*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
Năm đó, La Cường trải qua sinh nhật thứ 40 của mình trong nhà tù mới.
Sinh nhật bốn mươi tuổi, đã không phải là tuổi có thể viết thiệp chúc mừng sinh nhật. Thiệu Quân đến cửa hàng bánh kem ngon nhất thành phố "Mỹ Vị", bỏ ra 300 tệ mua một ổ bánh thật lớn cho La Cường.
Lúc riêng tư, La Cường chọc anh: "Ưu ái ông đây như thế, lỡ sau này người nào trong đội có sinh nhật cũng phải bỏ tiền túi ra mua như thế thì sao?"
Thiệu Quân chẳng quân tâm, nói: "Bỏ tiền túi thì bỏ tiền túi. Anh lâu lắm mới có lại một sinh nhật tròn chục mà, anh không thể ra ngoài, em phải làm gì cho anh chứ?"
"Cùng lắm sau này sinh nhật người nào trong đội em cũng mua cái bánh ngọt lớn thôi mà, cũng đáng."
Thiệu Quân lẩm bẩm, khóe miệng cong lên đắc ý.
La Cường nhìn người thanh niên này thật sâu, không nói gì.
Lúc đó, trái tim hắn chợt chùng xuống, hắn bắt đầu đếm ngón tay, vài tháng nữa là Tam Màn thầu tròn hai mươi bảy tuổi.
Hắn vẫn phải ở trong nhà tù Thanh Hà mười hai năm (một năm trong trại tạm giam cũng được tính vào bản án), còn Tam Màn thầu thì sao? Thiệu Tiểu Tam gia có thể ở trong nhà tù Thanh Hà bao nhiêu năm? Ngày nào đó không thể chịu nổi nữa, người này sẽ lẳng lặng quay người rời đi.
La Cường tới bây giờ cũng chưa cho Thiệu Quân một lời hứa, cũng như không quan tâm đến việc anh chưa bao giờ yêu cầu hắn một lời hứa.
Cả hai thậm chí chưa bao giờ trải qua một lần tỏ tình, móc móc ngón tay nhau, mặt đỏ bừng hỏi: "Chúng ta rất hợp nhau. Chúng ta thành đôi nhé?" Giữa họ sẽ không bao giờ có chuyện đó, mà dường như cũng không cần nó.
Tình cảm này, đã nhận được, và sẽ dùng cả đời để hưởng thụ, khắc cốt ghi tâm. La Cường không muốn dùng một vài lời hứa hẹn chót lưỡi đầu môi để giam cầm một nửa cuộc đời của Thiệu Quân. Thanh xuân của một người thanh niên, trẻ trung nhất, tràn đầy nhựa sống nhất, mất đi rồi sao có thể tìm lại?
Bản thân La Cường đã bị trì hoãn, hắn không muốn mình lại đi trì hoãn một người khác. Một ngày nào đó nếu người thanh niên này muốn rời đi, hắn sẽ không bao giờ ngăn cản, níu lấy. Mà cả, nếu anh muốn đi, hắn cũng không thể ngăn cản.
Phòng sinh hoạt nhỏ tối hôm đó rất náo nhiệt, xem tivi xong mọi người cùng cắt bánh, ăn bánh. Chiếc bánh kem trái cây vừa ngọt vừa mềm, quả thực ăn rất ngon, một đám sói đói được ăn thỏa thích.
Thiệu Quân nháy mắt với ban phó ban bảy, Thuận Tử tuân lệnh, nhanh chóng múc một phần kem trong khay, một chưởng chụp vào mặt nhân vật chính của buổi sinh nhật.
"Này! Cái tụi này..."
La Cường cũng không vừa, hắn quẹt kem lên tay, lao vào đám người, vài người xung quanh hắn lập tức bị trúng chiêu. Thiệu Quân ngồi xem náo nhiệt, cặp chân dài gác lên bàn, đầu têu la ó, lập tức bị bàn tay to của La Cường tấn công.
Khuôn mặt đẹp trai của Thiệu Tam gia dính đầy kem, anh đội mũ cảnh sát ra khỏi căn phòng nhộn nhịp, phía sau có người nào đó bám theo anh...
Trong nhà vệ sinh tối tăm và vắng vẻ, ở góc nhỏ mà máy quay không thể quan sát được, La Cường đè nặng lên người Thiệu Quân, ôm lấy mặt anh. Cả hai dùng lưỡi từng li từng tí liếm đi lớp kem trên mặt và cổ của nhau, rồi dời đến đôi môi, mút mạnh, hôn nhau, nước bọt ngọt như kem chảy dài theo khóe miệng....
Thiệu Quân hôn lên mắt và lông mày của La Cường.
La Cường từ từ cúi đầu, vùi mặt vào ngực Thiệu Quân, áp môi mình vào vị trí trái tim anh, hôn thật mạnh.
Đông qua xuân đến, nông trại Thanh Hà ở ngoại ô Bắc Kinh bước sang năm mới.
Một năm đó thật lắm biến động, có quá nhiều chuyện xảy ra, nhỏ thì là chuyện trong nhà tù này, lớn thì là chuyện của cả nước đất nước, làm mọi người ai cũng nhớ suốt đời.
Gần đây nhà tù Thanh Hà sóng yên gió lặng, các tù nhân ở khu nhà giam số 3 hưởng thụ cuộc sống, hòa thuận vui vẻ. Mỗi ngày lúc ăn cơm trưa và tối, một nhóm đông ban bảy và ban ba không giao du với ai, trước đây cũng đánh nhau rất nhiều, giờ thời thế đột ngột thay đổi, hai ban này không chỉ bỗng ngừng đánh nhau mà lại còn quây quần ấm áp ngồi chung một bàn.
Những người trong ban khác đều lén lút xì xào bàn tán, mặt trời trong trang trại Thanh Hà mọc đằng tây rồi. Dạ Xoa vương và Diêm Vương ở khu nhà tù số ba đình chiến, bắt tay làm hòa.
Cũng có người cho rằng, tất cả là nhờ Thiệu Tam gia của đại đội họ thật trâu bò, làm rất tốt công tác giáo dục tư tưởng, lải nhải mỗi ngày bên tai như Đường Tăng niệm chú, làm những tên cứng đầu kia phục tùng.
Hai ông lớn Lão chốc đầu và La Lão nhị thường châu đầu vào nhau tán dóc, kể về những chuyện giang hồ ngày ấy trên Phố triển lãm, Cửa Đức Thắng, Thái Thị Môn, chợ bán thức ăn...về thành phố Bắc Kinh của 20 năm trước, về Lão tam giới và các hoạt động thể thao trong những năm 70, hay nói về trận động đất vẫn còn trong thời thơ ấu, nói về cha mẹ già đã qua đời.
(*) Phố triển lãm:
(*) Cửa Đức Thắng:
(*) Thái Thị Môn (chỗ này hồi nhà Thanh là chỗ chém đầu xử tội trước công chúng)
(*) Lão tam giới: Chỉ các học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông Trung Hoa vào các năm 1966, 1967 và 1968. Ba năm này, Trung Quốc bị mắc kẹt trong sự hỗn loạn của "Cách mạng Văn hóa", các trường đại học ngừng tuyển sinh.
Hai người nói chuyện thân thiện, đàn em dưới trướng cũng cùng ngồi vào bàn, hi hi ha ha giao lưu. Đánh bài trong ký túc xá cuối tuần, hai ban giúp nhau che giấu. Trong giải đấu bóng của nhà tù, người ban này thậm chí còn cổ vũ cho ban kia.
Vương Báo ban đầu vẫn chưa chịu thôi, Lại Hồng Binh đã từng dằn mặt Vương Báo trong ngục, bóp gáy gã, nói: "Thằng nhãi, tao cho mày biết, ông già tao còn trong buồng giam này ngày nào, thì ngày đó mày đừng hòng gây chuyện với ban bảy."
"Mày muốn gây chuyện với ban bảy, thì chờ La lão nhị ra tù, rời khỏi Thanh Hà, lúc đó muốn làm gì thì làm."
Vương Báo nói: "Còn năm năm nữa tôi ra ngoài rồi, La Lão nhị còn hơn mười năm. Trước khi hắn ra tù thì tôi ra trước rồi!"
Lại Hồng Binh giễu cợt nói: "Đúng vậy, mày cứ ngoan ngoãn hết năm năm với bố mày đây, sau đó cuốn gói cút xéo đi, đừng làm trò, đừng gây sự, ráng mà giữ hai tay mày. Tao cảnh cáo mày, mày mà gây sự với La Cường, tao chém mày chết trước. "
Buổi tối, một nhóm lớn hơn 100 người ngồi trong phòng sinh hoạt xem chương trình tin tức của ngày như thường lệ.
Đó là ngày 12 tháng 5. Bầu trời bên ngoài cửa sổ vẫn như thường lệ, không có bao nhiêu ngôi sao. Chỉ số ô nhiễm không khí ở mức trung bình. Mặt trăng ló một nửa khuôn mặt. Một ngày bình thường như bao ngày.
Nhưng cũng là đêm hôm đó, nữ phát thanh viên CCTV đôi mắt đỏ hoe, giọng nói nghẹn ngào, cô phát đi một thông điệp nặng nề đến khán giả cả nước, một trận động đất lớn đã xảy ra. Cảnh quay của chương trình chuyển sang hình ảnh núi sông xô lệch, và các tòa nhà cao tầng của thành phố thịnh vượng trước đây bị đổ nát, khắp nơi vang lên tiếng kêu khóc sinh ly tử biệt.
Dãy phòng học các trường cấp hai ở Thành Đô sụp đổ, đình trúc trên núi Thanh Thành cũng sụp, đường xá Bắc Xuyên như một con rồng bị bóp nát đến biến dị đan xen trên những ngọn núi, hết làng này sang làng khác bị nhấn chìm bởi những vết nứt do động đất... trước thảm họa kinh hoàng, mọi người đều sững sờ, không nói nên lời, hình ảnh những xác chết vặn vẹo nằm ngổn ngang khắp mặt đất khiến ai cũng phải đau đớn.
"Đó là tòa nhà cửa hàng bách hóa quận của tôi và ký túc xá nhân viên cục lương thực! Nhà của tôi ở đó, nó sụp rôi, tòa nhà sụp rồi!!!"
Trong phòng đột nhiên vang lên một tiếng tru khàn cả giọng, là Thuận Tử của ban bảy họ.
"Trường tiểu học sụp, trường tiểu học sụp mất rồi! A A A!!!!!!!!!!!!!!!!!!"
Thuận Tử hét lên một tiếng thê lương, quay người chạy ra khỏi cửa, như phát điên.
Thiệu Quân quay đầu định chạy theo nhung ngay lập tức La Cường đã trở tay trước, túm lấy cổ anh ta từ phía sau, hai người quấn vào nhau như đang ẩu đả, rồi cùng một lực quán tính rất lớn ngã xuống đất.
La Cường đè cơ thể rắn chắc của mình lên Thuận Tử, giữ chặt anh ta lại, vội vàng kêu lên: "Thuận Tử, Thuận Tử! Đừng làm loạn, đừng chạy lung tung, mọi người đều ở đây."
Thuận Tử đỏ hoe mắt, ngón tay kẹp cổ La Cường bấu vào da thịt: "Trường tiểu học sụp rồi! Tôi nhìn thấy tòa nhà hai tầng màu trắng có quốc kỳ! Con gái tôi ở bên trong, con gái tôi ở bên trong nó. A a a!!!!!!!!!!!!!!! "
Thiệu Quân và La Cường cùng nhau ghìm chặt anh ta lại, nâng đi, để lại một phòng người ngồi ngơ ngác, ai nấy đều cảm thấy rất khó chịu.
Niềm hy vọng to lớn nhất còn đọng lại trong lòng những người đang trong tù là có thể được ra ngoài đoàn tụ với người thân.
Ngày thứ hai, trưởng trại giam họp ban khẩn cấp để thống kê danh sách các tù nhân quê quán Tứ Xuyên trong trại giam, địa chỉ nhà, thân nhân của họ.
Có người đề nghị: "Mấy ngày nay đừng để tù nhân xem tin tức được không?...Thảm quá, tôi còn không xem được, người nhà của họ ở đó, lỡ xem TV thấy đào xác người thân lên, sẽ hóa điên mất."
Trưởng nhà giam nói: "Chúng ta vẫn phải xem tin tức, đó là quy định của các nhà giam toàn quốc, nhưng mấy người quê Tứ Xuyên đừng để họ xem. Không thể quay về nhà chỉ có thể lo lắng suông, lại xem nữa thì sợ phát điên thật.. Những người này tách riêng họ ra để theo dõi, thêm một người an ủi bên cạnh nữa. "
Trưởng nhà giam chỉ vào Thiệu Quân: "Tiểu Thiệu, Trần Hữu Thuận của đội các cậu, để mắt tới anh ta 24 giờ cả ngày lẫn đêm. Đừng để anh ta nghĩ quẩn mà làm chuyện nông nổi!"
Thiệu Quân hỏi: "Có tin tức gì về gia đình Trần Hữu Thuận chưa? mọi thứ đều ổn chứ? Có thể giúp anh ta liên lạc với người nhà không?"
Trưởng nhà giam: "Gia đình anh ta ở đâu?"
Thiệu Quân: "Một thị trấn phía dưới Thập Phương."
Trưởng nhà giam nhìn những tài liệu trong tay, dừng một chút rồi nói: "Nghe nói Thập Phương là vùng chịu nhiều thiệt hại, thương vong cao, không lạc quan lắm đâu... Cậu nên đi chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đi. "
Trưởng nhà giam thông cảm, sắp xếp làm những món ngon trong nhà ăn trong những ngày này, như cá chép chua ngọt, bò kho, thịt viên Tây Tứ mà các tù nhân chưa bao giờ ăn bao giờ, để an ủi, xoa dịu cảm xúc của họ.
Vào ngày quốc tang, mọi thứ đều tang thương, không khí trong ngục ngày nào cũng nặng nề. Con số thương vong được đưa tin trên TV tăng gấp đôi mỗi ngày, các trường học, nhà cao tầng bị biến thành đống đổ nát, và những thi thể trẻ lạnh lẽo được đào lên từ đống đổ nát ấy.
Trần Hữu Thuận được đưa vào một căn phòng riêng cùng với ban trưởng của mình.
Thiệu Quân nghĩ tới nghĩ lui, quyết định để La Cường đi chăm sóc Thuận Tử. Người duy nhất anh tin tưởng lúc này là La Cường. Ngưởi khác anh không tin tưởng được, và cả nếu có tai nạn xảy ra, người khác cũng không thể xử lý, không đánh lại được.
La Cường và Thuận Tử dựa vào một chiếc giường, người ở đầu giường người ở đuôi giường, im lặng hút thuốc.
La Cường hỏi: "Tiểu Thuận, tại sao cậu lại bị giam ở Bắc Kinh, không trở về nguyên quán?"
Thuận Tử nói: "Tôi chạy đến Bắc Kinh rồi bị bắt. Họ muốn đưa tôi về giam giữ ở quê, nhưng tôi không muốn về."
La Cường hỏi: "Tại sao? Cậu không muốn gặp con gái của mình, không muốn nhìn thấy nó sao?"
Thuận Tử hai mắt sưng đỏ, khàn giọng nói: "Muốn chứ, đêm nào tôi cũng nhớ đến nó. Mỗi lần vợ tôi gọi điện cho tôi, cô ấy cũng nói con bé nhớ tôi."
"Tôi không muốn cô gái của tôi nhìn thấy tôi trong tù, nhìn thấy tôi như thế này. Tôi thà để nó nghĩ bố nó ấy đi làm ở Bắc Kinh kiếm được nhiều tiền, vài năm nữa sẽ về quê, mỗi năm tôi gửi cho nó một ít tiền, mua sách vở, văn phòng phẩm... Tôi không muốn nó biết bố mình là tội phạm, để người khác nói bố nó là kẻ giết người, làm như vậy con bé không thể ngẩng đầu trước mặt giáo viên và bạn cùng lớp, tội cho nó... "
Thiệu Quân ló đầu qua cửa sổ nhỏ, trao đổi với La Cường bằng ánh mắt.
Thuận Tử nhảy khỏi giường, nhìn thẳng vào Thiệu Quân: "Cảnh sát Thiệu, có tin gì về người nhà tôi không?"
Thiệu Quân xua tay: "Không, tôi chỉ đến thăm anh thôi. Nếu có tin, anh sẽ là người đầu tiên tôi báo."
Ngực Thuận Tử phập phồng, thở hổn hển nói: "Đã năm ngày, nhất định phải có tin tức! Cảnh sát Thiệu, nói thật cho tôi biết, vợ con tôi còn sống hay đã chết?!"
Thiệu Quân bất lực giang hai tay: "Thật sự không biết. Điều kiện cứu trợ thiên tai ở địa phương khó khăn, điện thoại không liên lạc được, nhưng anh cứ yên tâm, tin tưởng chính phủ tin tưởng vào quân đội, họ sẽ giải cứu được mà!"
Thiệu Quân gọi La Cường ra ngoài một mình, lén lút nói chuyện.
La Cường hỏi: "Có tin nào chưa?"
Thiệu Quân nói: "Vợ anh ấy được đào từ nhà máy ra, thắt lưng cô ấy có thể bị liệt. Đừng nói với anh ta ngay, đợi hai ngày, để anh ta bình tĩnh lại."
La Cường: "Còn con gái?"
Thiệu Quân: "... Ngôi trường tiểu học đó đã đào được mấy ngày rồi. Bảy mươi hai tiếng đồng hồ vàng đã trôi qua, cơ hội sống sót sau thời gian này là rất thấp. Em nghĩ... là......"
Hai người không nói nên lời.
Một tuần sau thảm họa, tất cả các tù nhân xếp hàng trên sân thể dục, hạ cờ rũ Quốc tang, ba phút mặc niệm.
Các tù nhân xếp hàng lên bục, lấy từ trong túi ra những xấp tiền giấy đã gấp gọn lại rồi nhét vào thùng quyên góp. Đó là tiền lương mà họ kiếm được từ mấy việc làm công trong những tháng gần đây, có người quyên mấy chục, có người quyên mấy trăm.
Thiệu Quân định quyên góp một nửa tiền lương tháng này cho gia đình Trần Hữu Thuận. La Cường lấy thẻ tiết kiệm ra, nói: "Lương của em chẳng có bao nhiêu, giữ lại đi. Cầm thẻ anh đến ngân hàng làm thủ tục đi, lấy bao nhiêu cũng được. Nếu vợ cậu ta thực sự tàn tật, không có một người đàn ông chăm sóc bên cạnh thì chắc chắn phải cần nhiều tiền. "
Vài ngày sau, khi đã có kết quả, Thiệu Quân và La Cường ngồi cùng nhau trong căn phòng nhỏ, nói chuyện với Thuận Tử.
Thuận Tử vô cùng tuyệt vọng, hai mắt nhìn thẳng, nói: "Hai người nói thật cho tôi đi.... Có còn hay là không?"
Thiệu Quân vỗ vai anh ta: "Vợ anh không nguy hiểm đến tính mạng. Cô ấy ở một mình khó khăn, lại không có người thân bên cạnh. Hai ngày nay cô ấy đào đống đổ nát, liên tục kêu cứu. Cuối cùng, đội cứu hộ đã tìm thấy cô ấy. "
"Cô ấy bị gãy eo, có thể sau này sẽ không thể đứng dậy được."
Nước mắt Thuận Tử trào ra, khuôn mặt chảy dài, đôi môi run rẩy, thì thào nói: "Tôi đã không chăm sóc cho cô ấy tốt, tôi có lỗi với cô ấy, tôi có lỗi với gia đình tôi..."
La Cường ôm lấy anh ta, dùng lòng bàn tay dày bóp thật mạnh.
La Cường nói: "Mạnh mẽ lên được không? Là đàn ông đừng để còn kém hơn cả vợ mình trong nhà!"
Thuận Tử nghiêm túc lau nước mắt nước mũi.
Thiệu Quân tiếp tục nói: "Con gái của anh... không sao, nó không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó bị mất nước và suy nhược nghiêm trọng."
Thuận Tử nghi ngờ nhìn mọi người, không thể tin được.
Thiệu Quân nói với anh ta rằng các chiến sĩ cảnh sát vũ trang đào bới trường tiểu học đến ngày thứ bảy mới đào được đến tầng một, tìm được thi thể một giáo viên bị đè chết trên cầu thang, giáo viên này đang giang tay che cho hai đứa trẻ. Hai đứa trẻ này vẫn còn sống.
Thiệu Quân lấy ra một bài báo trên Internet: "Tôi không lừa anh. Anh có thể tự đọc lấy. Trong số hai đứa trẻ còn sống, có một bé tên Trần Tiểu Nha, con gái của anh."
Đêm hôm đó trong phòng nhỏ vang lên từng tiếng khóc rống.
Thuận Tử nức nở ngồi xổm trên mặt đất gào khóc, không thể đứng dậy nổi, khóc đến không thể thở được, dây thần kinh gần như sụp đổ mấy ngày nay của anh ta cuối cùng cũng có thể an lòng. Thiệu Quân chưa bao giờ thấy một người đàn ông khóc đến như thế, đàn ông bề ngoài luôn cao to mạnh mẽ, nhưng thật ra, họ luôn có một điểm yếu trong tim, luôn có những người họ quan tâm nhất.
Bởi vì yêu thương, nên còn sống là còn hy vọng.
La Cường giữ lưng Thuận Tử, vỗ vỗ vài cái, chậm rãi kể lại câu chuyện của mình khi đó, chuyện về trận động đất lớn mà hắn đã từng trải qua.
"Đêm đó, khi mặt đất chuyển động, tôi là người thức dậy đầu tiên. Anh cả tôi ngủ ở phía ngoài cùng, lăn một cái là xuống đất. Tôi ngủ sát tường, còn La tiểu tam nhi nhà tôi nằm ở giữa... "
"Khi động đất thực sự ập đến, chỉ có vài giây, tôi hoàn toàn không kịp chạy ra ngoài. Tôi kéo chiếc khăn trên người ra quấn quanh tiểu tam nhi, ngay sau đó bức tường đổ sập lên người tôi..."
Thiệu Quân mở to mắt, không nói lời nào, im lặng lắng nghe.
"Tôi nhắm mắt, đè Tiểu Tam nhi ở dưới thân, nghĩ chết thì chết thôi. Một hồi lâu sau mở mắt ra thì thấy hai bức tường đối diện nhau đổ cùng lúc, gác lên nhau tạo thành một hình tam giác ngay trên đầu hai chúng tôi, chỉ cần xuống nửa mét thôi là sẽ đè tôi chết rồi. "
"Tôi cũng chậm rãi bò trườn ra, đào đất bằng hai tay. Khi đó tôi còn nhỏ, không sợ trời không sợ đất, Tiểu Tam nhi ở dưới thân đang ngủ say bị tôi đánh thức. Nó chảy nước dãi, hai mắt đảo quanh, muốn bú sữa... Thằng nhóc thối, lúc đó đào đâu ra sữa cho nó? Tôi đang ở trần nằm trên người nó, thế là thằng nhóc đó há miệng ngậm lấy ngực tôi, mút mút như tôi là đàn bà.
Thiệu Quân ngây người nghe, muốn cười nhưng không cười được, lòng chua xót kì lạ.
La Cường nói, ánh mắt rơi vào hồi ức của quá khứ, khóe miệng lộ ra vẻ bình tĩnh đến lạ: "Sau đó, tôi nghe thấy bố tôi gọi bên ngoài, Tam nhi, tiểu Tam nhi đâu rồi? Tôi nói thằng nhỏ đang bú sữa tôi trong này đây! Bố tôi la hét rất nhiều chữ tiểu tam nhi, nhưng tôi nghe mãi chẳng thấy bố gọi lão nhị, không gọi tôi lấy một lần... "
"Sau đó tôi ngẫm lại, chắc là bố cảm thấy Lão nhị rất trâu bò, chuyện gì cũng có thể xử lý được, nên không cần gọi, chắc chắn sẽ không sao, chắc chắn không chết... Ai mà không trải qua tai ương trong cuộc đời? Có người thân bao bọc, gia đình quây quần, cố gắng rồi cũng sẽ vượt qua. "
Thuận Tử ôm eo La Cường, rúc vào vòng tay La Cường khóc lên: "Đại ca, tôi thực sự hối hận quá. Tôi thực sự hối hận vì đã vào tù, khi tôi sẽ ra ngoài tôi sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp với vợ và bọn trẻ."
Sau khi ra khỏi phòng, Thiệu Quân nắm lấy cổ tay La Cường, kéo hắn vào một nơi yên tĩnh.
La Cường hỏi: "Làm gì vậy?"
Thiệu Quân kéo La Cường đến một nơi tối tối không có ai, rồi bất ngờ ôm lấy hắn, giữ chặt không buông.
La Cường ngẩn người hỏi: "Làm gì vậy? Lại bày trò gì đấy?"
Thiệu Quân lật người hắn lại, vén quần áo ra kiểm tra cẩn thận, sờ sờ lưng, lưng dưới, gáy, sau đầu của La Cường: "Để em nhìn xem, có bị xà nhà đập gãy không?"
La Cường không khỏi nở nụ cười: "Bị đập gãy anh còn đứng đây à?"
Thiệu Quân đột nhiên cảm thấy đau lòng: "Nếu em là bố anh, em sẽ không bao giờ để đứa con trai mình lại trong đống đổ nát, thậm chí quên mất!"
Anh ấy cảm thấy đau khổ và bất công. Tại sao người anh coi trọng nhất lại không được coi trọng trong mắt người khác?
La Cường chọc anh: "Thằng nhóc này thừa nước đục thả câu à, bao nhiêu tuổi mà đòi làm bố ông đây?"
Thiệu Quân vẫn khó chịu, nghiêm túc nói: "Dù sao thì, nếu xảy ra chuyện, em sẽ không bao giờ bỏ mặc anh, em sẽ chống lưng, bảo vệ cho anh, chứ nếu không sao là đàn ông được?!"
La Cường nhìn anh, ánh mắt rung động.
Trước đây chưa từng có ai nói như vậy với hắn; việc từ nhà ra ngõ lớn đến bé, luôn có chỉ có mình La lão nhị hắn chống đỡ đầu tiên, nào có ai chống thay cho hắn?
Đứa trẻ Tam Màn thầu này luôn cứ nghĩ mình ngầu lắm, cứ nghĩ đến việc bảo vệ hắn...
Thiệu Quân trầm giọng hỏi: "Nếu có chuyện gì xảy ra, anh để em che cho anh nhé?"
La Cường một lúc lâu không lên tiếng, chỉ nhìn anh như vậy, khuôn mặt màu đồng cổ của hắn hiện lên một màu đỏ khác thường trong ánh sáng lờ mờ. Đó là màu sắc của một người rung động cực độ.
Khóe miệng La Cường giật giật, cười nói: "Được, em che cho anh, sau đó anh nằm phía dưới em, mút..."
Từ "sữa" còn chưa nói ra, La Cường đã dùng răng cắn mở cúc áo sơ mi trên ngực Thiệu Quân, cắn lên, hai người va chạm, dây dưa, rung động.
Thiệu Quân mặc áo ba lỗ trong áo sơ mi, La Cường đi vào, chui đầu vào trong áo ba lỗ mà mút một ngụm, hắn ngậm lấy bên ngực trái Thiệu Quân, mút mạnh bạo như sắp hút trái tim người thanh niên này ra.
Thiệu Quân ôm đầu La Cường qua lớp áo lót, thở hổn hển, cảm nhận được La Cường áp đôi môi nóng bỏng ướt át vào ngực mình, để lại một dấu ấn sâu đậm khó quên...
- -
(*) Động đất Tứ Xuyên 12/5/2008:
Cơn địa chấn này có cường độ 7,8 độ richter, tâm địa chấn ở huyện Mân Xuyên, thương vong lên đến 85 ngàn người.
Ngày 17 tháng 5 được xem là ngày kì diệu khi các nhân viên cứu hộ đã cứu sống 73 người bị chôn vùi dưới đống đổ nát vì sau 100 giờ, cơ hội sống sót là rất hiếm
Sau trận động đất, Chính phủ Trung Quốc để quốc tang 3 ngày (19, 20, 21 tháng 5) để tưởng niệm vong hồn những nạn nhân của địa chấn. Các nhân viên khi đi làm chỉ được mặc hai màu trắng và đen (nam thắt cà vạt đen), các hoạt động vui chơi giải trí bị cấm, các logo các đài truyền hình trực thuộc Trung Quốc chỉ có 2 màu đen trắng. Nhiều bà mẹ đã hạ sinh trong và sau trận động đất và đặt cho con những cái tên như Lý Chấn, Sinh Chấn, Trường Chinh,...
Hiện người ta còn giữ lại mấy tàn tích để tưởng niệm các nạn nhân, ảnh dưới là trường Tuyền Khẩu, thấy giống miêu tả trong chương nên đăng kèm,
./.