Về Thời Dân Quốc Làm Đạo Diễn

Chương 3:




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
"Vài sợi tóc trắng buông lơi rũ bên má, hai mắt lấp lánh như lưu ly, khí chất ngời ngời."

Edit: Đào siu nhìu xiềng
Beta: Chuối
Từ Tân Nguyệt cứ cảm giác cách nói chuyện của Kỷ Sương Vũ là lạ quái quái, rốt cuộc có chắc chắn không vậy?
Trước đó tán dóc anh ta đã nghe về lai lịch của người này, theo lời Giang Tam Tân thì không có vấn đề gì hết - từ bé lớn lên trong con hẻm nhỏ chỗ nhà Giang Tam Tân, vậy nên anh ta tạm gác nghi ngờ và thử thăm dò: "Tôi muốn xem tiết mục bộ xương nhảy nhót với cả phép thuật chặt đầu."
Nhà thiết kế bối cảnh ở Thượng Hải có bè phái cả, muốn tham gia vào nào có dễ vậy, bây giờ đang là thời điểm những quan niệm cũ và mới giao thoa nhau, người có tay nghề đâu dễ truyền dạy kỹ thuật cho kẻ khác.
Người ta bảo mật thông tin cụ thể về máy móc kín kẽ lắm, dẫu sao đấy cũng là mánh lới vơ vét tiền bạc của các đoàn kịch và rạp hát mà, à thì không kể tới việc anh ra giá cao hơn cướp chuyên gia về chỗ mình.
Nhưng Từ Tân Nguyệt đào đâu ra tiền cướp người về, sau khi được người khác giới thiệu thì mới nghĩ cách học được mấy mánh khóe cỏn con vớ vẩn. Chứ còn thiết bị quan trọng thì anh ta làm gì có cơ hội được biết.
Bộ xương nhảy nhót? Phép thuật chặt đầu? Kỷ Sương Vũ nghe xong thì cạn lời: "Anh miêu tả xem thiết bị ấy trông ra sao và hoạt động thế nào."
Từ Tân Nguyệt: "...Tóm lại là cậu có biết không đấy?"
Kỷ Sương Vũ: "Anh phải giải thích trước chứ ạ, tôi đã nói rồi mà, chỉ cần hiểu được những kiến thức khoa học bên trong là biết ngay thôi."
Y đâu rõ thời đại này đã có những thứ gì, đành bảo Từ Tân Nguyệt miêu tả để xem mình biết hay không. Dẫu sao, qua quan sát mỹ thuật sân khấu của tất cả các hí viên mấy ngày nay, y nhận ra rằng trang thiết bị chẳng cao siêu gì cho cam.
Cơ mà Từ Tân Nguyệt chưa từng học ở trường Tây bao giờ, nên khá mông lung với mấy khái niệm khoa học với chả không khoa học, nhưng đã nói rồi thì thôi đành cố hình dung: "Tôi từng xem cảnh Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh, diễn viên đóng vai Bạch Cốt Tinh đến đoạn hiện hình thì hiện ra bộ xương trên người thật."
Kỷ Sương Vũ nghe vậy bèn "à" lên, bảo thời đại này là nồi cám lợn cấm có sai: "X - quang đấy."
Từ Tân Nguyệt: "Aix quang? Gì cơ?"
Tính ra thì chắc bây giờ trong nước đã có máy chụp X - quang rồi, nhưng xem chừng chỉ số ít bệnh viện tư nhân mới có thôi, người bình thường không hiểu rõ lắm.
Mang lên sân khấu, ấy thế mà thành bộ xương nhảy nhót tưng tưng.
"Đấy là phương tiện điều trị của phương Tây, có thể giúp người ta nhìn được xương khớp của con người. Anh cứ hỏi thăm tất cả các bệnh viện lớn là sẽ biết."
Còn phép thuật chặt đầu, Từ Tân Nguyệt chưa cần miêu tả y đã đoán được sương sương đôi chút, nếu không nhầm thì đó là ảo thuật, biểu diễn cho người xem cảnh đầu người bị tách ra.
"À à!" Từ Tân Nguyệt nhớ mang máng hình như mình đã từng xem quảng cáo ở trên báo, gì mà bệnh viện nào đó đưa phương pháp chụp xương vào trong hệ thống chữa bệnh, vậy mà anh ta lại không nghĩ tới việc nó có liên quan với bộ xương trên sân khấu. Máu trong người lập tức sôi lên, chỉ một thiết bị này thôi cũng đủ thu hút vô số sự chú ý rồi!
Kỷ Sương Vũ nói một cách nghiêm túc và chân thành: "Nhưng tốt nhất ông chủ đừng nên ham hố làm gì. Anh không nghĩ tới chuyện máy móc trên sân khấu quá nhiều khiến ông chủ Ứng bó tay bó chân, một lòng nghĩ tới chuyện phối hợp sao với thiết bị, thành ra không hát được hết khả năng ư?"
"Cậu nói thế.... Cũng đúng." Lúc trước mọi người mù tịt như người rừng, bây giờ nhìn lại, hình như chỗ nào cũng hệt như lời Kỷ Sương Vũ.
Từ Tân Nguyệt chợt nhớ tới chuyện gì đó bèn nói: "Này, lúc đầu cậu bảo tất cả mọi người không một ai sai và Ứng Tiếu Nùng phối hợp rất đỉnh cơ mà!"
Kỷ Sương Vũ: "Bởi vì tôi không dám bảo ông ấy sai, ổng nom có vẻ biết đánh nhau đấy, nguy hiểm lắm."
Từ Tân Nguyệt: "..."
Rõ ràng là chỉ dữ dằn với tôi chứ không hề làm vậy với cậu mà...
Kỷ Sương Vũ thấy Từ Tân Nguyệt có vẻ thông được tí rồi mới hạ thấp giọng, vô cùng sáng suốt mà nói: "Máy móc tuy rằng hấp dẫn người xem, nhưng phải lấy vở hí làm gốc, cũng như việc sân khấu lớn nhỏ ra sao, phải đặt hai chữ "phù hợp" lên hàng đầu. Nếu như cứ chăm chăm lạm dụng máy móc thì không phải là dệt hoa trên gấm, mà là bỏ gốc lấy ngọn mất rồi, nghệ thuật như vậy không thể tồn tại lâu dài."
Anh chưa thấy thế kỷ 21 phát triển tột bậc, trào lưu kịch đèn lồng [1] từ lâu đã trở thành quá khứ, nói cách khác nó sáp nhập vào sân khấu. Hí kịch vẫn phải lấy bản sắc riêng làm chủ, thứ cần loại bỏ chỉ là máy móc hút mắt thôi.
[1] Kịch đèn lồng (灯彩戏 - Hí Đăng Thải): Chỉ một số tiết mục trong gánh hát hí kịch sử dụng đèn lồng và đạo cụ phông nền trợ giúp diễn viên để thu hút sự chú ý của khán giả.
Còn dựng cảnh phong cách phương Tây ấy hả? Chẳng biết đã vứt vào xó nào từ lâu rồi!
Mỹ thuật sân khấu đẹp đẽ cần thì cần đấy, nhưng chắc chắn không được để nó lấn lướt, tưng bừng quá đà hay nhồi nhét cả đống ảo thuật vào.
Thậm chí hiện nay còn có nhà hát chỉ chăm chăm vào máy móc mà lơ là vở diễn, thành ra phải đóng cửa. Khán giả cũng có giới hạn thẩm mỹ của mình chứ.
Từ Tân Nguyệt giật nảy mình, thầm khen ngợi trong lòng, cậu trai trẻ măng này nói đúng phết đấy chứ, chỉ mải mê theo đuổi cảnh tượng tưng bừng vui vẻ thì khó mà lâu bền được!
Ngay sau đấy, anh ta tha thiết nói: "Chả liên quan gì đến tôi. Tôi muốn tiền thôi."
Kỷ Sương Vũ: "..."
... Nói thế nào bây giờ nhỉ, quả là nhà đầu tư như ông bố già, thời đại nào cũng vậy.
Quen thuộc thật đấy, nhớ hồi y còn ở hiện đại, vừa phải thiết kế mỹ thuật điện ảnh [2] phù hợp, vừa phải thỏa mãn sở thích "cảnh quay hoành tráng" của nhà đầu tư - ông bô già, cuối cùng cân bằng nghệ thuật một cách hoàn hảo, nhờ đó mà y lên như diều gặp gió.
[2] Công việc cụ thể của thiết kế mỹ thuật điện ảnh: vẽ cảnh, dựng cảnh, đạo cụ, trang phục, hóa trang, kỹ xảo, mỹ thuật, phụ đề.
Với Từ Tân Nguyệt mà nói, thân là con buôn, quan trọng hơn cả là vực dậy chuyện làm ăn buôn bán. Lí do anh ta quyết định tăng thêm máy móc trong vở diễn "Miếu Linh quan", chuyển nó thành hí Thái Đầu cũng chỉ vì kịch về ma quỷ thần tiên dễ nhét thêm mấy mánh lới mua vui và sôi động hơn.
Từ Tân Nguyệt bổ sung thêm: "À còn phải rẻ nữa. Tôi không có tiền đâu."
Kỷ Sương Vũ: "..."
...Anh đúng là đồ mặt trơ trán bóng!
Dù có nói cho anh biết hiệu ứng xương xẩu được tạo ra từ máy chụp X - quang thì chắc anh cũng chả bỏ tiền ra thuê máy nhỉ! Vừa muốn tiết kiệm tiền vừa muốn náo nhiệt tưng bừng, anh nằm mơ giữa ban ngày đấy à?
Nhưng mà, nguyên tắc đầu tiên khi đối mặt với nhà đầu tư, đó là đừng nói thật.
Vì thế, Kỷ Sương Vũ cất giọng đáp lại: "Yên tâm đi ông chủ à, tôi chắc chắn sẽ dùng mức giá phải chăng nhất để biến hí viên của anh thành nơi náo nhiệt nhất thủ đô!"
Từ Tân Nguyệt tò mò nhìn y, nhà anh ta mở hí viên đã lâu, từ bé đến lớn từng gặp vô số kiểu người, nhưng dường như chưa bao giờ gặp ai giống vậy.
Tên long sáo này ấy, lúc nói chuyện hay dùng cách diễn đạt làm anh ta thấy vô lí nhưng lại rất thuyết phục. Không giống mấy thằng lừa đảo trên phố, ba hoa chích chòe lòe anh ta mê mẩn mụ mị đầu óc, muốn gửi gắm niềm tin vào người ta...
Kỷ Sương Vũ: Đây là kinh nghiệm tích lũy được qua nhiêu năm lừa dối nhà đầu tư đấy!
Tán gẫu thêm vài câu nữa, sau khi dần tỉnh táo từ cơn hưng phấn ban đầu, lo lắng lại trỗi dậy trong lòng Từ Tân Nguyệt, anh ta là kiểu người sáng nắng chiều mưa trưa có bão đây mà: "Cậu nói thế, tức là cậu cảm thấy... làm được thật ư?"
Vừa bắt đầu diễn đã vắng tanh như chùa bà đanh, thế mà giờ chỉ cần thay đổi ánh sáng và đạo cụ trang trí là... nổi rần rật ngay thật ư?
Anh ta băn khoăn lắm và muốn một câu khẳng định từ miệng Kỷ Sương Vũ để an ủi tâm hồn mình. Những điều Kỷ Sương Vũ vừa nói nghe to phe hoành tráng quá, nếu y khẳng định chắc nịnh thì lòng mình sẽ an yên hơn.
Kỷ Sương Vũ: "Nếu tôi nói làm được thì anh có cho tôi tiền thưởng không?"
Từ Tân Nguyệt suy xét chốc lát: "Thôi, tôi nghĩ ông trời đã định trước mọi thứ rồi."
Kỷ Sương Vũ: "..."
...
Ông chủ ki bo đúng là ki bo thật, không chịu thanh toán ngay, phải xem kết quả cuối cùng ra ngô ra khoai thế nào. Còn bây giờ phải giữ lại tiền để mở rộng sân khấu rồi mua bối cảnh mới.
Phải nói là Từ Tân Nguyệt muôn đời ki bo thật, nhưng Kỷ Sương Vũ nghe đồn rằng từ trước đến nay cha con ông Từ làm việc có nguyên tắc lắm, không trừ bừa bãi tiền của gánh hát bao giờ, nếu không đã chả có gánh hát nào chịu hợp tác với họ lâu đến thế.
Thôi dầu gì Từ Tân Nguyệt cũng trả trước Kỷ Sương Vũ 2 túi tiền đồng rồi, tránh cho y chết đói trước khi xây dựng lại thành công vở kịch.
Chỉ là 2 túi tiền đồng con con thôi nhưng Từ Tân Nguyệt và Kỷ Sương Vũ vẫn viết giấy tờ tử tế cẩn thận và mời Ứng Tiếu Nùng làm chứng, ghi rõ tiền công dự chi, nếu như y làm hỏng chuyện thì phải trả lại cả 2 túi tiền đồng, vân vân đủ thứ khác...
Kỷ Sương Vũ vội vội vàng vàng đo đếm số tiền trong tay và cảm ơn rối rít. Y dòm bánh trái Từ Tân Nguyệt để trên bàn, thỏ tay ra nhanh như chớp bốc hai cái bánh bao chay nom rẻ nhất trong đó.
Từ Tân Nguyệt không kịp ngăn cản, đau khổ gào lên: "Bánh bao nhỏ của tôi ơi!"
Trong hí viên chẳng ai bạo gan như Kỷ Sương Vũ, dám lấy bánh của tên ki bo họ Từ.
Việc này hệt như nhổ lông đuýt của cái tên vắt cổ chày ra nước [3]. Dù Từ Tân Nguyệt không muốn tí nào, tức lắm, quạo lắm, nhưng ai bảo anh ta đang cần Kỷ Sương Vũ thiết kế sân khấu, thế là phải nhịn nhịn nhịn, ấm ức giấu đống bánh còn lại đi.
[3] Vắt cổ chày ra nước = thiết công kê (gà), nên mới có vụ nhổ lông.
Kỷ Sương Vũ vô liêm sỉ nói: "Cảm ơn ông chủ lắm ạ."
Lúc ra ngoài, y gặp Ứng Tiếu Nùng.
Ông ta hỏi y ông chủ trả bao nhiêu để thiết kế lại mọi thứ.
Kỷ Sương Vũ giơ một bàn tay lên, 50 đồng.
Ứng Tiếu Nông hoảng hồn: "Ít vậy ư?"
Bằng ấy thôi sao mà đủ được, nguyên chuyện vẽ phông đã tốn gấp bội cái giá ấy rồi. Đã vậy lại còn muốn mua đồ tơ lụa thêu hoa. Tuy phông màn chẳng phải thứ dùng một lần rồi vứt đi ngay, mà dùng về lâu về dài được, nhưng cũng phải mua trước đã chứ?
Chẳng lẽ, tình hình bây giờ toang lắm rồi ư? Ứng Tiếu Nùng hỏi: "Ông chủ, chẳng lẽ lợi nhuận chúng ta kiếm được trước đó bay hết rồi ư, chỉ còn lại tí ti thôi à?"
Từ Tân Nguyệt: "Không phải vậy, nhưng tôi chỉ chi ra bằng ấy thôi."
Ứng Tiếu Nùng: "..."
Từ Tân Nguyệt bồi thêm câu nữa: "Với lại cậu ta cũng đồng ý mà!"
Kỷ Sương Vũ trưng ra vẻ mặt ngây thơ vô tội.
Thừa lời! Bất kể Từ Tân Nguyệt yêu cầu cái gì, y cứ gật đầu lia lịa trước đã. Không có tiền thì ông đây lại tìm nhà đầu tư khác chịu chi, đây mới đúng là tố chất cơ bản của người đạo diễn!
Vả lại, y không hề muốn dùng phông màn phong cách phương Tây, nên khoản chi đắt đỏ ấy không cần liệt kê vào.
Ứng Tiếu Nùng thở dài, không ngờ Kỷ Sương Vũ dám gánh vác việc này bèn hết lời khen ngợi: "Trẻ trung đẹp giai phết."
Mấy giây sau thấy sai sai, vội bồi thêm câu nữa: "Còn rất bản lĩnh nữa!"
Những người khác: "..."
"Cảm ơn ông chủ Ứng." Nói gì thì nói, đấy cũng là lời khen của người ta, Kỷ Sương Vũ cúi người cảm ơn đàng hoàng.
Ai ngờ đúng lúc ấy Ứng Tiếu Nùng bước về phía trước, mũ nỉ trên đầu Kỷ Sương Vũ móc vào râu giả của ông ta, y chưa kịp phản ứng thì Ứng Tiếu Nùng đã vẩy râu hất rơi cái mũ, khăn quấn trên đầu tuột ra, tóc ngắn ngang vai xõa tung.
Nét mặt Ứng Tiểu Nùng tức thì thay đổi, ngay sau đó, cả hậu trường dần dần im bặt, ngơ ngác nhìn tóc Kỷ Sương Vũ.
Kỷ Sương Vũ:...Móa!
Thật ra thì thuốc nhuộm tóc hóa học đã ra đời vào khoảng thời gian này rồi.
Nhưng vấn đề là trước khi đến đây, vào lúc ăn mừng, Kỷ Sương Vũ bị người trong đoàn phim ngon ngọt dụ dỗ, gì mà muốn xem gương mặt đẹp đẽ của đạo diễn có cân được mọi tạo hình hay không. Thế là y hứng lên thỏa mãn mong muốn của bọn họ, đi tẩy tóc rồi nhuộm.
Đã vậy y lại còn không nhuộm mấy màu nâu, vàng bình thường cơ, nếu thế thì ít nhất cũng lươn lẹo được là do không đủ dinh dưỡng. Đằng này y tẩy xong nhuộm thành màu xám bạc, thuốc nhuộm tóc thời này làm gì đu được đến trình độ ấy.
Gương mặt y thuần Hoa Hạ, xinh xắn và trong veo, hồi bé toàn bị nhầm là con gái. Tuy tóc bạc nhưng không giống người mắc bệnh bạch tạng - mặt đỏ và lông mi lông mày trắng toát.
Lúc mới xuyên đến đây, em trai em gái của 'Kỷ Sương Vũ' còn sợ hết hồn kia kìa. Sau khi y lừa được tụi nhỏ thì toàn quấn gọn đầu tóc, ngay cả lúc thay trang phục long sáo cũng giấu giếm cẩn thận, tránh gây sự chú ý để rồi xảy ra sự cố.
Mặt mũi đạo diễn Kỷ đẹp đẽ nên quả thật cân được tạo hình này.
Chẳng qua xã hội bấy giờ hiếm có kiểu này. Vài sợi tóc trắng buông lơi rũ bên má, hai mắt lấp lánh như lưu ly, khí chất ngời ngời. Vẻ đẹp ấy dường như được tô thêm nét lạ lùng chẳng thuộc về con người, thoạt nhìn quá đỗi hút hồn.
Ứng Tiếu Nùng từng nhìn vô số kiểu hóa trang diễn hí cũng phải hít sâu.
Giang Tam Tân hoàn hồn đầu tiên, lão hỏi: "Hồi xưa tóc cháu đâu có vậy, sao, sao mới một đêm đã bạc đầu? Sương Vũ à, cháu gặp chuyện gì ư?"
Trong truyện truyền kỳ từng kể mỹ nhân như danh tướng, một đêm thoáng bạc đầu; từng nghe Ngũ Tử Tư ghi mối thù nhà, một đêm bạc trắng tóc, nhưng trong hiện thực nào ai đã tận mắt chứng kiến tóc đen chớp mắt hóa thành trắng.
Lại còn trắng rất đồng đều nữa chứ, nhìn đẹp ghê...
Ở đây hầu hết là người làm việc trong hí viên và tiếp xúc nhiều với hí kịch, tức thì trong đầu tưởng tượng ra cảnh tình yêu tình báo lâm li bi đát.
Mà Kỷ Sương Vũ trông lại đẹp nữa chứ, nhẽ nào y và người yêu sinh ly tử biệt, đau đớn đến mức bạc đầu?
Hừm, nghe nói cha mẹ y đã qua đời, hay là nhớ thương đấng sinh thành quá độ nên thế?
Kỷ Sương Vũ thấy ánh mắt mọi người bay về phương xa, có khi đang ảo tưởng gì đó, y không muốn tỏ vẻ quái đản quá, bèn vội đội mũ lại và nghiêm túc nói: "Tại tôi nghèo quá nên thèm thịt đến mức bạc tóc thôi!"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.