Tôi Là Thầy Khai Quang

Chương 94: Mua điện thoại




Tất nhiên, chưa đến bước cuối cùng thì tôi sẽ không làm như vậy, tôi chưa từng nghĩ đến việc giết người.
Sau khi xe đến cổng thị trấn, hai bố con Trương Vân Sơn bỏ tôi lại bên đường rồi nghênh ngang lái xe bỏ đi.
Nghĩ đến bộ mặt ghê tởm của bố con họ, tôi lại cảm thấy buồn nôn.
Tôi chỉ thuê một căn phòng trong thị trấn với giá 10 tệ một đêm để ở, đó là một phòng trong nhà dân, rất sạch sẽ, nhưng lại không có thêm bất cứ thứ gì.
Tôi nằm trên giường và suy nghĩ về rất nhiều thứ.
Sáng sớm hôm sau, tôi dậy mua mấy cái bánh bao bên đường để ăn, sau đó đến cửa hàng điện thoại di động lớn nhất thị trấn.
Tôi phải mua một chiếc điện thoại di động để tiện liên lạc với bạn bè, hơn nữa tôi cũng cần phải liên lạc với viện trưởng Lưu, trước đây tôi không có tiền, bây giờ trong túi tôi có hơn 3000 tệ, dư sức để mua điện thoại di động.
Sau khi bước vào cửa hàng, chỉ có một vài người trong cửa hàng đang cúi đầu nghịch điện thoại của họ.
Năm cô nhân viên ở quầy bán hàng liếc nhìn tôi một cái rồi không thèm để ý đến tôi nữa.
"Tôi muốn mua một chiếc điện thoại di động, cô có thể giới thiệu cho tôi một vài mẫu điện thoại di động phù hợp với giới trẻ không?" Tôi nói, sau đó có một người phụ nữ khoảng ba mươi tuổi bước đến tiếp tôi.
Người phụ nữ có chút mất kiên nhẫn nói: "Điện thoại di động đều được bày trên quầy, trên đó có ghi giá cả, cậu tự xem đi".
Thái độ gì vậy? Tôi tới mua hàng mà bọn họ phục vụ kiểu gì vậy?
Tôi bắt được ánh mắt của người phụ nữ kia, trong lòng cô ta đang thầm coi thường tôi: "Trông bộ dạng rách rưới thế kia chắc cũng chỉ là một kẻ nghèo khổ ở thôn Lâm Thủy, còn bày đặt mua điện thoại quái gi chứ?".
Trong lòng tôi rất khó chịu nhưng cũng không biểu hiện ra ngoài, dù sao đó cũng chỉ là suy nghĩ trong lòng của người phụ nữ kia chứ cô ta không nói ra.
Quần áo tôi mặc đều là hàng vỉa hè, hoặc là quần áo mà người dân trong thôn không cần tới, có bộ quần áo thì tôi mua ở chợ trong thị trấn, một bộ quần áo chỉ khoảng 20 đến 30 tệ.
Có loại điện thoại di động có giá hơn một trăm tệ, có loại hơn một nghìn tệ, có loại cả mấy nghìn tệ.
Tôi không hiểu về điện thoại di động lắm, vì vậy sau khi xem qua một lượt, tôi ưng một chiếc điện thoại cảm ứng màu đỏ, giống hệt của Lâm Ngọc Lam.
Trên có ghi giá 880 tệ.
Thật sự quá đắt! Nhà Trần Kế Văn rất giàu có, những thứ họ mua cho hôn lễ chắc chắn cũng rất đắt tiền. Ban đầu tôi định mua một chiếc điện thoại di động trị giá hơn 100 tệ để dùng tạm, nhưng tôi thích chiếc điện thoại này.
Lâm Ngọc Lam sử dụng màu đỏ, vậy tôi muốn mua một chiếc màu xanh lam, vừa hay làm điện thoại đôi.
Hơn một nghìn nhân dân tệ mà Viên Khắc Lương và Trần Thái Linh đưa vẫn còn nằm trong túi của tôi, trưởng thôn cũ đã đưa cho tôi hai nghìn tệ, nhưng tôi không có ý định sử dụng số tiền đó.
Tôi nói: "Phiền chị lấy cho tôi xem chiếc điện thoại này và nói cho tôi biết chức năng của nó".
Tôi chưa từng mua điện thoại di động bao giờ và cũng không biết sử dụng nhiều, người dân trong thôn tôi rất nghèo, họ đều ở nhà làm nghề nông, rất ít người sử dụng điện thoại di động.
Người phụ nữ vẻ mặt lạnh lùng nói: "Chiếc điện thoại này cậu mua nổi không? Nếu cậu chắc chắn mua, tôi sẽ lấy ra cho cậu xem, nếu không mua thì xem như vậy là được rồi".
Tôi lập tức cảm thấy khó chịu, nói: "Không mua thì không được xem sao? Mua điện thoại di động chẳng phải cũng giống mua quần áo sao? Tôi phải xem chức năng của nó thế nào, nếu thích sẽ mua, nếu không thích thì đương nhiên tôi sẽ không mua".
Người phụ nữ liếc nhìn tôi một cái, nói: "Loại người cái gì cũng mù tịt như cậu tôi gặp rất nhiều rồi. Cậu chỉ đến xem rồi đi phải không? Cậu có tiền không?"
Tôi bị người ta khinh thường, người bán hàng nghĩ rằng tôi đến đây không phải để mua điện thoại di động mà chỉ để ngó ngàng rồi đi.
Trước đây, mỗi lần ngồi xe ba gác của người dân trong làng lên thị trấn họp chợ, quả thực tôi có ghé qua cửa hàng điện thoại di động, chỉ loanh quanh ngắm nghía rồi đến mấy cửa hàng quần áo, giày dép, xem đến mê mệt nhưng tôi chưa dám bỏ tiền ra mua bao giờ vì tôi không có tiền.
"Ai nói tôi không có tiền?", tôi rất khó chịu, "Lấy điện thoại ra cho tôi xem. Nếu chị không lấy ra, tôi sẽ khiếu nại chị!"
Người phụ nữ nghe tôi nói vậy, trên mặt lộ ra vẻ tức giận, nói: "Đồ quê mùa, có phải cậu đến đây để gây chuyện hay không? Không có tiền thì mau cút đi, ở đây không hoan nghênh cậu!"
Một số nhân viên bán hàng khác không quan tâm đến chuyện này.
Vừa nghe đến từ "Cút", trong lòng tôi lập tức bùng lên cơn giận, tôi nắm chặt tay đấm vào quầy, hét lên: "Đừng có khinh thường người khác, ông đây có tiền!"
Tôi vung bừa tay ra, chỉ dùng sức một chút nhưng mặt kính trên quầy đã vỡ ra thành từng mảnh thủy tinh nhỏ...
Tôi sững sờ rồi chợt hiểu ra, sau vài lần hút âm khí, sức lực của tôi bây giờ lớn hơn rất nhiều, lớn gấp mấy lần người thường, chỉ cần một cái chạm nhẹ là có thể đập vỡ cả quầy này.
Người phụ nữ bị tôi dọa sợ, trên khuôn mặt của những người bán hàng khác cũng hiện lên vẻ lo lắng và sợ hãi.
"Có chuyện gì vậy?", đúng lúc này có một cô gái xinh đẹp bước xuống cầu thang.
Cô ấy trông chỉ khoảng hơn hai mươi tuổi, cao khoảng 1 mét 7, chiếc quần da đen ôm sát lấy đôi chân thon dài, chiếc áo khoác ngoài làm nổi bật dáng người hoàn hảo của cô ấy. Đặc biệt là đôi gò bồng căng tròn như sắp lộ ra ngoài, rung rinh khi cô ấy bước đi..
Cô ấy có khuôn mặt hình trái xoan tiêu chuẩn, lông mày lá liễu, miệng nhỏ anh đào, trên mặt không chút son phấn, đẹp không tì vết.
Cô ấy quả thực rất xinh đẹp, đó là một vẻ đẹp rất tinh tế, cách ăn mặc cũng toát lên sự trẻ trung, những cô gái ở thôn tôi không thể sánh bằng.
"Giám đốc".
"Giám đốc...".
Nhân viên bán hàng đồng thanh chào hỏi người đẹp, tôi vô cùng ngạc nhiên, người đẹp kia hóa ra lại là chủ cửa hàng điện thoại di động này.
Cửa hàng điện thoại di động này nằm ở khu sầm uất của thị trấn, nghe nói là do chủ tịch xã chúng ta mở, sao lại là một cô gái trẻ tuổi như vậy được?
Sắc mặt của nhân viên bán hàng cực kỳ khó coi, cô ta nói với người đẹp: "Khách hàng này sau khi bước vào không mua điện thoại mà liên tục gây rối ở đây từ ban nãy".
"Tôi đã bảo cậu ta rời đi, sau đó cậu ta nổi cơn tam bành rồi làm vỡ kính trong quầy của chúng ta".
Đúng là kẻ vừa ăn cắp vừa la làng, tôi lên tiếng: "Ai nói tôi không mua điện thoại?"
Tôi móc trong ngực ra ba nghìn tệ, ném lên quầy, nói: "Ai nói với chị là tôi không có tiền?"
Nhìn thấy một xấp tiền trên quầy, nhân viên bán hàng kia lập tức thay đổi sắc mặt.
Tôi nói với cô giám đốc xinh đẹp: "Các cô ở đây làm ăn kiểu gì vậy? Tôi yêu cầu nhân viên bán hàng giải thích tính năng của điện thoại cho tôi".
"Nhân viên bán hàng của cửa hàng cô đã cản trở tôi bằng mọi cách, hơn nữa còn khích bác tôi".
"Cô ta còn đuổi tôi đi".
"Thử hỏi có cửa hàng nào làm ăn như vậy không?"
"Tôi chỉ ăn mặc hơi giản dị thôi, như vậy đâu có nghĩa là tôi không có tiền?"
Nhân viên bán hàng vội vàng nói: "Hiểu lầm, đều là hiểu lầm, mọi chuyện không phải như vậy, tôi thường xuyên gặp phải mấy người vào xem điện thoại di động nửa tiếng thậm chí một tiếng đồng hồ, tốn rất nhiều thời gian của chúng tôi, nhưng sau đó họ lại bỏ đi mà không mua điện thoại".
"Thưa anh, tôi xin lỗi, là lỗi của tôi, xin lỗi anh".
Người đẹp bước đến cạnh máy tính giám sát rồi tua lại cảnh vừa xảy ra ban nãy, cô ấy xem một lúc rồi nói với nhân viên bán hàng: "Cô lập tức thu dọn đồ đạc rồi đến phòng kế toán quyết toán tiền lương".
"Từ mai cô không cần tới đây làm việc nữa!"
Tôi không ngờ rằng giám đốc lại hoàn toàn đứng về phía tôi mà trực tiếp sa thải nhân viên bán hàng.
Sắc mặt nhân viên bán hàng lập tức tái xanh, cô ta vội nói: "Giám đốc, không phải vậy đâu, giám đốc, tôi đã làm việc ở đây hơn hai năm rồi, tôi làm việc luôn biết giữ chừng mực, giám đốc...".
Nhân viên bán hàng sợ hãi đến nỗi sắp phát khóc.
Người đẹp lạnh lùng nói: "Là nhân viên bán hàng, khách hàng là Thượng đế của chúng ta, khác hàng có bất kỳ yêu cầu nào đối với hàng hóa, chúng ta đều phải đáp ứng họ, phải giới thiệu cụ thể, tỉ mỉ cho họ về sản phẩm của chúng ta".
"Lẽ nào cô chưa được đào tạo sao?"
"Lập tức rời khỏi đây, tôi không muốn nhìn thấy cô nữa!"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.