Tổng Tài Xấu Xa Chỉ Yêu Vợ Mù

Chương 428:




Khuôn mặt của bà ta mang theo thái độ rất ôn hòa. Nhìn qua thì thấy có vẻ rất dễ ở chung. Khi thấy bà cụ Lạc vẫn còn ngơ ngác đứng ở trước cửa, bà ta đã mỉm cười rồi chào hỏi: “Dì chính là dì Lạc mới tới đúng không? Vừa rồi đã có người gọi điện thoại, nói là sẽ đưa dì tới đây.”
Khi viện trưởng nói chuyện, một số người già khác cũng từ bên trong đi ra rồi đánh giá bà cụ và thì thầm: “Con trai và con gái của bà ấy đều không có ở đây sao?”
“Chắc là vậy, nếu không sao bà ấy lại đến chỗ này được chứ?”
Lúc này, bà cụ Lạc mới bình tĩnh lại và nghe được tiếng bọn họ nghị luận mà cười khổ một tiếng.
Tại sao bà cụ lại không có con cái, hai đứa con trai của bà cụ, một người đã chết, một người khác và cháu trai của bà cụ đã bị bắt đi để trả nợ. Mà đứa cháu gái còn lại duy nhất lại có mối hận thù sâu sắc với bà cụ, cho nên cô sẽ không bao giờ nuôi dưỡng bà cụ.
Rõ ràng bà cụ có con cái nhưng lại rơi vào tình cảnh không có người phụng dưỡng. So với việc không có con cái thì chuyện này lại càng làm cho người ta xuýt xoa, nhưng tất cả cũng đều là do bà cụ tự làm tự chịu.
Hiện tại viện dưỡng lão rách nát này là nơi duy nhất mà bà cụ có thể ở lại. Mà có một nơi có thể che gió tránh mưa, có thể ăn một miếng cơm nóng đã là không tồi rồi.
Bà cụ gật đầu với viện trưởng, nói: “Đúng vậy, là tôi”
Viện trưởng vừa trò chuyện vừa đưa bà cụ vào trong: “Dì cũng nên biết một chút về tình hình trong viện dưỡng lão của chúng tôi. Trong viện dưỡng lão này, ngoài tôi ra còn có một dì nấu ăn, bởi vì không có tiền để mời nhân viên khác, cũng không đủ khả năng để chữa những bệnh nặng của người già”
Bà cụ Lạc gật đầu rồi quan sát tình hình bên trong. Quả nhiên bà cụ nhìn thấy một người già ở bên trong, tuy rằng đã lớn tuổi, nhưng tình trạng của thân thể vẫn còn khá tốt.
Sân ở đây cũng không phải là rất lớn, nhưng mọi thứ đều đầy đủ.
Không ít người đang ngồi ở đó, trong không giống với một viện dưỡng lão có những người nhàn rỗi nói chuyện phiếm và phơi nắng. Phần lớn những người già ở nơi này đều đang bận rộn, trong tay bọn họ đều cầm đủ loại đồ.
Một số thì dán hộp giấy, một số xâu chuỗi hạt, một số khác lại đan len, một số thì ngồi làm chổi…
Không ai rảnh rỗi, chỉ có lao động mới có thể đảm bảo việc bọn họ có thể sống ở đây.
Viện trưởng giới thiệu cho bà cụ. Khi thấy bà cụ không có tài năng gì thì bảo bà cụ đi làm công việc dán hộp giấy.
Vài ngày sau, bà cụ ngồi trên băng ghế nhỏ, ngón tay khô héo không ngừng cử động, động tác máy móc. Mà trên mặt bà cụ lại chỉ thấy một vẻ đờ đẫn.
Người bên cạnh muốn nói chuyện với bà cụ cũng không dám, bọn họ đều cảm thấy bà cụ này thật trầm lặng.
Bà cụ Lạc dán xong một ít hộp giấy mà thở không ra hơi. Lúc này, bà cụ lại nhớ đến đứa con trai nhỏ của mình. Mấy ngày này, bà cụ rất hay nhớ đến Lạc Quang Nhật.
Khi còn bé, đứa con cả đã là đứa trẻ không ngoan ngoãn lại rất thích làm ầm ĩ, nhưng Lạc Quang Nhật lại rất ngoan ngoãn. Có vẻ như ông ấy đã phát hiện ra mẹ không thích mình, cho nên từ thời thơ ấu ông ấy chưa từng khóc nháo.
Đứa nhỏ còn đang ở trong tã lót đã bị mẹ coi thường, nhưng đến lúc đói bụng mà cũng không kêu lên. Cả người cứ nhỏ bé như vậy, khi nào thấy vô cùng đói bụng thì cũng chỉ biết hừ hừ hai tiếng.
Sau khi lớn lên, ông ấy cũng rất ngoan ngoãn, chưa bao giờ để cho bà cụ phải lo lắng. Mười tám mười chín tuổi, vì để cung cấp tiền cho anh trai đi học, ông ấy không hề lấy một đồng nào, cứ như vậy mà chạy ra ngoài làm việc.
Lúc Lạc Đại Hùng chỉ biết ngửa tay xin tiền bà cụ thì mỗi tháng Lạc Quang Nhật đều gửi tiền về cho bà cụ. Trong thư, ông ấy còn dặn dò bà cụ không nên chỉ lo cho một mình anh trai mà cũng nên tự mua cho mình chút đồ dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể của mình cho tốt.
Lúc đó, bà cụ đã nói gì? Bà cụ đã xé nát lá thư rồi trách ông ấy máu lạnh, trong lòng không nghĩ đến anh trai của mình. Bà cụ còn nói ông ấy ở bên ngoài đã lâu, học được giọng điệu nói năng ngọt xớt, cho rằng ông ấy muốn đòi lại vài thứ tốt từ chỗ mình cho nên đã viết thư lại để chửi mắng ông ấy một trận.
Bây giờ nhớ lại, một cậu bé mới mười tám tuổi, một mình làm việc bên ngoài, nhìn thấy lá thư từ quê hương mà mở ra với sự vui vẻ, nhưng lại chỉ nhìn thấy sự khiển trách và đề phòng của mẹ.
Vào lúc đó, không biết ông ấy có tâm trạng như thế nào?
Bà cụ lại nhớ tới, một khoảng thời gian rất lâu về trước, khi Lạc Quang Nhật chuẩn bị khởi nghiệp, trên tay thiếu tiền, cho nên ông ấy đã đến xin bà cụ. Lúc trước, số tiền mà Lạc Quang Nhật kiếm được đều để hiếu kính với bà cụ nhưng lúc đó lại muốn đến mượn tiền của bà cụ.
Mà đứa bé năm đó cũng không dám nói muốn, chỉ cẩn thận dùng chữ “mượn”, vì ông ấy sợ bà cụ sẽ tức giận.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.