Tống Y

Chương 413: Quay về Chính Sự đường




Khi Đỗ Văn Hạo quay về Chính Sự đường, các đại thần Tể chấp đã tới đông đủ. Thái Xác, Vương Giai không nói gì. Sau khi tuyên bố tiếp tục họp, Vương Giai cầm danh sách thảo luận của hội nghị nói: "Chủ đề thảo luận thứ năm là bộ Binh báo cáo. Thực tế là cùng với việc thỉnh cầu xuất chinh chinh phạt Tây Hạ của Kinh lược ti Hoàn Khánh, bộ Binh cũng thỉnh cầu gia tăng số lượng Sương quân của Kinh lược ti Hoàn Khánh. Hãy mời Thượng thư bộ Binh Đặng Nhuận Phủ vào báo cáo đi".
Thượng thư bộ Binh Đặng Nhuận Phủ mang theo hai tá quan, cầm một chồng sổ sách vào trong đường. Sau khi thi lễ ông ta ngồi xuống chiếc ghế ở cạnh cửa.
Vương Giai nói: "Đặng đại nhân hãy nói đề nghị của mình đi".
Đặng Nhuận Phủ vội vàng trả lời rồi đứng lên báo cáo. Đầu tiên ông ta nói thao thao bất tuyệt về tầm quan trọng của Sương quân, trong tác chiến với quân Tây Hạ không thể thiếu tác dụng của Sương quân sau đó ông ta nói về tình hình thiếu vũ khí binh lính của Sương quân Kinh lược ti Hoàn Khánh. Bước tiếp theo ông ta trình bày ý định tăng cường quân bị, binh lính, tăng quân số lên tới mức chín mươi hai doanh.
Trong quy định quân đội triều Tống. Một doanh có trong biên chế của mình năm trăm người, chín mươi hai doanh chính là bốn vạn sáu ngàn quân. Sau khi Đỗ Văn Hạo nghe xong hắn không khỏi biến sắc nhưng hắn vẫn âm thầm nhẫn nhịn, hắn muốn trước tiên lắng nghe ý kiến của những người khác.
Lúc này Hàn Chuẩn không nhún nhường nữa, ông ta lên tiếng trước: Nếu đã quyết định xuất chinh Tây Hạ, lại sử dụng binh mã Hoàn Khánh cùng lục lộ Thiểm Tây thay nhau ra trận. Vì binh mã chưa tiến, lương thảo đã đi trước. Lương thảo này cần phải có người vận chuyển. Lần xuất chính này là trường chinh, chậm thì năm ba năm, lâu thì tới vài chục năm. Nếu chỉ dựa vào dân phu khuân vác tạm thời thì không phải cách hay, còn phải dựa vào cả Sương quân. Trong khi đó Sương quân vùng Kinh lược ti Hoàn Khánh sau hơn mười năm chiến tranh với Tây Hạ, đặc biệt là sau trận đánh thành Vĩnh Nhạc đã bị tổn thất gần như không còn. Khi tác chiến không thể nào không có Sương quân vì vậy cần phải tăng cườn binh lính. Vấn đề là một lúc có cần phải tăng lên nhiều như vậy không thì nên thương thảo lại".
Phó sứ Xu Mật viện Lâm Hi cũng cười nói: "Hàn đại nhân nói rất đúng. Kinh lược ti Hoàn Khánh là nơi xa xôi, lại liên tục xảy ra chiến tranh với Tây Hạ. Đa số trai tráng trong dân chúng cũng đều chết trong chiến tranh, rất khó tìm kiếm dân phu, chỉ có thể dựa vào Sương quân. Một Sương quân có thể tương ứng với một trăn phu dịch. Xây dựng chiến trại, vận chuyển quân lương, kiến tạo cầu đường những hạng mục này không thể thoát khỏi tay Sương quân. Bây giờ đã quyết định xuất chinh, dùng trường kỳ chiến tranh đối phó với Tây Hạ, lại càng không thể thiếu Sương quân, tăng biên chế Sương quân là việc làm rất cần thiết".
Những người còn lại cũng lên tiếng phụ hoạ.
Thái Xác cũng mỉm cười nói: "Chư vị đại nhân nói rất đúng. Xuất chinh Tây Hạ nhất định phải tăng cường biên chế Sương quân Kinh lược ti Hoàn Khánh. Về số lượng, trước tiên tăng lên một nửa sau đó xét theo tình hình thực tế tiếp tục gia tăng. Chư vị nghĩ thế nào?"
Mọi người đều gật đầu đồng ý chỉ duy có Đỗ Văn Hạo vẫn cười nhạt không nói câu nào.Lần này Thái Xác không còn dám phớt lờ Đỗ Văn Hạo, ông ta vuốt chòm râu hoa dâm hỏi: "Đỗ tướng quân, ý của tướng quân thế nào?"
Đỗ Văn Hạo lạnh lùng nói: "Ban sáng thương nghị, ty chức nhớ buổi sáng chư vị đại nhân ngồi thảo luận về nhũng binh ai cũng bừng bừng căm phẫn, thậm chí còn nói nhũng binh chính là tai hoạ của quốc gia. Tại sao khi động vào vấn đề thực tế này lại không chú tới tai hoạ này mà ngược lại còn làm tai họa gia tăng?"
Sắc mặt mọi người đột nhiên thay đổi, Đỗ Văn Hạo nói cho cùng thì vẫn còn trẻ tuổi, vốn định nói cho hẳn hoi, nhưng khi vừa thốt ra thì lại không kìm được nữa, có gì thì nói toẹt hết ra.
Chương Hoàng lúng túng nói: "Điều này không giống với cái đó. Nhũng binh không có nghĩa là không thể tăng biên chế Sương quân. Lúc này cần thiết phải tăng biên chế nếu không khi xuất chinh Tây Hạ lấy ai là người làm các công việc tạp dịch?"
Tất cả lại gật đầu.
Đỗ Văn Hạo không để ý tới Chương Hoàng. Hắn nhìn Thượng thư bộ Binh Đặng Nhuận Phủ hỏi: "Đặng đại nhân, tại hạ muốn biết, trước mắt tổng chi phí quân phí của quân ta là bao nhiêu? Trong đó tỷ lệ dành cho Cấm quân, Sương quân là bao nhiêu?"
Đương nhiên Thượng thư bộ Binh phải nắm được con số này, không cần phải mở sổ sách, ông ta chắp tay nói: "Hồi bẩm tướng quân. Năm ngoái, quân phí cho Cấm quân là ba nghìn năm trăm vạn, sương quân một ngàn năm trăm vạn. Tổng cộng hai loại quân tốn năm nghìn vạn hôn ( một hôn là một chuỗi, tương đương với một ngàn văn, tương đương với một ngàn nhân dân tệ. Vì vậy quân phí của triều tống một năm là năm mươi tỷ nhân dân tệ )
"Năm ngoái tổng thu ngân khố của Đại Tống chúng ta là bao nhiêu? Đại nhân có biết không?"
Đây là chuyện cơ mật quốc gia. Đương nhiên Đặng Nhuận Phủ không biết, ông ta ngơ ngác lắc đầu.
Đỗ Văn Hạo nhìn Tể tướng Vương Giai. Vương Giai nói: "Năm ngoái tổng tài chính thu vào là sáu ngàn vạn hôn ( tương đương với sáu mươi tỷ nhân dân tệ )
Đỗ Văn Hạo nghe vậy liền nói: "Tổng cộng mới có sáu ngàn vạn hôn. Quân phí đã chiếm mất năm ngàn vạn hôn sao'.
Đặng Nhuận Phủ nói: "Đúng vậy. Đây mới chỉ tính chi phí nuôi quân, còn chưa tính tới chi phí cho cung nỏ, đao kiếm cùng với áo giáp hao tổn cần bổ sung".
"Hả? Vậy những chi phí cho trang bị đó mất bao nhiêu tiền?'
"Hơn bảy trăm vạn".
"Vậy tổng thu của một đất nước dùng để chi phí gần như hết cho quân đội sao?"
Vương Giai cười nói: "Đỗ tướng quân, có một sự hiểu làm trong chuyện này. Có một phần tiền rất lớn chi cho quân phí không phải từ ngân khố quốc gia".
"Ồ. Chẳng lẽ quân đội còn có cách kiếm tiền sao?"
"Đúng. Nếu không thì lấy đâu ra tiền nuôi quân".
Đỗ Văn Hạo trợn tròn mắt. Hắn mới tiếp xúc với quân đội hơn một tháng mặc dù hắn đã là thống soái tối cao của quân đội nhưng đối với quân đội có thể nói là khổng lồ nhất thế giới này thì vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết. Hắn thầm nghĩ quân đội còn làm ăn buôn bán thì là quân đội kiểu gì đây nên hắn vội hỏi:"Quân đội cũng tổ chức làm ăn sao?"
"Ha ha. Đương nhiên cái gì có thể kiếm tiền thì làm. Ví dụ như hồi dịch ( Đầu cơ tích trữ ), mở tửu quán, cho vay lấy lãi".
"Lợi nhuận thế nào?"
"Đương nhiên là lợi nhuận thu vào rất khá".
"Cụ thể là bao nhiêu?" Đỗ Văn Hạo âm trầm hỏi.
Vương Giai nói: "Tất cả những điều này bên quân đội đều bí mật nên bản tướng cũng không hiểu rõ".
"Vậy tiền lợi nhuận này không nộp vào quốc khố sao?"
"Không nộp. Khoản tiền này để cho bên quân đội chi dùng chung. Thế nhưng những lúc quốc khố trống rỗng có thể sang bên quân đội giàu có vay tiền bổ sung vào quốc khố".
"Triều đình phải vay tiền bên quân đội sao?" Đỗ Văn Hạo cực kỳ kinh hãi, hắn trầm giọng nói: "Rốt cuộc một năm quân đội làm ăn buôn bán ra bao nhiêu tiền? Hãy cho một con số phỏng chừng đi".
"Điều này" Vương Giai vuốt chòm râu trắng như tuyết. Hình như ông ta hiểu rõ dụng ý của con rể tương lai khi vẫn cố tình hỏi vấn đề này. Vương Giai quay sang nói với Thượng thư bộ binh Đặng Nhuận Phủ: "Đặng đại nhân, bộ binh của đại nhân quản lý Sương quân. Sương quân có không ít sự tình có liên quan tới bộ Binh. Bộ Binh cũng phụ trách tiền trả lương cho Sương quân. Đại nhân hẳn nắm được nhiều thông tin về chuyện này. Đại nhân biết gì thì cứ nói. Đỗ tướng quân đang có dự định chỉnh đốn quân đội, muốn hiểu rõ số lượng là bao nhiêu. Đại nhân hãy cứ bẩm báo con số thực. Tương lai Đỗ tướng quân sẽ đi xác minh".
"Dạ" Đặng Nhuận Phủ suy nghĩ một lát rồi nói: "Tiền lợi nhuận của Sương quân ở các địa phương chênh lệch với nhau rất lớn. Ví dụ như vùng Giang Tích giàu có ở tây bắc thu lợi gấp mấy chục lần Sương quân ở vùng tây nam (chỉ vùng Tây Nam, Trung Quốc, bao gồm Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Tây Tạng.)Mấy ngày trước, Đô thống chế Sương quân lưỡng tích lộ Tô Châu là Vương Bảo, Vương đại nhân có tới bộ Binh làm việc, trong lúc tào lao có từng tiết lộ rằng lợi nhuận thu được của Sương quân bọn họ trong năm ngoái là tám vạn sáu ngàn quan".
Tám vạn sáu ngàn quan tương đương với sáu trăm vạn nhân dân tệ.
Các đại thần Tể chấp trong đường sớm đã biết chuỵên quân đội làm ăn kiếm tiền nên không thấy ngạc nhiên nhưng khi nghe nói chỉ một lộ quân mà một năm thu lợi nhuận coa tới tám vạn sáu ngàn quán thì cũng không khỏi giật mình.
Đỗ Văn Hạo hỏi: "Một quân có bao nhiêu người?"
"Biên chế ấn định là hai ngàn năm trăm người nhưng trên thực tế không nhiều như vậy. Đại khái chỉ có chừng một ngàn năm trăm người".
"Thiếu gần một nửa so với biên chế?' Đỗ Văn Hạo trừng mắt hỏi.
Đặng Nhuận Phủ gật đầu nói: "Biên chế của bọn họ cũng đã coi là tương đối nhiều. Có nơi Sương quân thiếu biên chế tới bảy phần".
Bây giờ Đỗ Văn Hạo không muốn tập trung vào tìm hiểu vì sao Sương quân lại thiếu nhiều biên chế như vậy. Hắn muốn tập trung vào chủ đề quân phí của quân đội: "Tới tám vạn sáu ngàn quan lợi nhuận. Bọn họ giữ lại hết dùng cho mình. Bao nhiêu tiền dùng cho quân phí, số tiền còn lại chạy đi đâu?'
"Điều này. Khụ khụ" Đặng Nhuận Phủ ho khan hai tiếng, không nói tiếp.
Đỗ Văn Hạo nhìn lướt qua các đại thần trong đại đường nói: "Một đội quân một ngàn năm trăm người, buôn bán hàng năm kiếm lợi nhuận tới tám vạn sáu ngàn quan. Chi ra bình quân mỗi người được năm mươi quan ( tương đương với năm vạn nhân dân tệ ). Đây là thu nhập bên ngoài quân phí. Hơn nữa ngoại trừ quân phí, mỗi năm thu được bảy tám mươi quan tiền. Thật sự rất giàu có".
Đặng Nhuận Phủ cười gượng nói: "Đỗ tướng quân. Đây chỉ là thu nhập của Sương quân ở những vùng giàu có. Những nơi như này chiếm không tới một phần mười Sương quân. Tuyệt đại bộ phận Sương quân ở những nơi xa xôi lợi nhuận thu vào ít hơn số này rất nhiều. Ví dụ như Sương quân tây bắc mỗi năm chỉ thu lợi nhuận có mấy trăm quan tiền mà thôi".
Đỗ Văn Hạo hỏi" Việc làm ăn buôn bán của Sương quân rất phổ biến sao?"
"Gần như cũng chỉ là làm ăn nhỏ mà thôi".
"Cấm quân thì sao?"
"Cấm quân thì càng nhiều hơn nữa. Cấm quân có nhân tài vật lực phong phú. Tiền vốn cao hơn Sương quân. Lợi nhuận đương nhiên nhiều hơn so với Sương quân".
Đỗ Văn Hạo nhìn Vương Giai nói: "Quân đội lại đi làm ăn buôn bán, vậy còn việc huấn luyện thì thế nào? Sao có thể phòng thủ biên cương? Tại sao triều đình lại cho phép bọn họ làm như vậy?"
Vương Giai cười gượng nói: "Làm gì có chuyện cho phép như vậy. Từ Thái Tổ hoàng đế đến nay đều ra chỉ lệnh cấm quân đội không được tiến hành đầu cơ tích trữ, sai binh lính làm kinh doanh buôn bán kiếm lời, chủ tướng sẽ bị bắt trị tội".
Đỗ Văn Hạo nói: "Vậy tại sao quân đội vẫn còn làm ăn buôn bán như vậy?"
"Điều này cũng chỉ là bất đắc dĩ mà thôi. Tướng quân cũng vừa mới nghe rồi đó. Dùng ngân khố cả nước mới đủ miễn cưỡng chi dùng cho quân đội. Nếu tất cả ngân khố đều chi dùng cho quân đội, vậy triều đình lấy tiền đâu ra?
Đỗ Văn Hạo đứng dậy nói: "Đây chính là lý do tại hạ phản đối việc mở rộng Sương quân. Sương quân là gì? Quân tạo dịch! Nói một cách dễ nghe chính là dân phu mặc quân trang. Những dân phu này hàng năm triều đình phải trả quân phí tới ba phần ngân khố để nuôi dưỡng bọn họ. Nếu như trong thời chiến thì còn chấp nhận được nhưng bây giờ ngoại trừ biên giới, tất cả hai mươi vạn Sương quân các lộ không thực hiện bất kỳ nhiệm vụ quân sự nào. Bọn họ đang làm gì vậy? Thứ nhất là bị quan phu sai làm tạp dịch, bị tướng lĩnh Sương quân coi như là công cụ kiếm tiền. Chắc chắn là mất nhiều tiền nuôi dưỡng mà không có tác dụng gì lớn. Hãy thử hỏi một lần xem? Tại sao triều đình phải bỏ ra số lượng tiền lớn như vậy để nuôi dưỡng hơn mười vạn dân phu? Thật sự có cần thiết như vậy không?"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.