ đưa tiền ngay. Sau khi nhận tiền xong thì phải làm việc, nếu còn đưa ra yêu cầu nào quá đáng hoặc bỏ không làm nữa thì phải nôn hết tiền ra cho tôi!”
Những công nhân đó bảo tôi yên tâm, chỉ cần tiền công hậu hĩnh thì chắc chắn không vấn đề gì.
Xong việc, Hoàng Tiểu Tinh nhìn tôi ra điều bối rối, tôi nói với anh ta: “Tiền của tôi, anh không cần lo”.
Hoàng Tiểu Tinh lại cười ngay, nói: “Vẫn là trưởng thôn chu đáo nhất”.
Thôn chúng tôi khá nghèo, bình thường toàn là dân làng tự đào móng, sáu người làm trong một ngày có thể đào xong móng cho ba căn phòng. Nhưng nếu dùng máy xúc thì chỉ cần hai tiếng là xong.
Tất nhiên, mục đích của chúng tôi không phải đào móng, mà là đào mộ!
Nơi này trước đây là đền thờ, chắc chắn bên dưới đã có móng rồi.
Công nhân điều khiển một chiếc máy xúc đến bắt đầu đào, tôi và Hoàng Tiểu Tinh đứng bên cạnh quan sát.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.