Viện Bảo Tàng Sơn Hải

Chương 1.1: Giới thiệu về các bé thần thú trong truyện




Hiện Sơn Hải Kinh có tận 103 loại yêu quái khác nhau =)))) Thế nên tụi tôi chỉ edit những em có trong truyện thôi nhé~
Còn các loại yêu quái còn lại các bạn có thể tham khảo: https://niemlam.wordpress.com/2015/11/13/sonhaidithuchi/#1
Và nguồn bài viết này cũng từ trang đó luôn nhé, không thuộc ở hữu của Ổ Lười nha~
Để xem chú thích từng con, bạn bấm Ctrl F và nhập tên vào. Lò vé~
1. Thao Thiết
2. Kì Lân
3. Phượng Hoàng
4. Cùng Kỳ
5. Tất Phương
6. Cửu Vỹ Hồ
7. Chuyên Dã
8. Quán Quán
9. Cổ Điêu
10. Ly Lực
11. Hàm Dương
12. Hợp Dũ
13......
1. THAO THIẾT (饕餮)
Bào Hào (狍鸮) còn được gọi là Thao Thiết 饕餮, là một loài dị thú ăn thịt người, tập hợp đặc trưng của ba loài động vật người, hổ, dê thành một thể. Nó có ngoại hình là mặt người thân dê, nanh hổ vuốt người, con mắt mọc ở dưới nách, âm thanh giống như trẻ sơ sinh đang khóc. 《Biền Nhã》 ghi chép: "Thân dê mặt người mắt dưới nách, tên là Bào Hào."
Bào Hào trích từ 《Sơn Hải Kinh · Bắc Kinh thứ hai》: "Núi Câu Ngô 钩吾, có loài thú, dạng nó như thân dê mặt người, mắt dưới nách, nanh hổ vuốt người, tiếng kêu như trẻ sơ sinh, tên là Bào Hào 狍鸮, ăn thịt người."
2. KÌ LÂN – 麒麟
Cổ nhân gọi Kỳ Lân là Nhân thú (1), Thụy thú. Kỳ Lân giống đực được gọi là Kỳ 麒, giống cái được gọi là Lân 麟, ở trong đời sống hiện thực thường dùng Kỳ Lân để ví nhân vật kiệt xuất.
Ghi chép của Kỳ Lân xuất hiện sớm nhất ở trong Hà Đồ Lạc, thần mã được ghi chép trong truyền thuyết, chính là Kỳ Lân đã thành niên. Tương truyền ở thời Phục Hy thị 伏羲氏, Phục Hy thị dạy dân thắt dây thừng làm lưới đánh cá, nuôi dưỡng gia súc, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện điều kiện sinh hoạt sinh tồn của mọi người. Bởi vậy, điềm lành thay nhau đến, thần vật thiên bẩm. Có một loài thần thú thân ngựa đầu rồng, mọc ra hai cánh, cao tám thước năm tấc, thân xấp vảy rồng, lăng ba đạp thủy, như giẫm trên đất bằng, lưng có vẽ những vết chấm. Từ sông Hoàng Hà vào tới sông Đồ Hà (2) 图河, tuần tra tới lui trong sông Đồ Hà. Mọi người gọi là Long Mã (3). Đây chính là "Long Mã phụ đồ 龙马负图" mà hậu nhân thường nói.
Mỗi lần Kỳ Lân xuất hiện đều là một thời kì vô cùng đặc biệt. Dựa theo ghi chép, Phục Hy 伏羲, Thuấn 舜, Khổng Tử 孔子 đều có Kỳ Lân xuất hiện kết bạn, và mang đến chỉ thị của thần, cuối cùng dẫn đến thắng lợi.
(1) Nhân thú 仁兽: Con thú có lòng nhân từ.
(2) Nay là khu vực thành phố Lạc Dương huyện Mạnh Tân, trấn Bạch Hạc, xã Tống Trang.
(3) Long Mã 龙马 tức Kỳ Lân thành niên, đầu rồng, thân ngựa, có vảy, có cánh. Kỳ Lân thành niên mới có cánh.
3. Phượng Hoàng – 凤皇
Phượng Hoàng 凤皇 là tên gọi khác của Phượng Hoàng 凤凰, con trống gọi là Phượng 凤, con mái gọi là Hoàng 凰, cùng Lân 麟, Quy 龟, Long 龙 gọi chung là tứ linh. Phượng Hoàng là vua của muôn chim, 《Bản Thảo Cương Mục》 của Lý Thời Trân miêu tả Phượng Hoàng: "Vũ trùng[1] ba trăm mà có sáu mươi là Phượng đứng đầu." Phượng Hoàng là Chu Điểu (tức Chu Tước) của phương nam, tượng trưng cho đức hạnh và điềm lành. 《Bão Phác Tử》ghi Phượng có ngũ hành: "Do hành Mộc là nhân 仁, là xanh. Trên đầu Phượng xanh, do đó cũng gọi là đội nhân 戴仁. Hành Kim là nghĩa 义, là trắng. Phượng cổ trắng, do đó cũng gọi là buộc nghĩa 缨义. Hành Hỏa là lễ 礼, là đỏ. Phượng lưng đỏ, do đó cũng gọi là gánh lễ负礼. Hành Thủy là trí 智, là đen. Phượng ngực đen, do đó cũng gọi là hướng trí 向智. Hành Thổ là tín 信, là vàng. Dưới chân Phượng vàng, do đó cũng gọi là đạp tín 蹈信."
Phượng Hoàng trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》: "Núi Đan Huyệt 丹穴, có loài chim, dạng nó như con gà, năm màu mà có vằn, tên là Phượng Hoàng 凤皇, vằn ở đầu là chữ "đức" 德, vằn ở cánh là chữ "nghĩa" 义, vằn ở lưng là chữ "lễ" 礼, vằn ở ngực là chữ "nhân" 仁, vằn ở bụng là chữ "tín" 信. Đó là giống chim ăn uống tự nhiên, tự ca tự múa, thấy được thì thiên hạ yên ổn."
[1] Thời cổ đại lấy trùng 虫 làm tên gọi chung của động vật. Cơ thể động vật có lông vũ (tức loài chim) gọi là vũ trùng 羽虫.
4. Cùng Kỳ – 穷奇
Cùng Kỳ là một loài dị thú ăn thịt người, về ngoại hình của Cùng Kỳ, có người nói nó giống như con trâu, toàn thân phủ đầy lông như gai nhím, tiếng kêu như tiếng chó tru. Trong sách cổ Cùng Kỳ là con của Thiếu Hạo 少皞, dựa theo 《Tả Truyện · Văn Công Thập Bát Niên》: "Thiếu Hạo thị 少皞氏 có đứa con bất tài, người dân trong thiên hạ gọi là Cùng Kỳ 穷奇."
Cùng Kỳ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ tư》: "Khuê Sơn 邽山, trên đó có loài thú, dạng nó như con trâu, lông nhím, tên là Cùng Kỳ 穷奇, âm thanh như tiếng chó tru, ăn thịt người."
5. Tất Phương – 毕方
Tất Phương là một loài quái điểu một chân, là loài chim điềm báo hoả hoạn. Tất Phương có ngoại hình giống con hạc, mỏ màu trắng, trên lông vũ màu đen có vằn màu đỏ, cả ngày kêu tên mình. 《Hoài Nam Tử · Phiếm Luận Thiên》 viết: "Mộc sinh Tất Phương." Tất Phương điềm báo hoả hoạn, thế nhưng cũng có câu chuyện chủ quản tuổi thọ người.
Tất Phương trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: "Núi Chương Nga 章莪, có loài chim, dạng nó như con hạc, một chân, vằn đỏ bản chất màu đen mà mỏ trắng, tên là Tất Phương 毕方, tiếng nó tự kêu tên mình, gặp thì ấp đó đột nhiên có cháy."
6. Cửu Vĩ Hồ – 九尾狐
Cửu vĩ hồ được miêu tả trong Nam Sơn Kinh (南山經), Hải Ngoại Đông Kinh (海外東經) và Đại Hoang Đông Kinh (大荒東經) trong Sơn Hải Kinh (山海經); nó được miêu tả là có giọng nói của một trẻ thơ. Con người có thể ăn thịt nó, và ai ăn được nó sẽ được bảo vệ khỏi ác quỷ.
Trong các thư tịch sau này như ChuTthư hay các bộ sưu tập truyện kể như Thái Bình quảng ký (太平廣記), cửu vĩ hồ được mô tả là một thú vật may mắn. Cửu vĩ hồ được xem là do thượng đế cử xuống trần gian, được nhìn nhận là một dấu hiệu của thịnh vượng, hòa bình và vận may. Vào thời nhà Hán, nó là vật bảo vệ dòng máu hoàng tộc. Tuy nhiên, nó cũng có thể tượng trưng cho một điềm báo về khởi nghĩa khi Hoàng đế không có tài đức.
Hình tượng nổi tiếng nhất của Cửu vĩ hồ có lẽ là lần xuất hiện trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa vào thời nhà Minh, theo đó nó là một yêu tinh, do Nữ Oa kiểm soát và được ra lệnh mê hoặc Trụ Vương của nhà Thương. Cửu vĩ hồ đã chiếm hữu thân thể Đát Kỷ và buộc nàng phải làm theo lệnh. Cuối cùng, Đát Kỷ bị Khương Tử Nha giết chết còn cửu vĩ hồ đã bị Nữ Oa trừng phạt do nó đã làm những việc tàn ác và đã không tuân theo mệnh lệnh ban đầu là mê hoặc Trụ vương song không làm hại những người khác.
Trong các câu chuyện sau này, một con cửu vĩ hồ lại bị đổ lỗi là đã chiếm hữu thân thể Bao Tự giống như nó đã làm với Đát Kỷ và dẫn đến sự sụp đổ của triều Tây Chu, khiến Chu thiên tử phải dời đô về phía Đông và mở ra thời kỳ Đông Chu.
7. Chuyên Dã – 猼訑
Chuyên Dã là một loài quái thú, dáng vẻ nó như một con sơn dương, thế nhưng có chín cái đuôi và bốn cái lỗ tai, con mắt của Chuyên Dã mọc ở trên lưng. Nghe nói con người lấy được da lông của nó khoác lên người, thì sẽ không còn lòng sợ hãi nữa.
Về Chuyên Dã, trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: "Chuyên Dã như con dê, mắt mọc ngược sau lưng. Nhìn nó thì kỳ, đẩy nó thì quái. Nếu muốn không e sợ, đính da nó mà mặc."
Trong 《Sơn Hải Kinh · Nam Sơn Kinh》 có ghi chép về Chuyên Dã: "Cơ Sơn 基山, có loài thú, dạng nó như con dê, chín đuôi, bốn tai, mắt nó ở lưng, tên nó là Chuyên Dã 猼訑, mang vào thì không sợ sệt."
8. Quán Quán – 灌灌
Quán Quán là một loài chim may mắn, dáng vẻ như chim cưu, kêu lên rất giống tiếng người ngáy ngủ. Nghe nói đặt thịt loài chim này nướng trên lửa, mùi vị vô cùng tươi ngon. Đào Tiềm có thơ viết: "Thanh Khâu hữu kỳ điểu, tự ngôn độc kiến nhĩ. Bản lực mê giả sinh, bất dĩ dụ quân tử." Truyền thuyết kể rằng đeo lông vũ của Quán Quán ở trên người, có khả năng không bị mê hoặc.
Quán Quán được ghi chép trong《Sơn Hải Kinh · Nam Sơn Kinh》: "Núi Thanh Khâu 青丘, có loài chim, dạng nó như chim cưu (một loại chim họ bồ câu), tiếng nó giống kêu a, tên là Quán Quán 灌灌, mang vào thì không mê hoặc."
9. Cổ Điêu -蛊雕
Cổ Điêu còn được gọi là Soán Điêu, là một loài quái thú như chim mà không phải chim. Dáng vẻ của nó giống chim đại bàng, trên đầu có sừng. Kêu lên giống như trẻ sơ sinh đang khóc. Còn có lời kể khác Cổ Điêu có cơ thể của con báo, trên đầu có một cái sừng. 《Đồ Tán》 của Quách Phác miêu tả Cổ Điêu là "Soán Điêu có sừng, tiếng như trẻ khóc".
Trong 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ hai》 có ghi chép về Cổ Điêu: "Núi Lộc Ngô 鹿吳, nước sông Trạch Canh 澤更 đi ra, rồi chảy về hướng nam trút vào Bàng Thủy. Có loài thú, tên là Cổ Điêu 蛊雕, dạng nó như chim đại bàng mà có sừng, tiếng nó như tiếng kêu của trẻ sơ sinh, ăn thịt người."
10. Li Lực – 狸力
Li Lực là một loài kỳ thú, dáng vẻ của nó giống như con heo, chân gà, kêu lên giống như tiếng chó sủa. 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: "Li Lực Li Hồ, hoặc bay hoặc nằm. Là chỉ đất lành, có thể xây dựng kiến trúc. Lao dịch Trường Thành, cùng đậu đất Tần." Li Lực tượng trưng cho công trình xây dựng phồn vinh, chỉ cần là nơi Li Lực xuất hiện, nhất định là đang xây dựng rầm rộ.
Li Lực trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ hai》: "Cử Sơn 柜山, có loài thú, dạng như con heo sữa, có cựa, tiếng nó như chó sủa, tên nó là Li Lực 狸力, thấy được thì huyện đó nhiều công trình."
11. Hàm Dương – 羬羊
Hàm Dương là một loài quái thú, dáng vẻ giống như con dê, thế nhưng có cái đuôi ngựa, mỡ của loài dê này có thể trị khỏi bệnh tật về da cho con người. 《Nhĩ Nhã[1]》 ghi chép bề ngoài của Hàm Dương là: "Dê sáu thước là Hàm." Trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: "Dê ở Nguyệt Thị, chủng loại hoang dã. Nó cao sáu thước, đuôi đỏ như ngựa. Lấy gì xác định, sự kiến nhĩ nhã."
Hàm Dương trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: "Núi Tiền Lai 钱来, có loài thú, dạng nó như con dê mà đuôi ngựa, tên là Hàm Dương 羬羊, mỡ của nó có thể trị khỏi da khô."
[1] Nhĩ Nhã 尔雅 là bộ từ điển của Trung Quốc thời kỳ cổ đại, một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo được xếp vào danh sách thập tam kinh. Nhĩ nghĩa là cận (gần), nhã nghĩa là chính (tức nhã ngôn – lời nói nhã nhặn), nên Nhĩ Nhã nghĩa là cận chính, tức là tiếp cận với quy cách ăn nói sao cho nhã nhặn, đúng mực. Nội dung chủ yếu của Nhĩ Nhã là giải thích và khảo chứng vốn từ ngữ Trung Quốc thời cổ đại.
12. Hợp Dũ – 合窳
Hợp Dũ là một loài nhân thú mặt người ăn thịt người. Dáng vẻ nó giống như con heo, có cái đầu người, toàn thân có màu vàng, đuôi đỏ thẫm. Hợp Dũ kêu lên giống như trẻ sơ sinh đang khóc. Truyền thuyết kể rằng Hợp Dũ là một loài Hung thú, trời sinh thích ăn thịt người, cũng ăn côn trùng và rắn, chỉ cần là nơi nó xuất hiện thì nhất định sẽ xảy ra hồng thủy.
Hợp Dũ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ tư》: "Diệm Sơn 剡山, có loài thú, dạng nó như con heo mà mặt người, thân vàng đuôi đỏ, tên là Hợp Dũ 合窳, tiếng nó như trẻ sơ sinh. Đó là thú, ăn thịt người, cũng ăn sâu rắn, gặp thì thiên hạ đại hồng thủy."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.