Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 28: Thợ sửa chữa bé bỏng




Cha trở về Liễu Gia Sơn sống, chị cả nghỉ đông, cũng trở lại Liễu Gia Sơn. Người vui nhất là chị hai và chị ba. Hai người họ không hề biết gánh nặng đang đè lên vai cha.
Thế này cũng tốt, có thể vui vẻ tận hưởng tình thân trong gia đình.
Không phải ai cũng giống tôi, có thể sống lại lần thứ hai. Đai đa số sống cả đời, cũng chỉ trải qua thời thơ ấu được một lần. Cha không hề muốn tuổi thơ của chị hai và chị ba vì chuyện này bị lưu lại một bóng đen.
Thậm chí ông còn vui vẻ mua một chiếc kèn acmonika, kiền nhẫn ba chị nốt nhạc, rồi thổi kèn.
Dù sao đi nữa việc học hành của tôi, ông không lo lắng chút gì cả.
Cha từ xã về nhà, bác Chu không nói câu nào, ngày hôm sau cuốn chiếu về nhà cùng sư mẫu. Ông vì thể diện của cha và Nghiêm Ngọc Thành mới đi đến xã làm cái đội viên văn công bỏ đi ấy.
Đường đường là một giáo sư, có sa ngã lắm cũng chỉ có mức độ thôi chứ?
Theo cách nói của Chu tiên sinh, dựa vào trình độ tiếng Anh hiện thời của tôi, đi đến nước Anh sống không còn vấn đề gì nữa rồi. Còn tiếng Nga, những tình huống thông thường trong đời sống cũng đã có thể ứng phó được rồi, chỉ là khi gọi cả họ lẫn tên của người khác thì cần phải chú ý.
Cũng khó trách, là tật xấu vốn dĩ đã có, cả đời cũng chỉ nói lầm rầm, nói cả đời tiếng Nga, nhiều khi cả tên mình cũng còn lẫn lộn. Giả dụ tên người Hán, cũng động một cái là mấy chục trăm chữ, những người không bị lẫn lộn đếm trên đầu ngón tay.
Năng khiếu học ngoại ngữ chỉ là một phần, sự “thiên tài” của tôi không chỉ có thế. Chu tiên sinh đã quyết định không dạy cho tôi nữa. Vì ông học văn học, môn toán trong khi học đại học hầu như đã quên gần hết. Nêu ông nhận ra sự hiểu biết của mình về vi phân tích phân còn không bằng một đứa trẻ tám tuổi, có lẽ sẽ xấu hổ chết mất.
Kiến thức văn sử, tôi vẫn còn phải cố gắng dài dài, vả lại tôi cũng cho rằng về sau chẳng làm cách nào mà vượt được thầy tôi. Bây giờ tôi chỉ có hạn chế về hiện trạng xã hội và tuổi tác quá nhỏ, nên không thể ra mặt được. Đợi đến qua mấy năm nữa, có lẽ tôi cũng chẳng còn nhiều thời gian dành cho sách vở. Nếu cha vượt được qua cái nạn này, thành công thăng chức, tôi dù cho không làm chính trị cũng phải đi buôn bán, làm một “phú ông” đàng hoàng.
Nhưng cái môn tiếng Hán hiện đại này, hầu hết thầy đều áp dụng cách để tôi tự học, thỉnh thoảng cho ra một vài câu hỏi cổ quái để làm khó tôi, chỉ có môn tiếng Hán cổ thầy mới sát sao. Khổ thân tôi, tuổi thì nhỏ, bình thường nếu không phải cuốn lưỡi đọc tiếng nước ngoài, thì cũng là “chi hồ giả dã”(những trợ từ dùng trong văn ngôn để diễn tả bài đọc hoặc bài viết không rõ ràng), cứ đọc đi đọc lại, tự nhiên như biến thành ông già.
Có lẽ việc giảm áp lực học cho học sinh trung tiểu học còn quan trọng hơn là việc giảm áp lực cho nông dân.
Mẹ vẫn có chút ý kiến về việc không đi học của tôi. Không phải bà không tin tưởng trình độ của thầy Chu, cả huyện Hướng Dương này, giáo sư đại học về nhà làm ruộng chỉ có mình ông, không có ai khác. Chỉ là bà thấy, con nhà người ta đều lên lớp học hành, duy chỉ có con nhà mình không thế, tự dưng cảm thấy kỳ kỳ. Nhưng tôi lại không thể nói với bà rằng, với kiến thức bây giờ của tôi, có lẽ thi vào trường đại học Thanh Hoa, đại học Bắc Kinh cũng chẳng có vấn đề gì. Năm ngoái đã khôi phục lại chế độ thi đại học, nếu thuận tiện, tìm một bộ đề về làm thử, xem trình độ mình đến đâu. Có khi thậm chí tôi còn nghĩ, không chừng mình ngồi lại nghiên cứu những vấn đề về học thuật, làm hẳn cái giải Nô-ben chơi. Dù tôi chỉ là một người bình thường, nhưng xét cho cùng cũng đã đi trước đến 30 năm, ưu thế này quả lớn rồi, nếu muốn trở thành người đạt giải Nô-ben sớm nhất Trung Quốc, có lẽ cũng không quá khó.
Đương nhiên tôi cũng chỉ nghĩ vậy thôi, chứ không bắt tay vào làm.
Làm nhà khoa học lớn nổi danh trên thế giới? Ha ha, thôi đi vậy. Những ngày tháng sau đó chưa chắc đã thú vị đâu.
Thực ra, tôi không mấy để tâm vào việc học hành. Xét đến cùng cũng vì có tâm lý của người 40 tuổi, đã ai thấy một ông 40 tuổi có thể yên tâm ngồi lại mà học hành hay chưa? Chỉ là dạo này nhàn rỗi, học thêm chút kiến thức cũng còn hơn là không làm gì.
Cha tiễn mẹ đi xã Liên Hoa rồi.
Tôi xem một lượt “chiến tranh và hòa bình”, cả một khối não đau nhức hết, chị hai và chị ba cùng một đám trẻ con lấy rơm bện thành một sợi thừng rất thô, rồi treo lên xà nhà làm xích đu, ríu ra ríu rít chơi đùa. Tôi dứt khoát vất ông Tôn-xtôi sang một bên, vươn vai một cái, đột nhiên tính trẻ con nổi lên, lại muốn tụ tập cùng bọn chúng, cùng chơi xích đu.
Âm thanh xe máy từ xa vọng lại.
Kỳ lạ thật, nơi chim không thèm đến ị như Liễu Gia Sơn này, sao lại có xe máy cơ chứ?
Vào năm 1978, trên khắp đất nước Trung Quốc, xe máy là một vật rất hiếm hoi, thậm chí là của đoàn thể nhà nước.
Trong lòng tôi bỗng căng thẳng. Lúc này, người của đoàn thể còn đến Liễu Gia Sơn làm gì? Chắc chắn là đến tìm cha. Chẳng lẽ trong một thời gian ngắn như vậy, sự việc lại có sự thay đổi?
Việc tốt hay việc xấu đây?
Nghĩ linh tinh, mắt tôi lại dính vào chiếc xe máy đang nảy lên nảy xuống trên đoạn đường núi.
Hai người, tuổi tác không lớn, từ cách ăn mặc có thể thấy, không giống với cán bộ huyện, tôi thở phào nhẹ nhõm.
“Thầy giáo Liễu, thầy giáo Liễu có nhà không?”
Gọi là thầy giáo Liễu, vậy nhất định không phải là cán bộ huyện hay xã rồi. Nếu không, đáng lẽ phải gọi là chủ nhiệm Liễu hoặc đồng chí Liễu Tấn Tài mới đúng.
“Chuyện gì vậy?”
Chị cả nghe thấy tiếng gọi liền chạy ra.
“Mọi người là ai? Cha cháu không có nhà.”
Ông ngoại và chú đều đi làm rồi, bà ngoại đang bận làm đồng, ở nhà không có người lớn, chỉ có chị cả đứng ra làm chủ.
Hai người thanh niên tỏ vẻ vô cùng thất vọng, nhưng vẫn nói: “Chúng tôi là người của quặng mỏ bảy một, đến tìm thầy giáo Liễu giúp đỡ, động cơ trục kéo của chúng tôi hỏng mất rồi, không tìm được người sửa…..Thầy giáo Liễu đang ở đâu, để chúng tôi đến đón ông.”
Câu này làm tôi giật mình.
Quặng mỏ bảy một cách Liễu Gia Sơn không xa, chừng 7, 8 dặm. Cấp bậc cũng không nhỏ, cũng là tập đoàn cơ đấy, trực thuộc cục khoáng vụ Bảo Châu. Cục khoáng vụ Bảo Châu và khu Bảo Châu là cùng cấp, cùng trực thuộc bộ công nghiệp than đá quốc gia.
Sao cơ? Một tập đoàn mỏ quặng cấp huyện, mà không có đến nhân viên sửa chữa?
Ừm, cũng không phải không có khả năng. Tôi có nhớ trong quyển tiếu thuyết “từng năm như nước trôi qua” của tiên hiền vương Tiểu Ba tiên sinh có nói rằng: một quặng mở nào đấy của Hà Nam, vì không mời nổi nhân công sửa điện, máy móc hỏng rồi, không biết làm thế nào, bèn gọi kế toán và nữ bác sỹ của bệnh viện mỏ đến sửa. Hầu hết những người cầm quyền cho rằng những người đã từng được học qua đại học, dù cho chuyên ngành khác nhau, thì cũng có chút hiểu biết cơ bản về máy móc. Tên nhóc nhà ngươi đã học qua đại học, dù chưa ăn thịt heo bao giờ thì cũng phải biết heo đi như thế nào chứ. Máy móc hỏng rồi, không gọi mấy người học đại học như các người đến xem chẳng lẽ lại gọi người mù chữ đến xem à? Đây cũng giống với cái gọi là “nhất pháp thông vạn pháp thông” trong một vài tiểu thuyết kiếm hiệp nào đó. (biết được môt thứ thì sẽ biết được vạn thứ)
“Cha cháu đi lên xã Liên Hoa rồi, hôm nay vẫn chưa về.”
Người thanh niên dường như tuyệt vọng rồi.
Xã Liên Hoa, hơn bốn mươi dăm, thà đi đến huyện thành còn hơn.
Tôi không nhịn được hỏi một câu: “Sư phụ, mỏ của mọi người không có công nhân sửa chữa sao?”
“Có một người, nhưng đúng lúc mẹ vợ anh ta mừng thọ 60 tuổi, vừa xin nghỉ phép về huyện Uy Trữ rồi…”
Khu Bảo Châu gồm 1 tỉnh bảy huyện, nhưng rất không may là, huyện Uy Trữ là huyện nằm ở khu vực ngoài cùng, cách huyện Hướng Dương chừng 200 dặm. Vào năm 1978, đây là khoảng cách xa đến độ làm người ta phải tê cả đầu.
Người còn lai ngồi trên xe máy không khách khí gì nói: “Thầy giáo Liễu không có nhà thì chúng ta về đi, nói chuyện với trẻ con làm gì?”
Tôi buồn nẫu cả ruột, đi ra ngoài dạo chơi một lúc cũng là việc không tồi, bèn thuận miệng nói: “Cháu đi cùng mọi người xem sao.”
“Gì cơ?”
Tất cả mọi người đều kinh ngạc.
Không đợi cho hai người đó nói câu nào, chị cả liền kêu lên: “Tiểu Quân, em đang nói linh tinh gì thế? Em xuống mỏ làm gì?”
Hai người thanh niên của mỏ quặng bảy mọt càng cười dữ hơn: “Anh bạn nhỏ ơi, cậu là con trai của thầy giáo Liễu phải không? ở dưới mỏ không có gì chơi đâu.”
Tôi lạnh lùng nói: “Các chú nghĩ là cháu đi chơi à? Cháu đến sửa động cơ cho mọi người đấy.”
“Cháu….sửa động cơ…”
Miệng hai người mở to đến độ có thể nhét vừa cả một quả trứng vịt
Chị cả vừa giận vừa lo: “Tiểu Quân, em đừng nói bậy ở đây nữa.”
Hai người lắc lắc đầu, người cầm lái đã bắt đầu khởi động xe.
“Công suất mô tơ của động cơ các chú là bao nhiêu? 37 nghìn oát hay là 45 nghìn oát, máy đứng hay nằm?”
Người thanh niên đang chăm chú khởi động xe bỗng giật mình quay đầu lại, hỏi: “Anh bạn nhỏ, cháu thực sự biết sửa à?”
Tôi nghênh đầu, nói không chút khách khí gì: “Vớ vẩn, Liễu Tấn Tài là cha cháu, cha cháu biết sửa, cháu cũng phải biết chứ. Mô tơ đồng bộ của xe trục kéo mỏ, kết cấu cũng không phức tạp lắm, có gì khó sửa chứ? Nhưng nếu cuộn cảm bị cháy, thì phải lắp cuộn cảm khác, tốn thời gian lắm đấy. cũng không biết ở mỏ của các chú có trang bị dây điện hay không. Thôi thôi, nói với các chú mấy vấn đề này làm gì dù sao các chú cũng không hiểu.”
Ha ha, đây gọi là ăn miếng trả miếng, có đòn trả đòn! Ôi ôi, chậm chậm thôi, đừng có khâm phục như thế!
Hai người vừa mừng vừa bất ngờ, nhìn nhau một lúc, rồi người ngồi sau nói: “lãnh đạo tỉnh và cục khoáng vụ sắp đến rồi, trưởng mỏ đang lo chết người lên, nếu như….sư phụ Liễu bé biết sửa động cơ, thì chúng ta đón nó về cũng vậy!”
Lúc này tôi mới hiểu, đến cuối năm, các ngành nghề bắt đầu bước vào kiểm tra công việc. lãnh đạo đến lần này có lẽ là người cấp cao có vị trí quan trọng.
Người cầm tay lái gật đầu, nở một nụ cười: “Sư…Sư phụ Liễu bé, vậy phiền cháu đi với chúng tôi một chuyến.”
Chớp mắt, đứa trẻ con đã biến thành “Sư…Sư phụ Liễu bé” rồi.
Trước đó bọn họ khinh thường tôi, làm tôi vô cùng không vui. Lúc này nhất định phải nịnh nọt một hồi.
“Sửa công tơ vừa bẩn vừa mệt vừa chẳng vui gì cả, cháu chẳng muốn đi.”
Thực ra chuyện này cũng khó trách người ta, tôi nhỏ như thế này, làm sao họ tin được.
Chị cả mắt chữ O miệng chữ A, thấy tôi ngang nhiên ngồi lên xe máy, lúc ấy mới định thần lại, gọi to: “Tiểu Tuấn, em không được đi.”
Tôi vỗ vỗ đầu. Sao lại quên được chuyện này cơ chứ? Không có người lớn đi cùng, tôi một mình đi xuống mỏ, nếu ông bà ngoại mà biết, có khi tức hộc máu ra mất.
“Chị cả, chỉ chẳng nghe người ta nói lãnh đạo tỉnh xuống kiểm tra hay sao? Trưởng mỏ Trương lo đến chết đi được rồi, chẳng lẽ chúng ta thấy chết mà không cứu sao? Nếu không, chị em mình cùng đi?”
Không đợi chị cả trả lời, tôi liền nói với người lái xe: “Sư phụ, hôm nay dù có sửa được hay không, cháu cũng không ngủ lại ở mỏ được, nhất định phải đưa cháu về.”
“Được được được, cái đó là đương nhiên rồi…..Em gái, cháu cũng ngồi lên đây đi. Cháu và em ngồi trong rọ này đi….Ôi, Kiện Quân, anh ngồi xuống đằng sau đi.”
Chị cả chưa đầy 16 tuổi, cũng vẫn còn một nửa trẻ con, tính ham chơi. Thấy có xe máy ngồi, người ta còn đồng ý tối đưa về đến nhà, ngay lập tức động lòng, do dự ngồi trong rọ, ôm tôi vào lòng.
Tôi không quên chào một câu: “Chị hai chị ba, ông ngoại về nói với ông một câu, em và chị cả đi đến mỏ quặng bảy một, tối là về.”
Chiếc xe máy nổ máy đùng đùng lên đường, chị cả vẫn chưa yên tâm, hỏi tôi: “Tiểu Tuấn, em biết sửa thật là?”
Tôi cười ha ha nói: “Chị cả, chị yên tâm đi, nếu là máy móc khác thì em không chắc, nhưng sửa một cái mô tơ thì có khó gì.”
Tôi không phải đang bốc phét. Mô tơ sử dụng những thiết bị điện thường gặp nhất, cũng là thiết bị điện kỹ thuật thành thục nhất. Kiếp trước tôi chơi trò này đến gần 20 năm, nghĩ lại cũng không đến mức phải sửa ở trong một quặng mỏ.
Tôi nói rất to, hai người Kiện Quân đều nghe thấy, càng yên tâm hơn.
Con đường rộng nhất nối Liễu Gia Sơn và mỏ quặng bảy một là một con đường rộng khoảng 3.5m, lâu lắm rồi không tu sửa gì, nên lồi lõm lỗ chỗ. Xe máy lượn trái lách phải, vòng và vòng vèo, chạy đến mỏ quặng bảy một mất 20 phút, mà làm xương cốt của tôi ê ẩm.
Một đám người vây quanh miệng mỏ, thấy xe máy về, hồ hởi ra đón, bỗng nhiên im bặt. một trong số đó, một người ra dáng cán bộ tầm ba mấy tuổi, mở miệng hỏi: “Thầy giáo Liễu đâu?”
Kiện Quân nhảy ra từ ghế ngồi phía sau, nói: “Mỏ trưởng, thầy giáo Liễu không có nhà, con trai của ông ấy nói là biết sửa, nên đến đây cùng chúng tôi..”
Người trung niên này nhất định là mỏ trưởng Trương rồi.
Mỏ trưởng Trương nghi hoặc nhìn hai chị em tôi, rồi hỏi chị cả một cách nghi ngờ: “cháu là con gái của thầy giáo Liễu? Cháu biết sửa mô tơ?”
Dù cho bộ dạng của chị cả giống thợ sửa chữa, nhưng lúc đó có khẩu hiệu: “phụ nữ có thể đỡ nửa bầu trời”, mẹ tôi là ví dụ điển hình, thêm nữa là danh tiếng của thầy giáo Liễu, có khi chị cả biết sửa thật.
Chị cả ngay lập tức đỏ mặt, có chút e ngại đẩy đẩy tôi.
“Đây là em trai cháu, em ấy….biết sửa mô tơ….”
“Cái gì cơ?”
Mỏ trưởng Trương hai con mắt như sắp rơi ra ngoài.
Mấy người xung quanh cười ồ lên.
“Cháu…Cháu đùa đấy à?”
Mắt mỏ trưởng Trương long lên, chỉ vào mặt Kiện Quốc chuẩn bị mắng.
Tôi vặn mình một chút, rồi lười nhác nói: “Mỏ trưởng Trương, lãnh đạo tỉnh sắp tới rồi phải không? Mô tơ ở đâu, dắt cháu đi xem.”
“Gì cơ?”
Mỏ trưởng Trương vẫn chưa định thần được.
Tôi có chút buồn cười: “Nếu ông muốn bị lãnh đạo phê bình thì tùy ông thôi. Chị cả, người ta không hoan nghênh chúng ta, chúng ta về đi.”
Thấy tôi nhỏ tuổi mà ăn nói hùng hồn, không có chút do dự nào, như kiểu vỗ ngực tự xưng, tất cả công nhân đều cười ầm lên. Mỏ trưởng Trương nửa tin nửa ngờ: “Cậu bé, cháu biết sửa mô tơ thật ư?”
“Ừm, là cha cháu dạy cho cháu.”
Mỏ trưởng mỏ bảy một, cấp tập đoàn cơ đấy, cấp độ cũng như Vương Bổn Thanh. Dù cho có là phó đi chăng nữa, trong cái chỗ này, cũng là một nhân vật đáng nể rồi. Vì thế không nên ăn nói quá khoa trương.
“Được, cháu đi với tôi.”
Mỏ trưởng Trương nhìn đồng hồ, mặt lo lắng, cắn răng, bước đi, có vẻ như muốn liều một phen.
Mọi người đều đi cùng chúng tôi, như đi xem Tây vậy, muốn biết kết quả của chuyện này thế nào.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.