Xa Gần Cao Thấp

Chương 178: Đầy tớ phụng sự




Đầy tớ phụng sự
......
Đã là 9 giờ tối khi Phong Niên dạy xong buổi thứ tư trong tuần cho Chương Chương - con gái của chị Tống. Chương Chương hỏi chị ơi, chị có thể ở lại với em không, bố mẹ em đều không ở nhà. Trong lòng Phong Niên trào dâng nỗi áy náy không nói nên lời, hỏi cô giúp việc trong nhà đi đâu?
"Cô ấy đi Phong Đài gặp con, cô cũng kể như vậy với mẹ em." Chương Chương 17 tuổi, đang là cái tuổi đáng lý không muốn bị gò bó nhất nhưng lại sợ ở nhà một mình vì cô đơn.
Từ nhỏ Chương Chương đã quen cảnh bố mẹ bận đi công tác, tính cách cô khá độc lập, chủ động muốn Phong Niên ở lại, e rằng trong lòng có chuyện muốn giãi bày. Phong Niên nói, vậy phải hỏi ý kiến bố mẹ em. Chương Chương ngay lập tức nói sẽ gọi điện báo cho mẹ.
Phong Niên ngồi cúi đầu trên ghế chờ kết quả, một lúc sau, Chương Chương cười rạng rỡ, nói mẹ em tất nhiên đồng ý. Phong Niên nhìn điện thoại, không hề có lời nhắn nào từ chị Tống.
Phong Niên cùng cô gái nhỏ ăn chút đồ ăn vặt, ngồi trong phòng khách xem phim nghệ thuật, cô gái nhỏ nói học kỳ tới em sẽ đi Hồng Kông thi SAT, được chị dạy làm em tự tin hơn nhiều, thực ra em rất ngưỡng mộ chị, chị chưa thi cái này bao giờ nhưng vẫn có thể tự học để dạy em. Phong Niên nói biết sao được, lúc đó số tiền nhà em trả công dạy kèm khiến chị động lòng.
Chương Chương cười, cô gái nhỏ khi cười lên trông giống chị Tống, đôi mắt hai mí như được đúc từ một khuôn, chỉ là trong mắt chị Tống lắng đọng vẻ đẹp của thời gian, còn Chương Chương vẫn là sức sống của cỏ xanh.
Phong Niên muốn nhìn thấy nhiều quá khứ của chị Tống hơn từ Chương Chương, ánh mắt lan ra vẻ ấm áp, Chương Chương lại nói, hình như mẹ em muốn ly hôn với bố em.
Phong Niên suýt không thể ngồi yên, cô nói "Ồ", đây là điều cô từng mong chờ, nhưng lại cảm thấy bức bối khi đề cập với Chương Chương.
"Bố em có người khác, em nghe thấy ông ấy nói chuyện điện thoại với người phụ nữ đó." Chương Chương nhún vai, vẻ mặt thờ ơ: "Vài năm trước họ cãi nhau, bố em nói mẹ em cũng không sạch sẽ. Em dần dần hiểu ra 'sạch' nghĩa là gì."
Phong Niên không mở miệng nổi, cô ngồi im lặng một lúc mới nói: "Người lớn có cuộc sống của người lớn."
"Vâng, hai người không có tình cảm với nhau làm cử chỉ yêu thương nhau chỉ vì em, em cũng rất buồn." Chương Chương cười nhìn Phong Niên. Cô gái chưa thành niên tuy có đôi mắt xanh trẻ, nhưng độ sâu trong đó khiến Phong Niên đổ mồ hôi lạnh.
"Quan hệ của chị và mẹ em rất tốt." Chương Chương nói, có lần mẹ em thay quần áo quên tắt màn hình điện thoại, em nhìn qua, thấy hai người nói chuyện rất nhiều.
Cái nóng trong cơ thể Phong Niên lan khắp người cùng nhịp tim tăng lên cấp tốc, trước ánh mắt của cô gái nhỏ, Phong Niên chỉ có thể mỉm cười và nói đúng vậy, mẹ em là một người rất tốt. Những đoạn tin nhắn qua lại giữa cô và chị Tống hầu như không xuất hiện cảnh tán tỉnh thân mật, nhưng quả thực không giống hai người bạn bình thường với nhau.
"Chị có thể giúp em thuyết phục mẹ em không?" Chương Chương nói, em không cần sau này mẹ ra nước ngoài cùng em, em có thể tự đi du học.
Phong Niên chưa từng nghe chị Tống nhắc đến chuyện ra nước ngoài cùng con, Chương Chương nói mẹ em hiện đang xem và mua nhà ở New Haven, bà làm mọi việc rất chu đáo và gọn ghẽ, không để em phải khổ sở chút nào.
"Chưa chắc em sẽ đến New Haven học mà." Lòng Phong Niên nặng trĩu.
"Em chắc chắn sẽ đi được." Chương Chương kiên quyết: "Điểm kiểm tra chỉ là một phần, còn lại sẽ không có vấn đề gì." Chương Chương chỉ không muốn lên đại học vẫn có mẹ đi cùng.
"Còn công việc của mẹ em thì sao? Hẳn là không đâu." Phong Niên vẫn không dám tin.
Từ lâu mẹ em đã dự định nghỉ hưu sớm ở tuổi 45, công việc của mẹ em thoạt nhìn có vẻ hào nhoáng, nhưng thông thường đến khoảng 40 tuổi là người ta đua nhau nghỉ việc: "Có lẽ do quá mệt, cũng có thể do đã kiếm đủ." Lời của Chương Chương đã đẩy Phong Niên rơi vào trầm ngâm. Cuối cùng cô đáp rằng, chị khuyên em nên trực tiếp truyền đạt suy nghĩ với mẹ.
"Nếu lời em nói có tác dụng, em đã không cần chị giúp đỡ." Chương Chương cười.
Phong Niên bị mất ngủ trong phòng khách, cô luôn nghĩ chị Tống đang đi công tác ở Quảng Châu hoặc Hồng Kông, không ngờ chị sang hẳn phía bên kia đại dương mua nhà, thậm chí còn theo con đi học. Không có dự định mở rộng về "thử" trong kế hoạch, dù con của chị đã biết về ý định ly hôn.
Trong mối quan hệ này, Phong Niên muốn cố gắng giúp đỡ một tay nhưng chỉ biết xác định phương hướng giúp đỡ Chương Chương nhiều hơn hoặc chuẩn bị trước cho kế hoạch ở lại Bắc Kinh. Cô muốn có được lắm chứ, nhưng cho dù làm giáo viên tại một ngôi trường đại học nào đó ở Bắc Kinh, thu nhập hàng năm của cô chỉ đủ tiền chị Tống làm tóc hơn ba mươi lần chứ đừng nói đến mua nhà. Những gì cô có thể cho chị Tống chỉ như hạt muối bỏ biển, sự khác biệt rõ ràng giữa kế hoạch của hai người cũng khiến cô buồn.
Phong Niên nghĩ đến Du Nhậm và Tề Dịch Quả, cuối cùng cũng hiểu sự bất lực ghê gớm trong lựa chọn "tất cả vì lợi kỷ" mà Du Nhậm tự nhận xét, vì Du Nhậm bị động giữ vững lựa chọn của mình. Cho dù trong kế hoạch của Tề Dịch Quả có Du Nhậm, thì Du Nhậm cũng chỉ xếp ở vị trí thứ yếu.
Phong Niên đang rơi vào hoàn cảnh trước kia của Du Nhậm. Cô mất ngủ cả đêm, không liên lạc với chị Tống, sáng sớm hôm sau thức dậy về trường từ sớm.
Những ngày tiếp theo, trái tim Phong Niên như bị ngâm trong thuốc mê, dù ăn gì hay uống gì cũng chẳng thể xoa dịu cơn đau lưng chừng. Cô rúc trong ký túc xá hai ngày không ra ngoài, đặt cạnh gối vài cuốn sách, hễ khi buồn sẽ đọc hai dòng. Tâm trí không thể tập trung, phải cưỡng ép nghiền nát con chữ thành bột mịn đổ vào trong đầu.
Học sinh giỏi vẫn có thể đọc một ít sách dù buồn đến đâu, song chẳng thể nào theo kịp người phụ nữ tên chị Tống. Sải chân của chị Tống không bị hạn chế trong đường chạy trên trường như Phong Niên, chị băng qua sông ngòi, chị vượt suối lặn biển, chị có một đồng cỏ xanh rộng lớn trong trang viên Quả Lâm và sắp sở hữu những cây bonsai ở New Haven. Có lẽ Phong Niên sẽ có một cái lồng trên cây, làm chú chim hoàng yến chỉ biết cất tiếng kêu trong trẻo và véo von.
Với tính cách của chị Tống, chị sẽ không tiết lộ quá nhiều khi sự việc chỉ mới bắt đầu, có thể chị sẽ giành phần thắng trong công cuộc ly hôn, sau đó quay người cầm chiếc lồng đi về phía Phong Niên.
Phong Niên ngủ đến chiều ngày thứ ba, kiểu tóc 3.000 tệ cô luôn không nỡ cắt đã biến thành ổ gà. Lần trước sau khi hỏi giá từ Túc Hải, cô đã chuyển lại cho chị Tống, nào ngờ được chị Tống lịch sự gửi tặng một bộ quần áo mà cô không biết giá bao nhiêu. Phong Niên chỉ biết chất liệu của chúng rất xịn, không nỡ mặc, cô đã quen với phong cách mua trên các cửa hàng trực tuyến và trong sở thú, mang lại cảm giác thiết kế tối giản cố tình tỏ ra chất Tây, phù hợp với những người có văn hóa nhưng không có tiền như Phong Niên.
Đến căn tin ăn cơm, Phong Niên nhận được cuộc gọi của chị Tống, hỏi có bận không? Đến nhà nhỏ đi.
Nơi gặp nhau bí mật của hai người vẫn là trong căn hộ ở Tả Gia Trang, chị Tống gọi là "nhà nhỏ", không biết là do nhỏ nên gọi là "nhỏ", hay nó ám chỉ cái "nhỏ" nằm ngoài hiệu lực pháp lý của mảnh giấy đó?
Phong Niên muốn nói "em bận", từ trước đến nay cô luôn là người hiền lành, mọi cơn giận ít ỏi trong cô đều dùng để chống lại cha mẹ vì một cuộc sống mà cô muốn có. Cô mím môi, nói: "Em không bận."
Dường như chị Tống khẽ thở phào ở đầu dây bên kia, giọng điệu nhiều thêm phần yêu chiều: "Chị đến trường đón em."
Phong Niên nói không cần, đúng lúc em vừa ra khỏi cửa, lát nữa em sẽ đến. Hôm nay cô không muốn ngồi trong chiếc lồng bốn bánh của chị Tống, cứng ngắc bắt xe buýt lắc lư suốt chặng đường đến Tả Gia Trang. Phong Niên cần thời gian xếp lại tất cả vấn đề trong đầu, và quan trọng hơn, cần phải gói gọn những vấn đề này thành những câu hỏi ân cần vô hại bằng khối óc thông minh của mình.
Phong Niên có thẻ, vào thang máy đứng trước cửa lấy chìa khóa, chợt thấy chị Tống mở cửa, trên mặt vẫn còn quầng thâm, e là chưa được nghỉ ngơi đủ do lệch múi giờ, nhưng khi chị cười, đôi mắt hai mí của chị dập dềnh sự dịu dàng khó cưỡng đối với Phong Niên. Đôi mắt dài một mí của cô gái cũng cười, bỗng chốc quên đi cảm giác đau nhức tê tái, vừa thấy chị Tống đã tươi tắn khoé môi, đồng thời cơn tê cũng dập dềnh trôi nổi.
Tay chị Tống vuốt tóc cô: "Ồ, tóc em mọc nhanh quá."
Phong Niên vào nhà thay giày, đứng ở cửa mặc cho chị xoa đầu mình, đầu ngón tay lướt qua gò má, Phong Niên nắm lấy tay chị Tống. Như thể trong đôi mắt chị Tống có ổ điện, chỉ cần nhận về ánh mắt của Phong Niên là có thể tiếp điện. Cô gái ôm chị Tống, tương tư khó lòng kiểm soát liên miên hơn một tháng qua đến nay hoàn toàn bộc phát. Phản ứng của chị Tống đã chứng minh chị thích Phong Niên, hoặc có thể nói là mê đắm.
Phong Niên nóng vội cắn từ môi cho đến cằm, chị Tống cười khúc khích và nói đừng vội, ta có cả đêm.
Không có sự khác biệt về bản chất giữa một đêm và một đời, Phong Niên buồn bã nghĩ, một đời của một số người thậm chí không thể bằng một đêm như thế. Sắp sửa rạng sáng, cô gái mới kiệt sức thấy rõ, chị Tống lại càng mệt hơn, chị ôm eo Phong Niên chìm vào giấc ngủ ngắn ngủi. Họ hiếm có dịp ngủ quá ba tiếng những khi ở bên nhau, chị Tống nói, Phong Niên như luôn trong trạng thái ăn không no. Phong Niên chỉ cười, không bóc trần sự thật rằng chị Tống mới là người đói khát hơn cả. Người yêu nhau phải biết chăm chút thể diện cho nhau, Phong Niên còn trẻ, không thể miêu tả chị Tống bằng những câu như "phụ nữ bốn mươi như hổ".
Nhiều màn đêm đã trôi qua như vậy, tiến độ "thử" còn lâu mới rõ nét bằng lịch tiến độ trên máy tính của chị Tống, "thử" đã từ đồng thuận lùi về cảm giác của hai người, thấp thoáng trong tâm trí, dần dần trở thành ngọn đèn dầu đung đưa trong gió đêm.
Phong Niên vẫn đang mất ngủ, chị Tống mân mê trên vai cô: "Không phải dạy hai buổi một tuần sao? Dạy bốn buổi không mệt à?"
Cô gái quay mặt đi, không thể kìm lòng mà đưa môi lại gần: "Không mệt, học kỳ sau Chương Chương có bài kiểm tra, em tranh thủ giúp đỡ cô bé."
Chị Tống lười biếng thở dài: "Chị biết." Biết Phong Niên đang cố gắng hết sức làm điều gì đó cho chị và con chị, cũng biết Phong Niên đã biết chuyện mua nhà trong chuyến công tác của chị cũng như kế hoạch đi học cùng con.
Phong Niên không nói không rằng, cô đã giúp mẹ chạy quán hoành thánh từ những năm cấp ba, Tống Hội Hương nói mẹ chỉ biết làm việc này, nếu đi làm bảo mẫu, chỉ riêng đi đi lại lại không biết sẽ tốn bao nhiêu thời gian, mẹ cũng không muốn mở quán này, mệt lắm chứ? Nhưng nếu không mở, bố con lấy đâu ra 3.000 tệ một tháng nuôi hai mẹ con chúng ta? Mẹ tính, ít nhất phải 3.000, tiền bảo hiểm, ăn ở, học phí và các khoản phí bên lề của con.
Phong Niên tính giúp chị Tống một khoản, học phí và chi phí sinh hoạt sau này của con rơi vào 500.000 tệ mỗi năm. Mua một căn nhà ít nhất cũng phải vài trăm vạn, nếu là ở Bắc Kinh, dựa theo mức sống của chị Tống, e rằng phải thêm số 0 vào cuối. Ngoài ra còn có quần áo, mỹ phẩm, du lịch và các chi phí khác của chị...
Nếu muốn giữ được Tống Việt Quỳnh, Phong Niên - người chỉ còn lại 20.000 tệ trong túi - phải bỏ ra ít nhất 20.000.000 tệ. Cô dựa vào đâu mà muốn người ta ở lại Bắc Kinh cùng mình? Bằng một cái miệng sao?
Mạch trầm tư của Phong Niên bị chị Tống gián đoạn: "Em đang nghĩ gì thế?"
Nghĩ gì cũng không được nói ra, sẽ chỉ làm tăng thêm phiền não mà thôi. Phong Niên không phải một người quả cảm, cả đời này cô từng làm ba việc lớn: học lại kiếm tiền, lao đến chị Tiểu Anh và theo Tống Việt Quỳnh vào phòng khách sạn giữa mùng hai Tết. Cô đã quen nín nhịn trong lòng, cố gắng hết sức tìm lối thoát ra. Cô hỏi chị Tống: "Chị định theo con đi du học à?"
Chị Tống nói, em đã biết nhỉ, có phải Chương Chương nhờ em thuyết phục chị đừng đi? Cô bé muốn được tự do, nhưng chị không yên tâm. Chị chỉ có một đứa con.
Chị Tống làn thu thuỷ nét xuân sơn cũng là một người mẹ trăm mối tơ vò. Chị nói trước đây Chương Chương không ngoan như thế này, từng có bạn trai khi còn học cấp hai, nổi loạn khá nguy hiểm. Chị nói may mà phát hiện sớm, nếu không chị đã lên chức bà ngoại trước tuổi bốn mươi. Từ đó trở đi, sức khỏe con bé cũng không tốt lắm nên chị bắt con bé đi tập tennis.
Phong Niên sững sờ, nói em đã hiểu. Người yêu không cãi nhau với trẻ con, cô phải hiểu.
"Yêu phụ nữ vẫn tốt hơn, làm thế nào cũng sẽ không có thai." Chị Tống trêu chọc, Phong Niên cảm thấy ớn lạnh từ trái tim đến đầu ngón chân: "Thật sao."
"Chị không có ý đó, chị đến với em không phải vì muốn tránh thai." Chị Tống nói em đừng trẻ con như vậy, lúc nào cũng động tí là khó chịu.
"Vậy em nên nói gì đây?" Phong Niên hỏi, nhìn chị Tống trong màn đêm.
"Em nói xem?" Ngón tay chị Tống vẽ bên tai Phong Niên, động tác ngọt ngào hơn cả lời nói.
Phong Niên rút cánh tay ra: "Bây giờ em không muốn đọc thơ, thơ là do người khác viết." Cô muốn nói những lời của riêng mình, muốn tự do được nói mà không bị "tính trẻ con" hay "khó chịu" vây hãm trong lòng. Phong Niên cắn môi, hai chân chị Tống vòng qua eo cô: "Em không cần nói gì cả."
Phong Niên nhắm mắt, cũng phải, làm thôi. Ít nhất tại thời khắc này, Tống Việt Quỳnh không phải vợ hay mẹ của ai đó, Phong Niên cũng không cần tính toán số dư trong tài khoản ngân hàng, đáng lẽ cô nên hiểu từ lâu, bắt đầu từ ngày không thể từ chối Tống Việt Quỳnh, cô đã không thể tính toán.
Dù có đọc bao nhiêu sách đi chăng nữa, học sinh ưu tú cũng chỉ là đầy tớ của dục vọng. Động tác của Phong Niên thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước, Tống Việt Quỳnh đánh vào vai cô, là dấu hiệu muốn nhưng giả vờ chống cự. Phong Niên miệt mài đầu đầy mồ hôi, lại chui vào sâu trong chăn che mặt đi, không lâu sau, cô khiến người yêu phải rên rỉ thốt lên bằng kỹ thuật đã được Tống Việt Quỳnh dốc lòng chỉ bảo, Tống Việt Quỳnh nói: "Phong Niên, chị không thể rời khỏi em."
Có thể, Phong Niên tiếp tục, khoảng thời gian máy bay lăn bánh chậm trên đường băng, mới là điều có thể tính toán.
......

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.