Trí Tuệ Đại Tống

Chương 36: Hòa thượng trong đám đông




Ngõ sâu thăm thẳm, ở vị trí này dù hét thật to truyền ra tới ngoài đường cũng bị những âm thanh huyên náo ngoài kia nuốt chửng, còn cư dân xung quanh thì đã biết cái ngõ này là địa bàn của bọn chúng, bất kể có chuyện gì xảy ra, bọn họ cũng sẽ không biết không nghe không thấy.
- Í, hòa thượng này cũng hào khí ra phết nhỉ, hay chán sống rồi. Tên đầu lĩnh lưu manh rút dao ra, nhưng chưa kịp làm gì thì cổ như bị một cái kìm sắt kẹp chặt, muốn kêu thì cổ chỉ phát ra tiếng ọ ẹ, sau đó mắt nổ đom đóm, hôn mê bất tỉnh.
Ngũ Câu ôm vết thương đứng lên, thấy một đại hán đầu quấn khăn vải đứng ở cửa ngõ, hai tay xách hai thân thể mềm nhũn, đằng sau có hán tử khác cao gầy như sào trúc, nách kẹp một phụ nhân, thấy Ngũ Câu bò dậy rồi, ồm ồm nói: - Hòa thượng, ông muốn bọn ta tới giúp ông thì phải nghe bọn ta, chẳng may ông chết rồi thì bọn ta gặp rắc rối đó. Nói xong ném cho Ngũ Câu một bình thuốc: - Rắc lên cầm máu.
Hán tử cao gầy đó đẩy một cánh cửa đi thẳng vào, Ngũ Câu nhìn bốn xung quanh, ngoài kia phố xá ồn ào, ngõ im phăng phắc như chưa từng có chuyện xảy ra, kiểm tra qua vết thương, may ông ta thịt dày mỡ nhiều, con dao tuy sắc nhưng nhỏ, chưa đâm vào nội tạng, cắn răng rắc thuốc cầm máu, đi theo.
Đó hẳn là một nhà chứa chui, dân gian hay gọi là cửa khép hờ, tuy tục, nhưng cũng mang sự phồn hoa của kinh thành, tiểu viện có hoa có cỏ, góc sân có mộc cái vườn nhỏ, mấy khóm cúc vàng đang nở rộ rất đẹp.
Đại hán thô hào theo sau Ngũ Câu, đá vào một hòn giả sát nho nhỏ, giả sát trượt qua bên, để lộ cái hang đủ một người chui vào, hán tử cao gầy thuận tay thả nữ nhân xuống, đại hán cũng thả hai người vào.
Ngũ Câu kéo tay một người nói: - Bọn chúng có tới năm người mà.
- Bọn ta cũng có năm người. Đại hán lạnh lùng đáp rồi nhảy xuống:
Ngũ Câu nhìn cái hang, thở hắt ra một hơi, đánh vật nửa ngày mới chui xuống được.
Không gian phía dưới không rộng, vất vả đi trong hành lang chật hẹp khó thở, đi chừng chục bước có một cái hầm rất lớn, trong hầm có rất nhiều lồng, đại đa số trống, chỉ có một cái nhét bốn năm tiểu thiếu niên, mặt đờ đẫn, thấy có người đi vào cũng chẳng phản ứng gì, trong đó có một người mà Ngũ Câu muốn cứu.
Ánh đèn trong hầm tù mù cũng đủ nhận ra một hai hán tử thì một người buộc khăn trên đầu như thợ rèn, bọn họ mở lồng, tóm cổ đám thiếu niên lôi ra như gà con, nói với Ngũ Câu: - Ông chịu trách nhiệm trả người cho cha mẹ chúng, chuyện khác để bọn ta làm, con lợn béo ông đừng mạo hiểm vô ích, chỉ vướng chân vướng cẳng bọn ta thôi.
Ngũ Câu nhanh chóng kiểm tra mấy đứa bé, thấy chúng không đáng ngại, chẳng qua vì quá sợ hãi nên phản ứng có phần chậm chạp, thở phào an ủi chúng một lúc, nói với hai đại hán: - Được rồi, bần tăng không muốn gây khó thêm cho mọi người, nhưng muốn biết, rốt cuộc là kẻ nào tạo nghiệt.
Hán tử cao gầy không nói không rằng, tóm một tên lưu manh đang bất tỉnh, dùng mũi dao nhọn đâm thẳng vào kẽ móng tay.
Một tiếng kêu không thuộc về nhân loại tràn ngập căn hầm, nghe sởn gai ốc.
- Hảo, háo hán.. tha mạng... Tên lưu manh lắp bắp nói không lên lời:
- Biết gì thì nói đi. Hán tử cao gầy có vẻ là người không thích nhiều lời:
- Ta, ta không biết gì cả.
Đại hán ăn mặc như tên thợ rèn cười hô hố: - Đúng là hảo hán, lần đầu có người dám mạnh miệng trước mặt Nghiêm lão đại.
Nghiêm lão đại chẳng hỏi tới câu thứ hai, con dao trong tay múa loang loáng, thoáng cái mảng da đầu vẫn dính tóc bị lột xuống, tên lưu manh gào như lợn sắp chết …
Ngũ Câu quay người đi lẩm nhẩm đọc kinh, cảnh tượng đó không ai nhìn nổi.
Đáng nhẽ đau đớn như thế đủ làm người ta hôn mê, nhưng mắt tên lưu manh bị cắm tăm, làm hắn muốn hôn mê cũng không được, chỉ cảm thấy toàn thân như bị nướng trên lửa, mồm mấp máy không nói được ra lời.
Nghiêm lão đại quay sang ả kỹ nữ: - Hắn tạm thời không nói được, ngươi đi.
Ả kỹ nữ ré lên kinh hoàng: - Nô gia chỉ giúp họ kiếm người, không biết gì hết.
Thợ rèn tóm cổ áo ả xách lên, lắc mạnh, chỉ thấy trong người ra rơi ra đủ các loại dao, sờ bùi tóc một cái rút ra thiết trâm, tay chọc vào váy ả mò mẫm một hồi, rút ra hai cái châm nữa.
- Cẩm bối nỏ, miên lý châm, sáu con dao, xem ra ngươi cũng có hạng đấy, nếu không phải bọn ta tập kích bất ngờ, muốn thắng cũng mất chút thời gian.
Ả kỹ nữ thấy thân phận bị lộ, hung dữ dọa: - Các ngươi biết đang đắc tội với ai không, giờ rút lui, ta sẽ coi như là một cuộc hiểu lầm.
Nghiêm lão đại nhìn tên lưu manh kêu nhỏ dần, quay sang bảo thợ rèn: - Tên này không biết gì đâu, chủ sự nơi này hẳn là ả.
Thợ rèn xoẹt một cái, xé toạc váy áo của ả, một tay vuốt qua hạ thể, cười: - Nói đi, may mà là lão tử, nếu qua tay Nghiêm lão đại thì thì đã thành đống thịt máu me không dễ coi rồi.
Ả kỹ nữ chứng kiến thủ đoạn tanh máu của Nghiêm lão đại, không dọa được đám người này, đành khai: - Có người trả giá tám quan một thiếu niên, nếu phẩm chất cao có thể thương lượng, bọn ta đã bán một đợt mười hai đứa, giá một trăm quan, tin tức do cái bang truyền ra, giao người qua thuyền, đặt vào trong cái thuyền màu đen ở bến, sau đó mang bạc đi, bọn ta không biết đang giao dịch với ai.
Nghiêm lão đại lục trong hầm một hồi, tìm thấy cái rương, bên trong có hơn trăm lượng bạc, hỏi: - Có ở đây không?
Ả kỹ nữ gật đầu, thống khổ nhắm mắt lại: - Đạo kiếm ăn của đám cửu lưu bọn ta là thế, các ngươi trình độ cao hơn, ta nhận thua, tiền bạc cứ lấy đi, nếu các ngươi thấy thân thể này không kém, cứ hưởng dụng, đổi lại, để ta chết nhẹ nhàng toàn thây.
Ngũ Câu nghe tới đó thì ra ngoài, dẫn đám thiếu niên tới nha môn phủ Khai Phong, chuyện lớn thế này phủ Khai Phong không thể không biết.
Từ phủ Khai Phong đi ra thì trời đã sáng hẳn, Ngũ Câu đi về phía Vân gia, nhưng được nửa đường thở dài, nghĩ một lúc rồi về Tướng Quốc tự, ở chuyện này, ông ta chỉ làm được tới thế mà thôi, Đông Kinh bề ngoài phồn hoa thanh bình, phía dưới đó không biết bao nhiêu chuyện dơ bẩn.
Nhìn cảnh chợ sớm náo nhiệt, nhìn dòng người tập nập qua lại, có vui vẻ, có rầu rĩ, có cao ngạo, có khúm núm, qua những nét mặt đó thấy được mất của mỗi người hôm qua.
Ngũ Câu theo thói quen mang cái bát ăn xin của minh ra, cứ vậy đi giữa đám đông, đi từ đầu chợ tới cuối chợ, bát vẫn trống không, chẳng có tiền, chẳng có lấy một miếng bánh khô, người ta vội vã bước đi.
Không vì người đời lãnh đạm mà làm hỏng tâm tình, Ngũ Câu vẫn giữ nụ cười như phật Di Lặc, hôm qua làm được một việc tốt, thế là đủ, nhưng mà có được một bữa sáng thịnh soạn thì tốt hơn nữa.
"Keng!" Vừa lẩm bẩm trong lòng thì có thứ rơi vào bác, nhìn kỹ không ngờ là chiếc xuyến vàng, Ngũ Câu ngửa đầu lên trời, ai không cẩn thận làm rơi vào bát mình thế này? Chả thấy ai, Phật tổ, có phải người không?
Một thiếu niên mặt mày thanh tú từng mười một mười hai tuổi, thi lễ: - Đại sư, cái vòng này do chủ nhân ta bố thí, đại sư có thể quá bổ sang bên kia chỏ chủ nhân của ta hỏi chuyện không?
Thiếu niên đó ăn mặc bình thường, Ngũ Câu nghe âm điệu vẫn nhận ra được đó là một thái giám, cười toe toét: - A di đà phật, thí chủ hãy mang thứ tục vật này về đi, chớ làm hỏng tu hành của hòa thượng. Nói xong trả cái xuyến cho tiểu hoạn quan, tiếp tục đi trong đám đông, tuy bụng trống rỗng, nhưng lòng thanh thản, tăng bào màu xám phiêu phiêu, như thần tiên giữa hồng trần.
- Chủ nhân, hòa thượng đó vô lễ, dám không nhận ban thưởng của người. Thiếu niên đi tới chiếc xe ngựa hoa lệ, khom người thi lễ:
- Không phải là ông ấy, mà là ta vô lễ rồi, thật đáng tiếc, thôi, chúng ta về cung.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.