Tro Tàn Rực Cháy

Chương 11:




Vào sinh nhật ba mươi tuổi của tôi, Chu Tẫn đã mất tích tròn bảy năm.
Nhà mới của chúng tôi đã sớm sửa sang xong để vào ở từ lâu.
Ban công trong phòng ngủ có một cửa sổ sát đất rất rộng rãi, là kiểu mà tôi thích nhất.
Thường thì tôi sẽ ngủ đến khi mặt trời lên cao, lười biếng mà nằm trên ghế mây ở ban công rồi nuốt mây nhả khói.
Đại Yên ba mươi tuổi có một mái tóc quăn rất dài, có một khuôn mặt tinh xảo, có bộ móng tay xinh đẹp.
Có nhà, có tiền, cũng có người theo đuổi.
Tỷ như vị luật sư trông đoan chính lại ít nói ít cười kia, sau khi tôi đá anh ta thì chẳng biết rốt cuộc đã chạm vào cọng dây thần kinh nào của tên này, anh ta đột nhiên cảm thấy vô cùng hứng thú với tôi.
Tôi không chịu gặp anh ta thì anh ta liền gọi điện thoại đến Kim Triêu, nhẹ nhàng nói một câu: "Anh muốn đặt phòng riêng."
Diệp Thành đặt một phòng rất lớn, không hát, cũng không cần em gái tiếp rượu nào, chỉ bảo nhân viên gọi tôi qua rồi nói một cách đàng hoàng: "Đại Yên, chúng ta nói chuyện chút."
"Luật sư Diệp, chúng ta không quen biết nhau, không có gì để nói hết." Tôi bình tĩnh nhìn anh ta, khóe miệng cong lên.
Anh ta cũng nhìn tôi rồi bật cười: "Giường cũng lên rồi, em đừng cứ nói chúng ta không quen nhau mãi thế."
"Lên giường thì là người quen? Vậy chắc tôi có nhiều người quen lắm."
Tôi cười đến thơ ơ lạnh nhạt, nhất thời vẻ mặt của Diệp Thành trở nên rất khó coi. Anh ta nhếch môi, quai hàm căng chặt.
"Anh không tin."
"Tùy anh."
Tôi ngồi trong phòng chọn bài hát, hát Chú Đại Bi.
Đây là bài tủ của tôi, tôi hát rất trôi chảy, còn từng bị A Tĩnh trêu là mỗi lần nghe tôi hát xong đều cảm thấy tất cả đều là hư vô, muốn chạy đi xuất gia ngay lập tức.
Cô ấy còn từng mua cho tôi một cái mõ, bảo rằng tôi có thể vừa hát vừa gõ mõ, tốt nhất gõ đến nỗi tất cả khác hàng đều trở nên thanh tâm quả dục, muốn quy y cửa phật.
Tôi là kẻ khác người, Diệp Thành còn khác người hơn cả tôi.
Tôi ngồi hát Chú Đại Bi, anh ta yên lặng ngồi nhìn tôi hát Chú Đại Bi. Tôi hát Tâm kinh bằng tiếng Phạn, anh ta vẫn yên lặng ngồi nghe tôi hát Tâm kinh. Anh ta nhìn tôi bằng ánh mắt yên tĩnh, có lúc còn ngửa ra sau dựa vào ghế nhắm mắt dưỡng thần, ánh đèn trong phòng chiếu xuống khiến gọng kính màu vàng của anh ta phản chiếu ra tia sáng chói mắt.
Sau này anh ta còn đặt phòng thêm mấy lần, chuyên tới nghe tôi hát Chú Đại Bi và Tâm kinh.
Anh ta nói làm luật sư lâu rồi, thấy quá nhiều mặt tối trong nội tâm con người, nhiều lúc anh ta cũng cảm thấy rất mờ mịt vì pháp luật không phải vạn năng, có rất nhiều thời điểm nó cũng không thể cho một kết quả công bằng.
Lúc tâm trạng suy sụp anh ta cũng rất thích nghe nhạc.
Chỉ không nghĩ tới Chú Đại Bi mà tôi hát lại có thể khiến nội tâm anh ta trở nên bình thản hơn.
Tôi nói: "Cái này rõ ràng nói lên luật sư Diệp có duyên với cửa phật, xuất gia đi."
Anh ta nói: "Yên Yên, đừng quậy."
Ý cười trong mắt của vị luật sư Diệp vẫn luôn ít nói ít cười kia trở nên càng ngày càng dịu dàng. Tên này cũng luôn xe lái xe một đoạn đường rất xa đến chờ tôi tan làm lúc rạng sáng.
Anh ta muốn đưa tôi về nhà.
Nhưng đáng tiếc, sau đó tôi đến bàn tiếp tân ở đại sảnh dặn dò:
"Sau này luật sự Diệp của văn phòng luật Hoài Kinh đến đặt phòng thì cứ nói là hết phòng rồi."
Sau khi Chu Tẫn đi tôi bắt đầu thích nghiên cứu luật hình sự.
Buôn lậu thuốc ph.i.ệ.n cân nhắc mức hình phạt tiêu chuẩn: He.r.o.in, 3gr, một năm; 10gr, bảy năm; 50gr, mười lăm năm; 100gr, chung thân; 200gr, tử hình.
Tôi nghĩ mãi mà vẫn không rõ, tại sao Tôn Đại Sấm lại to gan đến nỗi dùng hàng hóa để buôn lậu thuốc ph.i.ệ.n, thậm chí còn không thèm kiêng nể gì mà dám tới giao dịch ở bến tàu.
Sau này Phó Lôi nói: "Mấy chuyện này ai mà dám nói trước được, sống chết vốn đã do mệnh, không ai có thể một tay che trời cả. Thời gian đó anh Sấm đúng là quá bành trướng, anh ta đắc tội với nhiều người quá rồi. Chỉ là chuyện của A Tẫn, anh xin lỗi, thật sự anh không nghĩ tới...."
"Anh Lôi, không trách anh được, anh cũng đâu có cách nào, khi ấy suýt chút nữa anh cũng tự thân khó bảo toàn nữa mà."
Tôi nghiêm túc nhìn anh ấy, cười một tiếng: "Phạm phải tội nên chết, anh Sâm là trừng phạt đúng tội. Còn A Tẫn, chỉ có thể nói là do vận may của anh ấy không tốt thôi."
Hai năm đầu tiên tôi thật sự nghĩ rằng là do vận may của anh không tốt.
Phó Lôi cho rằng tôi ở lại Kim Triêu làm việc là bởi nhớ mãi không quên Chu Tẫn.
Ngay từ đầu đúng là vì vậy.
Chu Tẫn mất rồi, tôi cũng chẳng cần phải rời khỏi Hoài Thành để làm gì.
Huống chi tôi cũng không chắc là có phải anh đã chết thật rồi không, lỡ như ngày nào đó anh còn sống rồi trở về thì sao.
Ngày qua ngày, năm này qua năm khác.
Mãi đến ngày hôm nay của bảy năm sau tôi mới hoàn toàn tin rằng anh đã chết thật rồi.
Nếu anh còn sống, chỉ cần còn một hơi thôi anh cũng sẽ không nỡ bỏ tôi ở lại.
Đã sớm nên buông xuống, ba năm trước tôi cũng đã muốn buông.
Nhưng mà sau đó tôi lại nhận được một cuộc điện thoại. Cuộc gọi này là do Tiểu Lục đã mất tích cùng lúc với Chu Tẫn gọi tới.
Năm đó cậu ta cũng đi nhận hàng ở bến cảng với Chu Tẫn.
Tiểu Lục và A Tẫn có xuất thân giống nhau, cậu ta cũng là cô nhi.
Ban đầu cậu ta chỉ là lưu manh trên phố phường thôi, sau này gặp được A Tẫn liền vẫn luôn đi theo anh làm việc.
Lúc A Tẫn rời khỏi Kim Cương, nói rằng tương lai anh muốn thành lập một câu lạc bộ lái motor có thể đào tạo ra đội xe đoạt giải vô địch thế giới, thì Tiểu Lục cũng ở bên ầm ĩ rằng cậu ta muốn làm người đại diện của đội xe.
Sau này khi A Tẫn đi theo anh Sấm để làm việc cho ông ta thì cậu ta vẫn đi theo anh.
Tôi chỉ biết anh Sấm bị đánh gục, Chu Tẫn nhảy xuống biển, trên báo cũng chỉ đăng một tin tức đơn giản ---
"Cảnh sát địa phương truy phá được một vụ án buôn lậu thuốc ph.iện rất lớn ở ngay bờ cảng biển, kẻ phạm tội chống lại lệnh bắt giữ đa số đã bị đánh gục."
Không ai quan tâm đến mấy tên lâu la như Tiểu Lục còn sống hay đã chết.
Cho nên vào một buổi đêm của rất nhiều năm sau cậu ta mới có thể run rẩy mà bấm gọi số điện thoại vẫn luôn chưa thay đổi của tôi.
"...Chị Yên, em là Tiểu Lục."
Cách một khoảng cách xa xôi cùng cực, tôi tỉnh lại giữa đêm, mồ hôi lạnh toát ra ướt đẫm tóc khiến tôi cảm giác được từng cơn ớn lạnh chạy dọc theo sống lưng.
Giọng nói của Tiểu Lục chứa tiếng khóc nức nở: "Em còn chưa tới nơi thì anh Tẫn đột nhiên gọi điện thoại đến nói em mau chạy đi, trong điện thoại vang lên rất nhiều tiếng súng, anh Tẫn bảo em nói với chị, anh ấy, anh ấy...."
"Anh ấy nói gì?"
Tiểu Lục gào khóc: "Anh ấy chưa kịp nói, anh ấy mới vừa nói rằng mày nói với A Yên, sau đó điện thoại bị mất tiếng, không còn âm thanh nữa...."
Dường như vừa mới trải qua một giấc mơ, cơn gió buổi rạng sáng cứ thổi mãi, tôi ngồi lặng người trên giường, tóc tai rối tung, cách một chiếc điện thoại truyền ra âm thanh nghẹn ngào của tôi: "Tiểu Lục, sao cậu không trở về Hoài Thành? Tại sao lại chạy trốn?"
"Em sợ."
"Cậu sợ cái gì? Bây giờ Phó Lôi có thể bảo vệ cậu."
"...Chị Yên, người em sợ chính là anh ta."
- ----
Gần đây đã xảy ra rất nhiều chuyện.
Cô bạn Trần Ngọc nhát gan nhưng vẫn luôn có quan hệ rất tốt với tôi hồi học đại học đột nhiên gọi tới hẹn tôi đi ăn cơm.
Cô ấy đã lập gia đình, cũng sinh được hai đứa nhỏ, chồng là giám đốc của một công ty quảng cáo.
Trần Ngọc là người bạn đại học duy nhất mà tôi còn liên lạc.
Không đúng, còn có Trần Gia Hạ, sau khi tốt nghiệp cậu ta tiếp tục học lên thạc sĩ rồi lại học tiến sĩ, bởi vì thành thích học tập ưu tú nên được mời ở lại Cửu Kinh làm giảng viên đại học.
Đến nay cậu ta vẫn chưa kết hôn, ngày lễ tết vẫn sẽ tán gẫu vài câu với tôi.
Trần Ngọc hẹn tôi ra ngoài ăn cơm, đó là một nhà hàng rất nổi tiếng ở thành đông.
Tôi nói đùa với cô ấy: "Cậu phát tài à? Sao chọn chỗ mắc vậy?"
Trần Ngọc đã trở thành một người mẹ nhưng vẫn ngại ngùng như lúc xưa: "Nào có, chuyện đi học của Đại Bảo nhà mình còn không phải do cậu giúp một tay sao. Với lại nhà hàng này là do nhà sếp của chồng mình mở, bữa tết có cho nhà mình phiếu giảm giá nên giờ mình tính dùng cho xong này."
"Thôi đừng, chút chuyện nhỏ này không đến mức phải vậy đâu."
Tôi nửa đùa nửa thật mà cúp điện thoại rồi sau đó nghiêm túc rửa tay bằng xà phòng.
Đúng thật là không đến mức đấy, trước đây bởi vì vấn đề hộ khẩu mà nhóc con nhà cô ấy không thể vào được trường tiểu học mong muốn, cô ấy muốn dùng tiền để cho cậu nhóc vào học nhưng chuyện này lại tốn tới mấy chục ngàn tệ.
Tiền lương của chồng cô ấy cũng khá ổn, cho nên lúc đầu khi sinh đứa thứ hai mà lại không có ai trông con nên cô ấy liền an tâm từ chức ở nhà để trông đứa lớn sắp lên tiểu học và cô con gái nhỏ còn đang b.ú sữa mẹ.
Nhà có hai đứa nhỏ nên chi tiêu đột nhiên tăng nhiều hơn, với lại hai năm qua vì tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tới các ngành nghề nên áp lực của chồng cô ấy tăng gấp bội, hai vợ chồng vì mấy chục ngàn tệ này mà đã cãi nhau mấy lần.
Lúc tôi nghe Trần Ngọc than thở thì chợt nhớ tới A Tĩnh từng nói cô ấy có một người dượng là hiệu trưởng trường tiểu học.
Chuyện tốn tới mấy chục ngàn tệ cuối cùng lại được giải quyết dễ dàng.
Trần Ngọc cố ý muốn mời tôi ăn cơm, tôi nghĩ một hồi vẫn kêu A Tĩnh đi cùng.
Lúc hai chúng tôi bắt đầu lái xe đi thì tôi còn đặc biệt đi vào một tiệm đồ dùng mẹ và bé ở ven đường mua hai hộp sữa bột cho bé cưng nhà Trần Ngọc.
A Tĩnh cảm thán nói: "Yên Yên, mình cảm thấy tính cách cậu cực kỳ tốt luôn, thật đấy, tâm địa thiện lương, đối xử với ai cũng rất chân thành."
Xe là do cô ấy lái, tôi để sửa bột vào ghế sau rồi cười nói: "Trần Ngọc nuôi con áp lực lắm, một bữa cơm kiểu gì cũng phải bỏ ra mấy trăm tệ, sao mình để vậy được."
A Tĩnh lại ngồi lải nhải, nói gì mà áp lực cuộc sống của xã hội hiện đại quá lớn. Nếu không phải do áp lực thì cô ấy cũng không đến nỗi bị lừa sạch tới hai lần như thế, bạn trai sắp kết hôn cũng chẳng ra sao nên tuổi cô ấy lớn rồi mà vẫn phải đi hộp đêm làm việc để trả nợ.
Chúng tôi vừa đi vừa tán gẫu vài câu, ánh mắt của tôi lơ đãng nhìn ra ngoài cửa xe, ngoài đường ngày dài vẫn rộn rã, dòng người tấp nập vô cùng.
Nếu như bé con của tôi và A Tẫn vẫn còn thì chắc cũng chuẩn bị đi học tiểu học rồi.
Tiếc là A Tẫn đi mất, bé con cũng không chịu ở lại.
Tôi còn nhớ khi đó tôi cực kỳ cố gắng kiếm chế tâm trạng của mình, nhưng cuối cùng vẫn không giữ lại được bé con của chúng tôi. Thời điểm tôi ở phòng bệnh đờ người nhìn ra cửa sổ thì Trần Ngọc tới thăm tôi.
Khi đó người chiếu cố, chăm sóc tôi là vợ của Phó Lôi, chị Diêu Khiết.
Thật ra thì tôi vẫn luôn biết ơn bọn họ.
Nhưng khi tôi và A Tĩnh vào nhà hàng, vừa cười nói vừa đẩy cửa phòng ăn ra thì tôi đột nhiên ý thức được rằng, người mà bạn đối xử thật lòng cũng có thể không chút do dự nào mà dẫm đạp lên bạn.
Phòng ăn rất lớn, nội thất trông vô cùng cao cấp, trong phòng lần lượt ngồi một đống gương mặt quen thuộc.
Có Trương Giai Giai, Trình Khổng, Hứa Y Nhiên, Từ Lãng,...Còn có cô em gái tôi đã không gặp rất nhiều năm, người mới vừa về nước không lâu - Tống Tiếu.
Những người từng điên cuồng tản ra lời đồn đãi rằng tôi đi KTV làm gái vũ trường hồi còn đi học, những người luôn tìm cơ hội để bặt nạt, nhục mạ tôi hầu hết đều có mặt.
Tốt lắm, còn có cả Trần Ngọc sợ hãi rụt rè ngồi đó với sắc mặt trắng bệch nữa.
A Tĩnh không hiểu chuyện gì xảy ra, kéo tay tôi rồi hỏi: "Sao có nhiều người vậy, không phải nói chỉ có ba người chúng ta thôi sao?"
Trương Giai Giai và Tống Tiếu ngồi cạnh nhau cười với tôi: "Bạn học cũ, sao vậy, nhìn thấy chúng mình khiến cậu mất hứng à?"
Tôi không để ý đến mấy cô nàng này, cầm hai bình sữa bột đi qua rồi đặt trước mặt Trần Ngọc.
"Cái này cho em bé, bữa cơm hôm nay coi như xong đi, sau này cũng không cần lại mời nữa đâu."
Tôi xoay người định rời đi thì đột nhiên bị Trần Ngọc nắm lấy tay, mũi cô ấy có hơi hồng, giọng nói mất tự nhiên: "Đại Yên, đến cũng đến rồi, ăn xong rồi hãy đi."
Tôi liếc nhìn cô ấy một cái, cô ấy không chịu ngẩng đầu nhìn tôi, chỉ biết cúi gằm mặt.
Bên cạnh là tiếng cười có ý khác của Tống Tiếu vang lên: "Đại Yên, không có ai làm chỗ dựa cho cậu nữa nên ngay cả một bữa cơm cũng không dám ăn à?"
Chỗ dựa?
Tôi hiểu, xem ra tuy cô ta ở nước ngoài nhưng lại biết khá rõ mấy tin tức trong nước.
Lúc tôi bị bạo lực học đường rồi mắc bệnh trầm cảm thì Chu Tẫn vẫn luôn chăm sóc tôi.
Thậm chí sau này hết thời gian bảo lưu phải quay lại trường đi học thì cũng là Chu Tẫn đưa đón tôi mỗi ngày.
Lúc ấy mấy người Trương Giai Giai đã không dám bắt nạt tôi nữa.
Bởi vì có sự tồn tại của Chu Tẫn.
Gã trai có biệt hiệu là Chu Tiểu Điên kia trực tiếp trói mấy tên sinh viên nam trước đây đã bắt tay với mấy cô nàng này để bắt nạt tôi lại.
Bọn họ bị anh treo thành mấy cái bao cát trong xưởng xe cũ bỏ hoang, bị đánh cho hấp hối đến tận hai ngày sau mới được phát hiện.
Đợi đến khi bọn họ dưỡng bệnh xong lại quay về trường học một lần nữa, lúc đó tôi đang ăn cơm với Chu Tẫn trong căn tin, đột nhiên anh đẩy bàn rồi đứng dậy đi nhanh về phía bàn mà bọn họ đang ngồi.
Mấy đứa Trương Giai Giai cũng đang ngồi ở đấy.
Chu Tẫn ngồi chiễm chệ giữa đám bọn họ, hơi ngả người ra sau, lười biếng châm một điếu thuốc, rít một hơi rồi gảy tàn thuốc và khay đồ ăn của bọn họ.
Sau đó anh nhướng mày lên nhìn cả đám.
Đám người Trương Giai Giai giận mà không dám nói gì, mấy tên sinh viên nam cũng chỉ dám cúi đầu chán chường chạy đi.
Bọn họ đều là sinh viên có gia cảnh tốt, sau khi gặp chuyện không may người nhà đều đã báo cảnh sát.
Đáng tiếc, bọn họ không có chứng cớ cho thấy Chu Tẫn là người trói bọn họ lại.
Anh không quậy đến nỗi xảy ra án mạng nên bọn họ cũng chẳng giải quyết được gì.
Tuy rằng sau đó Chu Tẫn đã bị Phó Lôi mắng cho một trận.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.