Tuổi Chú Có Hơi Lớn

Chương 64:




Nhiếp Dịch ôm vào lòng cô mới nhận ra mình đã phóng túng với cô biết bao nhiêu
Biên tập: Min
Chung cư Trừng Viên, Nhiếp Dịch đang ở trong phòng sách gọi điện thoại.
Tề Quang nói: “Trước mắt tôi chỉ tra được chừng ấy.”
Nhiếp Dịch ngồi trên ghế check mail, vừa lướt vừa lạnh lùng thấp giọng hừ một tiếng: “Ông ta đúng là dám làm thật.”
Tề Quang không tiện xen vào, không đáp lời anh
Trong phòng nhất thời an tĩnh, cửa phòng sách không đóng lại, Nhiếp Dịch lướt mail xong, tính nói chuyện thì mơ hồ nghe thấy phòng cách vách có tiếng động, vội vàng nói với Tề Quang một tiếng rồi đứng dậy đi ra ngoài.
Phòng ngủ phụ, Tống Hi mơ thấy ác mộng, đau đớn và tuyệt vọng lẩm bẩm, Nhiếp Dịch phải kề sát gần cô mới nghe thấy, cô gọi mẹ.
“Bé cưng ơi, tỉnh dậy nào.” Nhiếp Dịch quỳ gối lên giường, cúi thấp người xuống, một tay cầm lấy đôi tay đang hoảng loạn vung lên của cô, tay kia sờ mặt cô đánh thức cô dậy.
Gương mặt ướt mèm, cô bé nước mắt giàn giụa.
Tống Hi mơ về năm mình mười tuổi, cô dính vào trước giường bệnh cầm tay Trần Cẩn Du đầy sợ hãi, Tống Tòng An từ ngoài đi vào, Trần Cẩn Du yếu ớt mở mắt ra, nói với cô đây là ba con, sau này con sẽ sống cùng ông ấy.
Trong mơ, cô biết rất rõ Trần Cẩn Du bị Tống Tòng An lừa gạt, đau đớn và sốt ruột túm chặt Trần Cẩn Du đang dần nhắm mắt lại, hét lên, mẹ ơi, không cần đâu.
Lúc nghe thấy tiếng ai gọi ‘bé cưng’, cô những tưởng rằng Trần Cẩn Du vẫn còn sống với cô đến tận giờ, chợt mở bừng mắt ra mới phát hiện hóa ra là Nhiếp Dịch đang gọi cô.
Đèn đầu giường được mở ở độ sáng hết cỡ, Nhiếp Dịch duỗi tay lau nước mắt đang chảy ra cho cô, nhẹ nhàng nói: “Đừng sợ, anh ở đây.”
Tuyệt vọng trong mơ tiêu tan, chỉ còn lại sự đau khổ tồn tại ở hiện thực, Tống Hi tỉnh táo lại, nhìn Nhiếp Dịch một hồi, vẫn không nói gì mà chỉ vươn tay lên ôm cổ anh, vùi đầu vào.
Phòng ngoài đèn đuốc sáng trưng, ánh sáng len lỏi theo khe cửa chui vào, nom còn sáng hơn cả ngọn đèn bàn.
Một lát sau Tống Hi mới buông anh ra, nằm xuống gối, mí mắt hoen đỏ, khàn giọng hỏi: “Anh còn chưa ngủ sao?”
Đã hơn 12 giờ rồi.
“Bây giờ ngủ.” Nhiếp Dịch duỗi tay vén tóc cô, sờ đến cái trán mướt mồ hôi, lại nhìn gương mặt hẵng còn ướt đẫm nước mắt, đứng lên muốn lấy khăn lông lau mặt cho cô.
Anh vừa động, Tống Hi tưởng anh muốn đi, giơ tay ra túm áo ngủ anh không buông, thỏ thẻ: “Anh ngủ với em đi mà.”
Động tác của Nhiếp Dịch khựng lại, hơi khom lưng đến gần tai cô, hôn nhẹ lên một cái, rồi mới nói khẽ: “Đến phòng anh ngủ nhé?”
Tống Hi gật đầu.
Nhiếp Dịch nặng nề nói: “Ôm chặt anh.”
Tống Hi nghe lời quàng qua cổ anh, Nhiếp Dịch duỗi tay ôm ngang cô lên.
Lúc ôm cô đi qua hành lang, hô hấp của Nhiếp Dịch vẫn rất vững vàng, bước đi nhẹ như bay, nhưng cố tình lại rủ mi ghẹo cô, lấy chuyện gần đây cô không chịu ăn cơm làm cái cớ: “Buổi tối không ăn được bao nhiêu mà sao không nhẹ tí nào thế này?”
Tống Hi không nói không rằng, chỉ là càng siết chặt vòng ôm hơn.
Về đến phòng ngủ chính, Nhiếp Dịch đặt cô lên giường, vào nhà vệ sinh lấy khăn lông lau mặt cho cô, xong xuôi cả rồi mới tắt đèn, lên giường, vươn tay kéo cô vào lòng mình.
Sau khi từ nghĩa trang về, mấy ngày sau Tống Hi không vực dậy tinh thần nổi, từng vì chuyện Trần Cẩn Du là kẻ thứ ba mà sinh ra đau đớn, oán hận, hoài nghi, bấy giờ ngoặt một cái đổi thay hoàn toàn, cô cứ mãi nhớ về những chuyện trước kia, nghĩ đến chuyện tại sao lại không nhìn ra Tống Tòng An nói dối, chuyện ngần ấy năm trôi qua người đời mạt sát Trần Cẩn Du, và cả chuyện cô lại từng oán trách bà.
Trong đầu cô rất loạn, đến tối thường không ngủ được, nhưng lại sợ ảnh hưởng đến Nhiếp Dịch nên chủ động đến phòng ngủ phụ.
Bây giờ Nhiếp Dịch ôm vào lòng cô mới nhận ra mình đã phóng túng với cô biết bao nhiêu, nếu không phải hôm nay nghe được cô nói mớ, thì sẽ không biết được chuyện cô luôn bị ác mộng đeo bám.
“Sau này không cho chạy qua phòng ngủ phụ nữa.” Nhiếp Dịch nói.
Tống Hi bị anh cọ lên mặt, thật ra cô cũng đã tốt hơn một tí, gối lên cánh tay anh, dưới ánh đèn mờ ảo, nhìn chằm chằm vào cổ áo của anh.
Một hồi lâu sau, cô nói: “Hôm nay em gặp dì Đường.”
Nhiếp Dịch lựa chọn bỏ qua cái xưng hô của cô, chỉ hỏi: “Nói về chuyện gì?”
Thật ra anh biết chuyện cô hẹn Đường Nhụy, vì lo cho sự an toàn của cô nên anh đã cho một tài xế theo cô mỗi khi ra nước ngoài, đi đâu tài xế sẽ thông báo lại cho anh biết.
Nhưng dù anh biết hành trình của cô, cũng không có nghĩa là anh sẽ nói cho cô biết, vậy nên sau khi tan làm về Nhiếp Dịch vẫn không hỏi cô.
Lúc này, Tống Hi lại chủ động khẽ kể cho anh nghe: “Nói về mẹ em “
Thật ra cũng không có nhiều chuyện để kể, giao tiếp giữa Đường Nhụy và Trần Cẩn Du quá có hạn, trước khi tốt nghiệp đại học thì cả hai chỉ bắt chuyện ở vài việc vặt, sau tốt nghiệp, lần duy nhất cả hai gặp nhau chính là lần ấy.
Đường Nhụy nói, sau khi hai người gặp nhau ở nhà hàng, cô ấy đã tìm một người thân, nhờ người đó sắp xếp cho Trần Cẩn Du một công việc văn phòng, nào biết ngày hôm sau cô ấy đến nhà hàng đó thì Trần Cẩn Du đã nghỉ việc, mà cô ấy lại không biết địa chỉ và cách thức liên lạc của Trần Cẩn Du.
Lúc kể với Tống Hi những chuyện này, Đường Nhụy thật lòng có hơi áy náy, cô ấy không những không giúp được gì cho mẹ Tống Hi, mà còn làm mất công việc của bà nữa.
Tống Hi lắc đầu, mấy ngày này cô đã suy nghĩ rất nhiều, sự quật cường và lòng tự tôn của mình, tính cách hiếu thắng độc lập của Trần Cẩn Du, cuối cùng cũng hiểu ra, hóa ra là cô lây từ bà.
Tống Hi nói: “Trong ấn tượng của con, mẹ con đổi công việc rất nhiều, lúc con mới đi nhà trẻ, sau khi tan học, các bạn khác đều được ba mẹ đón về, con bèn nhìn dì quét rác trong vườn trường, đó là người mà mẹ con đã nhờ giúp đỡ, mẹ con cho dì ấy tiền, dì ấy giúp mẹ trông con một hồi.”
Những gia đình khác, nếu phụ huynh không có thời gian chăm nom thì cũng dư tiền thuê bảo mẫu, hoặc không nữa thì vợ chồng sẽ có một người nghỉ việc, chuyên tâm ở nhà chăm con.
Nhưng Trần Cẩn Du lại không như thế, bà chỉ có một mình, bà phải vừa kiếm tiền vừa chăm con, đổi công việc thường xuyên là vì thời gian không linh hoạt, và điều ấy khiến bà không có cách nào chăm sóc cho con gái.
Nhiếp Dịch vỗ lưng cô an ủi: “Bà là người mẹ tốt, bà rất yêu em.”
Tống Hi ngẩng đầu lên, ánh mắt chứa đựng sự đau khổ, cũng rất khó hiểu, “Vậy tại sao bà lại giao em cho Tống Tòng An nuôi chứ?”
Là vì không có người thân để giao phó ư? Vậy thì tại sao không giao đại cô cho một trại trẻ mồ côi nào đấy? Tống Tòng An là một kẻ lừa đảo, bà có từng nghĩ đến chuyện, sau khi bà chết đi, Tống Tòng An sẽ đẩy hết mọi trách nhiệm về chuyện ông ta ngoại tình lên người bà, để người đời tùy ý chửi rủa bà và con gái bà hay chăng.
“Vì bà quá lương thiện.” Nhiếp Dịch chầm chậm đáp.
Người quá lương thiện, thì chẳng thể tưởng tượng ra được kẻ xấu xa đến tột cùng thì có thể xấu đến nhường nào.
Trần Cẩn Du nằm trên giường bệnh biết thời gian của bản thân chẳng còn bao nhiêu, bà không biết trại trẻ mồ côi nào có thể nhận nuôi con gái bà, cũng không có cách nào khác nữa, bà chỉ biết một điều duy nhất, Tống Tòng An có lỗi với bà, có lỗi với đứa con gái của ông ta.
Và khi Tống Tòng An nhìn thấy Trần Cẩn Du thoi thóp nằm trên giường bệnh, cõi lòng đầy sự áy náy, quyết tâm bù đắp, nên ông ta đã chân thành đồng ý sẽ chăm sóc cho Tống Hi, bảo đảm cho tương lai của cô.
Khoảnh khắc ấy, có lẽ ông ta thật sự đã hạ quyết tâm.
Chỉ là, ông ta không có một cái ranh giới cho giới hạn, áy náy đấy chỉ là sự nhất thời, chân trước hứa hẹn với Trần Cẩn Du xong, chân sau đã thỏa hiệp trong cơn mắng chửi của Tưởng Mạn. Hãy tì𝙢 đọc t𝑟a𝐧g chí𝐧h ở [ t𝑟 u𝙢t𝑟uye𝐧.𝑣𝐧 ]
Trần Cẩn Du thật sự đã nhìn lầm Tống Tòng An.
Tống Hi lau sạch nước mắt, hít một hơi thật sâu, nói với Nhiếp Dịch: “Em sẽ không tha thứ cho ông ta.”
Nhiếp Dịch cúi đầu hôn lên khóe mắt cô, ngoan ngoãn trả lời cô: “Được.”
Hôm sau, Nhiếp Dịch dẫn Tống Hi đến nhà họ Tống để luật sư bàn giao lại di sản của Tống Thạch.
Trong nhà họ Tống, mọi người đều đã đến nhưng Tưởng Mạn không ở đấy, sau khi dì giúp việc đưa tiễn Tống Thạch cũng nghỉ việc về quê.
Căn biệt thự này là do Tống Thạch mua từ ba mươi năm trước, phòng ốc rộng rãi, nhưng lại mang theo âm hưởng cổ xưa, mọi người ngồi trong phòng trầm mặc không nói chuyện, càng khiến cho căn phòng thêm phần trống trải và lụi tàn.
Chờ Tống Hi đến, luật sư gửi cho mỗi người một tờ đối chiếu di sản, nói: “Nếu không còn vấn đề gì thì có thể ký tên.”
Tống Hi lướt xem, cũng không khác gì mấy so với lúc Tống Thạch công bố, không chút do dự cầm bút lên ký.
Những người được hưởng lợi đều lục tục ký tên, đến phần di sản cho Tống Tòng An cực kỳ ít, sau khi ký xong vẫn do dự nhìn Tống Hi.
Số di sản mà Tống Hi nhận được rất khả quan, chỉ là bây giờ cô không có tân tư để nghĩ đến những chuyện này, vừa ký xong là đứng dậy rời đi, Tống Tĩnh Viện gọi cô: “Chị có chuyện muốn nói với em.”
Mấy ngày nay, không biết Tống Tĩnh Viện đã làm gì mà dáng vẻ mệt mỏi và tiều tụy hơn rất nhiều, cả người cũng trầm đi không ít.
Tống Hi cầm tài liệu lên, nói: “Ra ngoài rồi nói.”
Cô vừa nói xong thì đi ra ngoài đến huyền quan, vừa mới ra khỏi sân thì nghe ở phía sau cửa lớn vang lên một âm thanh, là giọng của Tống Tòng An: “Hi Hi!”
Tống Hi làm như không nghe, không dừng bước đi theo sau Nhiếp Dịch.
Tống Tòng An chạy chậm hai ba bước lên kéo chặt cô lại.
Tống Hi vung tay ra né tránh cái lôi kéo này, lạnh lùng nhìn ông ta: “Ông gọi tôi lại làm gì? Muốn số tài sản trong tay tôi?”
Tống Tòng An nhìn Tống Hi, rồi quay sang nhìn Tống Tĩnh Viện.
Tống Tĩnh Viện cười lạnh một tiếng.
Tống Tòng An không dám mở miệng đòi hỏi đứa con cả này, chỉ có thể đè thấp giọng nói, nhìn Tống Hi với vẻ cầu xin: “Hi Hi, không phải trước đó con đã đồng ý với ba…”
Tống Hi thật muốn cười ra tiếng, cô quá đỗi bất ngờ: “Ông còn có mặt mũi nói với tôi những lời này sao? Lúc tôi hứa cho ông tiền tôi đã nói thế nào? Tôi bảo ông phải nói sự thật cho tôi biết, nhưng ông ngẫm xem ông đã nói những gì?”
Tống Tòng An áy náy: “Hi Hi, chuyện năm đó của ba và mẹ, đúng là trách nhiệm nằm ở ba, ba không nên lừa gạt bà ấy chuyện ba đã kết hôn, càng không nên lừa gạt con… Ba đã nhận ra sai lầm của mình, con muốn ba bồi thường cho con như thế nào cũng được, nhưng bây giờ ba rất rất cần số tiền này, con cho ba mượn trước để ba quay vòng vốn một thời gian đã, được không? Chờ lần này tai qua nạn khỏi, con muốn ba làm gì ba cũng sẽ đồng ý với con hết, được không con?”
Mấy hôm nay có rét tháng ba, trong sân cỏ đượm sắc vàng, Tống Hi thấy những ngọn gió lạnh thổi qua đỉnh đầu Tống Tòng An, làm rối tóc ông ta, càng khắc họa nên sự co quéo và chật vật khi nhìn vào nét mặt chứa đầy sự cầu xin ấy.
Tống Hi vẫn nhớ rất rõ lần đầu gặp mặt Tống Tòng An, ông ta trông rất nho nhã và nhanh nhẹn, bảo cô gọi mình là ba, rồi khí chất vênh váo và hung dữ khi cãi nhau với Tưởng Mạn, không sợ sệt tí nào, thậm chí không giống những người trung niên đầy dầu mỡ khác, không ngờ rằng có một ngày cô lại có thể nhìn thấy dáng vẻ khép nép cầu xin người khác, đôi mắt đỏ lòm, thân hình gầy gò đầy âu lo.
Có thể ông ta đã từ từ biến thành như thế, hoặc cũng có thể là đến hôm nay cô mới nhìn rõ được.
Nhưng dẫu thế nào, kết quả cũng chỉ làm cô ghét và hận ông ta thêm thôi.
“Được.” Tống Hi nói.
Trên mặt Tống Tòng An hiện lên ánh sáng.
Tống Hi thấy thế thì mỉm cười, nói: “Tôi cho ông mượn cũng được thôi, nhưng nếu tôi cho ông mượn, rồi nói ông đi chết đi, được không?”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.