Viết Xuống Chút Hồi Ức

Chương 22:




Tôi đi bộ một mình trên đường. Vẻ trống trải của nơi phố xá phồn thầm lặng như thở vào bầu không khí nét thương cảm rầu rĩ, u buồn đến nỗi không thể làm quen.
Tôi đi qua khu dân cư, soi qua những tấm cửa sổ dính đầy hơi lạnh, láng máng thấy những thấy ánh đèn rọi qua từ trong căn phòng ấm. Vang vảng đâu đây vẫn còn tiếng cười vui, chắc hẳn đó là tiếng cười từ một cuộc sống ấm êm của ai đó. Tôi nhớ đến cô bé bán diêm trong truyện cổ Andersen, những nghệ thuật miêu tả mà hồi bé tôi không hiểu bỗng trở nên thật sống động trong trái tim tôi. Thắp lên một que diêm, qua ánh lửa yếu ớt chập chờn được tận mắt thấy món ngỗng quay thơm phức, thắp lên một que diêm, qua ánh lửa ấm áp thấy vòng tay bà nội rộng mở, lâng lâng bay đến bên bà nội, nơi đó cô không còn thấy lạnh, không còn biết đói - tại nơi không có nước mắt và bóng tối u ám.
Trong mắt lại thấy ẩm ướt. Nhân lúc còn tỉnh táo, tôi thầm cười nhạo bản thân, cả thành phố này cứ như một thành phố trống, làm gì có chỗ cho ngươi đi mua diêm đây.
Vì lý do nào đó, tôi lại nghĩ đến Thẩm Phương. Đúng vậy, đã rất lâu rồi tôi không liên lạc với chị. Nói thế nào đây, hay là chào hỏi năm mới nhỉ. Thế là, tôi lấy điện thoại ra, nghĩ thật lâu, những chỉ biết viết "I wish you have a merry Christmas."
Vài phút sau, điện thoại rung lên trong túi, lấy ra xem, thấy có tin nhắn viết "u2", đây là thói quen viết ngắn ngọn của những thanh niên người Anh, nghĩa là "you too".
Tôi không biết tại sao, tôi chỉ cầm chiếc điện thoại trên tay mà không đút nó vào túi nữa, cũng không biết hôm đó tôi đã đọc đi đọc lại bao nhiêu lần vỏn vẹn hai chữ "u2" đơn giản này. Ngày đó, là lần đầu tiên tôi không còn quan tâm rốt cuộc Thẩm Phương là người như thế nào nữa.
Có lẽ do tôi quá cô đơn. Con người luôn trở nên mong manh dễ vỡ khi họ cô đơn, chỉ một từ "u2" quá đỗi tầm thường ấy, lại khiến tôi trở thành một người đơn côi chìm ngạt dưới lòng sông băng đang vùng vẫy túm lấy một cọng rơm cứu mạng. Tôi giữ nó thật chặt giữa lòng bàn tay, chị khiến lòng bàn tay tôi thấy ấm áp, tôi nắm lấy chị thật chặt, sợ nếu bất cẩn, chị sẽ có thể tuột qua những kẽ tay tôi.
20-11-2006 - 11:27:23
Sau khi Giáng Sinh qua đi, chớp mắt đã tới năm mới.
Ngày 31 tháng 12, đêm muộn. Tôi đang dốc sức dọn dẹp nhà cửa đầu năm mới trong hang ổ của tôi. Điện thoại kêu lên, số điện thoại bị ẩn, tôi nhấc lên và chào "hello", đầu dây bên kia, truyền qua một tiếng cười quen thuộc.
Trong điện thoại, Thẩm Phương hỏi: "Đang làm gì đấy?"
"Tổng vệ sinh, đón chào năm mới."
"Chà, siêng năng quá nhỉ. Có vất vả không?", Chị hỏi.
Tôi trả lời: "Em là dân lao động mà, khổ quen rồi, không sánh được với tiểu thư nhà tư bản như các chị đâu".
Chị có chút không vui: "Tại sao em luôn nói chị là nhà tư bản vậy. Chị đâu có bóc lột em? Hình như em bóc lột chị thì đúng hơn?"
Tôi nói: "Em nghĩ, xét đến việc nhà tư bản của chị cũng là do đảng Trung Quốc tách ra. Cái gọi là "thủ chi vu dân" nghĩa là sau cùng lấy cái gì của dân cũng phải trả lại cho dân. Sự xuất hiện của em chủ yếu là để giúp chị hoàn thành mục tiêu lớn lao là sớm tiến vào chủ nghĩa cộng sản, nỗ lực phấn đấu vì thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân. Chị xem, nói em bóc lột chị là nói quá đó."
Thẩm Phương bật cười: "Em sao vậy, nói chuyện, kiểu vậy..."
Tôi nói: "Nếu như chị nghĩ em lắm lời thì cứ nói thẳng đi. Em có thể chịu đựng được đả kích."
Cô ấy cười nói: "Không sai, chị thấy em lắm lời đấy".
Chúng tôi chỉ tán dóc vài câu như vậy thôi. Chị không hỏi tại sao đêm đó tôi lại bỏ đi.
Thẩm Phương là một người thông minh, nếu như chị thấy đối phương có điều khó nói, thì mặc cho chị nóng lòng muốn biết, tò mò bứt rứt như bị mèo cào, chị tuyệt đối sẽ không thể hiện ra ngoài. Trái lại có nhiều khi, sự thầm lặng của chị sẽ khiến người ta thắc mắc, à, tại sao chị lại không hỏi mình? Sau đó, sốt ruột sốt ruột, thế là tự mình sa bẫy.
Sau này, tôi năm lần bảy lượt bị trúng kế chị, theo như lời chị nói, đó chính là "lạt mềm buộc chặt", vẻ mặt chị lúc nói câu đó còn vô cùng đắc ý. Tôi cười và mắng lại: "Ba mươi sáu kế, chắc chị cũng đã nghe quen, đã thử qua chiêu 'mỹ nhân kế' chưa?". Chị nhìn tôi, ánh mắt chợt trở nên vô cùng dịu dàng, nhưng trên mặt lại mang vẻ cợt nhả, bĩu môi và cười: "Có thể xem xét." Tôi nhìn vào mắt chị, thấy trong mình ruột gan rối bời, nhưng ngoài miệng vẫn nói: "Thử đi thử đi, khiến giông tố khuấy đảo mãnh liệt vào, kệ chị bão táp mưa sa, em vẫn sẽ giữ vững kế thứ 36." Nhưng vạn vạn lần lại không ngờ tới, một câu nói của chị đã thực sự đã đánh trúng chỗ hiểm của tôi. Đây là chuyện sau này.
Qua điện thoại, Thẩm Phương tán ngẫu với tôi vài câu, hỏi: "Hôm nay bọn chị có buổi tiệc đón năm mới, em có đến chơi cùng không?"
Vừa nghe xong, tôi chợt mất hứng, tôi lại nhớ đến chuyện đó, cảm giác thật kỳ lạ, thậm chí còn hơi rùng mình. Tôi nghĩ tốt hơn hết vẫn nên ít qua lại với họ. Vì vậy, tôi nói: "Không đi đâu. Em vẫn đang phải dọn dẹp nhà cửa." Nói xong cảm thấy lý do này không thoả đáng lắm lắm, lại nói: "Ngày mai mọi người trong house sẽ gói sủi cảo, tối nay em phải băm thịt."
Lần này tôi không lừa chị. Trong các kỳ nghỉ của du học sinh Trung Quốc, ăn, là chủ đề muôn thuở. Nhớ lại những năm tháng tôi mới tới đây, hình như mỗi khi được nghỉ vài ngày, chỉ cần có sự xuất hiện của người Trung Quốc là chúng tôi lại bày vẽ ăn uống, ăn mãi không xong. Cuối cùng, thay vì quan tâm đến việc học tốt hay không tốt, nói tiếng Anh lưu loát hay không, chúng tôi đã rèn luyện được kỹ năng nấu ăn ngon, chẳng trách có nhiều người ở lại đây đội lên đầu chiếc nón đầu bếp rồi mở cửa hàng ăn.
Thẩm Phương nghe vậy, có vẻ hứng khởi: "Em biết gói sủi cảo à?"
Tôi thầm nghĩ, em không biết làm vỏ bánh, nhưng làm nhân và gói bánh không thành vấn đề, càng không nói đến việc ăn, người Bắc Kinh hay nói rằng, "sủi cảo kèm rượu, càng ăn càng vui". Vào thời hoàng kim, tôi có thể ăn một lúc 30 cái, lại còn là loại vỏ mỏng nhân dày.
Thế là tôi chém gió, dù sao cũng nghĩ có lẽ chị tiểu thư này cũng chỉ biết ăn thôi: "Chị đừng coi thường em, người phương bắc chúng em ai mà không biết gói sủi cảo. Hồi mẹ đẻ em ra, em còn chưa biết nói mà đã biết ăn, chưa biết đi bộ mà đã biết ngồi trên giường nặn bánh, hồi mẫu giáo đã biết ra đường đi mua sủi cảo với mẹ rồi. Nói thật với chị, đây chính là cách em tích được tiền học phí. "
Thẩm Phương cứ cười mãi không thôi: "Sao em đáng thương vậy, cười chết chị rồi, hoá ra em bán sủi cảo, vậy em bán nhân gì vậy? Chắc không phải nhân thịt người đâu nhỉ?"
Tôi nghiêm túc nói: "Thịt người á? Lúc bán lúc không, nhưng vài năm nay không có hàng, hay là, mai chị qua đây là có luôn, lại còn rất tươi cơ."
Thẩm Phương ngừng cười, hơi có vẻ làm nũng nói: "Ồ, chị có nên coi đó là lời mời không?"
Tôi thật sự không nghĩ tới chuyện đó, ban nãy chỉ toàn là ăn nói lung tung thôi. Chị vừa nói làm tôi không biết nên phản ứng lại thế nào, chỉ đành nói: "Nếu như chị muốn tới, rất hoan nghênh, tối nay chị tắm rửa sạch sẽ đi, để mai đến ăn bánh bao thịt người nhé."
Chị dùng dằng không tha: "Sao nghe có vẻ không thấy chút thành tâm nào thế."
Tôi sợ chị ấy nổi giận, chỉ đành nói: "Chị đến mà sao em không hoan nghênh được chứ." Lại nghĩ một lúc rồi nói: "Chị không thấy em đang dọn nhà để ngày mai đón khách quý sao?"
Chị lại vui lên: "Thế chị tới thật đấy nhé." Rồi lại như muốn giữ thể diện cho bản thân, chị lại nói: "Chị đến để xem em có chém gió hay không thôi." Nói xong, như lại hơi mắc cỡ, chị cười vài cái.
Tôi nói: "Hoan nghênh thủ trưởng tới chỉ đạo công việc. Này, đừng quên mang theo một con dao sắc đấy nhé, con dao ở nhà em chặt không nổi xương sườn."
Chị ấy rất bất bình, mắng tôi một câu: "Lắm lời!"
Cúp điện thoại với Thẩm Phương, tôi mới nhận ra có điều gì đó không ổn. Một là, tôi muốn giữ khoảng cách với chị ấy, hay thật đấy, nói cho sướng mồm, tự dưng mời người ta về nhà mình luôn. Thứ hai, còn chưa báo với hai người tầng dưới một tiếng mà đã mời người khác vào nhà.
Thế là tôi vội chạy xuống tầng, đôi trẻ đấy đang đùa nghịch trong phòng, mãi mới ra mở cửa. Tôi vừa nói, ngày mai sẽ có một đồng hương của tôi đến chơi, anh chàng đó nói: "Được thôi, vậy buổi trưa cùng tới ăn sủi cảo là được." Lòng tôi chợt thấy ấm áp, cảm thấy anh chàng này thật là trượng nghĩa, biểu dương!
Quay trở lại phòng, nghĩ ngợi, đã mời người ta đến rồi, thì phải chuẩn bị thêm chút đồ ăn. Thế là tôi hốt hoảng chạy ra ngoài, mua 4 thùng Coca ở siêu thị Ấn Độ - Pakistan vừa mở, nhưng lại nhớ ra hình như Thẩm Phương chỉ uống nước trắng, tôi lại mua thêm một thùng nước khoáng nữa. Tôi cứ thế khiêng cả về, cảm giác như sắp gãy tay đến nơi.
Khi mọi thứ đã sẵn sàng, tôi ngồi trên bệ cửa sổ và nghĩ, thôi kệ đi, đừng cẩn thận như vậy, coi chị là một người bạn đi. Nhưng dù sao chị ấy cũng đã giúp mình rất nhiều, cũng phải đền ơn báo đáp chứ đúng không. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi trở nên bình tĩnh hơn. Lại nghĩ, chuyện nực cười phát ra từ cái mồm say khướt của Wendy đó, ai mà biết điều đó có thật hay không, nói không chừng chỉ có cô ta mới bị như thế, cô ta chỉ muốn lấy Sue và Thẩm Phương ra làm hậu thuẫn thôi.
Thế là, tâm trạng tôi lại vui vẻ. Tắt đèn đi ngủ
Ngày hôm sau, tôi xuống tầng sớm để chuẩn bị. Khi sắp đến 11 giờ, Thẩm Phương gọi điện cho tôi, nói chị đến cửa rồi. Tôi rửa tay rồi vội vàng ra mở cửa.
Mở cửa ra, thấy chỉ có mình chị, chị mặc chiếc áo trượt tuyết hiệu Adidas, tự tay xách theo một chiếc túi lớn gồm trái cây, chocolate và một chai rượu vang đỏ. Vừa gặp tôi, chị đã rất hào hứng nói: "Chúc mừng năm mới".
Tôi cũng cười, nói: "You too" và nháy mắt với chị, Thẩm Phương hơi nhướn lông mày, nhếch môi rồi cười lên đầy ẩn ý.
Tôi nhìn ra ngoài cửa, không thấy Danny, cũng không thấy chiếc Bentley đâu.
Hôm đó chị không mặc quần áo quá đắt tiền, áo khoác là Adidas, bên trong cũng là chiếc áo thể thao Adidas kéo khoá. Bên dưới chị mặc chiếc quần bò phối với đôi giày thể thao hiệu Verse. Có lẽ chị cố tình mặc vậy, tôi nghĩ thế, cô gái này khá hiểu chuyện.
Nhưng sau đó chị vẫn bị vợ của anh chàng người Hà Nam nhìn ra manh mối, cô ấy kéo tôi lại và hỏi: "Bạn đồng hương của cô khá có tiền nhỉ." Tôi nói: "Cũng thường thôi, tàm tạm. Có rất nhiều thanh niên trẻ ở Bắc Kinh mặc đồ Levi's và Verse." Cô ấy lắc đầu: "Tôi không để ý thứ đó, tôi chỉ thấy chiếc móc treo điện thoại trên tay cô ấy, là chiếc móc Swarovski, hơn 50 bảng một chiếc." Tôi thầm nghĩ, hơn 50 bảng đối với chị ấy chỉ đáng giá một quả bóng (theo cách nói Hà Nam) thôi. Nhưng tôi vẫn vờ ra vẻ kinh ngạc: "Thật không? Hay là hàng giả."
Chúng tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời vào ngày hôm đó. Thẩm Phương không nói nhiều, nhưng, cô gái xinh đẹp này dễ dàng khiến người ta yêu mến, hơn nữa chị còn là người rất thông minh và biết ý, nên rất nhanh đã chiếm được sự yêu thích của mọi người. Hơn nữa, chị vừa mở miệng nói tiếng Anh đã khiến mọi người bị sốc nặng, vì giọng chị rất giống người bản địa. Họ hỏi chắc là chị đã qua đây nhiều năm rồi nhỉ, Thẩm Phương nhìn tôi và mỉm cười gật đầu. Tôi ở phía sau chị, nhe nhởn làm mặt xấu, suýt chút nữa làm chị cười đến gục ngã.
Tôi có tật cuồng nhiều người, có càng nhiều người thì tâm trạng tôi càng vui, vì thế nên càng nói nhiều. Những người bạn cùng nhà của tôi cũng giống vậy, vừa gói sủi cảo vừa đùa vui chọc cười. Thật đấy, tôi đã đến Anh lâu đến vậy, nhưng đây là lần đầu tiên vui vẻ đến thế. Có nhiều lúc, chỉ vì một chuyện rất giản đơn mà mọi cười cũng có thể cười không ngớt, cầm bột bánh ném loạn vào nhau, và kể rất nhiều câu chuyện cười để đời. Để mà sau này, vài ngày sau khi Thẩm Phương về nhà, chị đột nhiên gọi điện cho tôi, cười đến khó thở: "Này, chị nhớ hôm đó bọn em nói..." Làm tôi dở khóc dở cười: "Chị à, chị không sao chứ, có phải tuổi thơ của chị thiếu niềm vui không? "
Thẩm Phương không biết gói sủi cảo. Theo cách nói của tôi, ngoài việc ăn ra, đừng trông chờ chị ấy có thể làm bất cứ việc gì khác. Chị ấy không khách sáo, nói có thể rửa bát, lại còn chém gió rằng ở nhà đều là chị rửa bát. Tôi phát hiện, cô gái này cũng đã không kiêng nể gì mà chém gió với tôi.
Chúng tôi gói bánh, chị ấy đứng một bên nhìn. Cứ chốc lại phá đám, so sánh xem ai gói đẹp hơn ai, ai gói nhanh hơn ai. Lại còn cấu một chút bột bánh nặn thành chiếc huân chương trao cho cô gái Hà Nam, hình như chị gọi đó là, giải có thành tích xuất sắc nhất. Sau đó chị đi tới cạnh tôi, bĩu môi và nói: "Đúng là bốc phét, cái nào cũng bị méo. Em bán tiệm sủi cảo của em cho người khác đi."
Tôi nghiêm túc nói: "Được, chị chọn bánh dựa vào vẻ bề ngoài, chỉ nhìn lớp sơn mà không biết lớp gỗ. Lát nữa đừng ăn cái của em đó."
Chị đùa: "Chém tiếp đi, chị cứ muốn ăn thử, xem trong bánh bao của em có cái gì đặc sắc không?"
Tôi nghiêm túc, nói: "Chị quá coi thường cái bánh này, từ bước trộn mì, đến cán vỏ, gói lại, đã thấm đẫm bao nhiêu mồ hôi nước mắt, nỗi tương tư quê nhà, niềm tin về tương lai của em, tình yêu của em, hy vọng của em, tất cả đều được chất chứa trong lớp bánh mỏng manh này, em... "Tôi tiếp tục giả bộ đáng thương thì bị Thẩm Phương ngắt lời: "Sao em không đi học lớp đào tạo nghệ sĩ đi? "
Tôi nói: "Lớp đào tạo nghệ sĩ là hệ đào tạo từ xa, hồi đó em còn chuẩn bị thi kinh kịch Trung Quốc."
Bánh đã nấu xong, mỗi người một đĩa, chúng tôi rót chai rượu vang do Thẩm Phương mang đến, học theo cách nói của người Tây: "Cheese! Chúc mừng năm mới. Cầu được ước thấy." Một hơi nốc cạn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.