Trọng Sinh Vi Quan

Chương 377: Tưởng niệm




Chu Trọng tuy bị người giành nói trước nhưng y vẫn giải thích:
- Hồ lão gia tử mặc dù tuổi cao nhưng tôi biết từ khi thôn Hồ gia được thành lập tới nay trong thôn vẫn trồng đủ các loại hoa, không biết sao Hồ lão gia tử lại thích hoa như vậy?
Người vừa trả lời lại nói:
- Lão gia tử không phải thích hoa mà là ông đang suy nghĩ tới người. Năm đó ông ở trên núi dẫn người đánh du kích với quân Nhật Bản, ban đầu theo ông có hơn 400 huynh đệ, cuối cùng chỉ còn không đến 30 người sống, những người còn lại đều hy sinh. Điều kiện lúc đó không cho phép an táng bọn họ được tốt, chỉ có thể chôn tập thể mà thôi.
- Sau đó khi kháng chiến thắng lợi, lão gia tử muốn an táng tốt cho huynh đệ, muốn lập bia vì dù sao những người này đều theo lão gia tử cả đời, thân với ông hơn cả anh em ruột nhưng mà bọn họ không có con cái, tất cả đều hy sinh khi còn trẻ. Lão gia tử muốn làm cho thế hệ con cháu như chúng tôi cứ tới dịp lễ tết là thắp hương, dọn cỏ ở mộ bọn họ.
- Nhưng khi lão gia tử lên núi lại phát hiện ngọn núi mấy năm trước là khu đất trọc giờ đã mọc đầy hoa dại và không tìm được nơi chôn các huynh đệ năm nào. Lão gia tử ngồi trên núi khóc hồi lâu cuối cùng chỉ có thể gọi người tới đào ít hoa dại trên núi tới trồng ở trong thôn chúng tôi. Lão gia tử thường nói với chúng tôi là những bông hoa này là huynh đệ năm nào của ông chuyển thế, bảo chúng tôi nhất định phải chăm sóc tốt cho hoa.
Chiến hữu, chiến hữu, thân như huynh đệ! Người chưa vào quân đội thì rất khó giải thích loại tình cảm này. Khi lên chiến trường anh có thể yên tâm giao sau lưng mình cho đồng đội, khi đó bọn họ và anh là một thể, mọi người còn thân hơn cả anh em ruột.
Năm đó khi Hứa Lập dẫn đội ra nước ngoài chấp hành nhiệm vụ, vì hoàn thành nhiệm vụ mà mọi người bất chấp nguy hiểm và có thương vong. Tình hình khi đó rất khẩn cấp, căn bản không thể nào mang xác bọn họ đi nhưng vì không muốn lộ thân phận của mình, không muốn đồng đội không được toàn thây khi rơi vào tay quân địch nên đành phải chôn tạm xác bọn họ vào rừng hy vọng lúc có cơ hội quay lại mang về quê hương.
Đi trên con đường mọc đầy hoa, mọi người đi vào trong thôn. Nhưng vừa vào thôn, Hứa Lập lại phát hiện đường trong thôn rất hẹp, rất quanh co, hơn nữa các nhà trong thôn đều được xây bằng đa.s
Triệu Quốc Khánh cùng Chu Trọng còn không có cảm giác gì nhưng Hứa Lập lại rất bội phục vị Hồ lão gia tử kia. Đây đâu phải thôn xóm mà quả thật giống như một pháo đài chắc chắn. Cũng may mình không nghe theo lời yy điều động quân đội tới đây, chỉ riêng nhìn kiến trúc là biết Hồ lão gia tử sợ sớm không nghe lời nộp hết súng đạn ra. Đừng nhìn quân đội cầm vũ khí tự động tiên tiến nhưng nếu muốn tấn công thôn Hồ gia này nếu không có pháo hạng năng mà chỉ dựa vào súng tự động cùng lựu đạn sợ rằng còn không biết hươu chết vào tay ai.
Đi qua vài con đường quanh co, mọi người cuối cùng tới được trung tâm thôn Hồ gia, đây cũng là từ đường của thôn. Hứa Lập từ xa xa đã thấy trước từ đường có rất đông người, mà trước cửa từ đường có một ông lão tóc bạc trắng đang ngồi trên ghế. Mà đứng bên cạnh y chính là bí thư xã Đại Thụ - Hồ Kiến Nghiệp mà Hứa Lập biết. Hồ Kiến Nghiệp đang nhỏ giọng nói gì đó với Hồ lão gia tử nhưng ông ta không để ý tới.
Lúc này Hồ Kiến Nghiệp cũng thấy đám người Hứa Lập, y vội vàng chạy tới chào Hứa Lập.
- Thị trưởng Hứa đã tới, là tôi không làm tốt công việc, tôi làm phiền ngài tới đây một chuyến rồi.
Hứa Lập cười nói:
- Không có gì, vừa vặn có cơ hội bái kiến nhân vật truyền kỳ là Hồ lão gia tử.
Hồ Kiến Nghiệp vừa nghe lời này vội vàng nhỏ giọng nói:
- Thị trưởng Hứa, tính lão gia tử nhà tôi rất cứng, nếu không ngài tới nhà cháu tôi nghỉ một chút, chờ tôi khuyên lão gia tử.
Hứa Lập biết Hồ Kiến Nghiệp có ý tốt, y sợ Hồ lão gia tử không cho mình thể diện. Chẳng qua lần này mình tới là để giải quyết vấn đề, nếu mình tránh đi tì không phải làm người cười chê sao?
- Không cần, chúng ta vào gặp lão gia tử thôi, xem ông có ý gì.
- Nói gì lão gia tử cũng không thông. Tôi khuyên nửa ngày rồi nhưng lão gia tử vẫn không chịu nghe. Lão gia tử nói nếu cháu ngài không phạm tội thì chúng ta sao có thể bắt.
Hứa Lập nhíu mày nói:
- Lão gia tử phải là người hiểu lý lẽ chứ, sao có thể hồ đồ như vậy? Có phải lão gia tử có hiểu lầm không?
Hồ Kiến Nghiệp gãi đầu, y nhìn lén yy rồi mới nói:
- Tôi đoán có lẽ không phải là hiểu lầm mà tôi phát hiện Hồ Ngọc Bảo thấy người mặc cảnh phục là có thành kiến.
Hứa Lập hỏi tới.
- Có chuyện gì vậy? anh tới bây giờ vẫn không rõ nguyên nhân sao?
- Không, lão gia tử không chịu lên tiếng, tôi khuyên nửa ngày rồi nhưng lão gia tử vẫn không chịu nói là vì nguyên nhân gì?
- Đi thôi, chúng ta đừng ở đây suy đoán nữa, tốt nhất là vào hỏi Hồ lão gia tử. Đâu có việc gì lớn, chỉ cách ly vài ngày mà thôi, lão gia tử sao lại nóng tính tới vậy?
Hứa Lập nói xong dẫn đầu đi về hướng Hồ lão gia tử, hắn hy vọng có thể hỏi xem là có việc gì.
Đi tới trước mặt Hồ Khai Thái, Hứa Lập cẩn thận đánh giá nhân vật truyền kỳ này. Hồ Khai Thái lão gia tử mặc bộ đồ luyện công màu trắng may bằng vải thô. Mặc dù ông đã hơn 80 tuổi, râu tóc đều bạc như tuyết nhưng rất khỏe mạnh, ánh mắt lấp lánh, mặt hồng hào, làn da mềm nhẵn ít nếp nhăn. Nhìn bộ dạng của Hồ Khai Thái thì ông sợ là sống thêm 30, 50 năm nữa cũng không có vấn đề gì.
- Lão gia tử.
Hứa Lập cung kính hành lễ với Hồ Khai Thái.
Hồ Kiến Nghiệp vội vàng nói:
- Lão gia tử, đây là thị trưởng thị xã Vọng Giang chúng ta.
Khi Hứa Lập quan sát Hồ Khai Thái, Hồ Khai Thái cũng đánh giá Hứa Lập một phen. Ngoài mặt mặc dù không biểu hiện gì nhưng trong lòng ông lại rất tán thưởng Hứa Lập. Hồ Khai Thái ngồi im nhận cái hành lễ của Hứa Lập. Nghe Hồ Kiến Nghiệp giới thiệu xong, ông mới khoanh tay đáp lại, sau đó ông nhìn Hồ Kiến Nghiệp nói:
- Lấy ghế cho thị trưởng Hứa.
Hồ Kiến Nghiệp chạy ra phía sau lấy một chiếc ghế đặt ở bên cạnh Hồ Khai Thái, sau đó y đứng một bên không dám nói chuyện.
Hứa Lập vừa định mở miệng đột nhiên máy điện thoại vang lên. Hứa Lập không thể làm gì khác hơn là xin lỗi cười nói:
- Xin lỗi lão gia tử, tôi nghe điện trước đã.
Hồ lão gia tử vung tay lên nói:
- Không có gì.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.