Xuân Vũ Và Từ Phong

Chương 22: Hí kịch




Từ Phong là người biết đối nhân xử thế, anh mang theo món quà khi đến xem kịch. Ông nội Trịnh Miểu là người yêu thích hí kịch, thích đọc đủ thứ thi thư, là một người văn hóa. Khi ông nhìn bọn trẻ, ông nhìn vào tinh thần “Quân tử không khí, chí phải ở đạo, căn cứ vào đức, dựa theo lòng nhân, dạo chơi ở nghệ”* theo tiêu chuẩn như vậy thì cháu trai của ông hình như toàn làm ngược lại. Ông nhìn con trai nhà họ Từ mà đỏ mắt ghen tị, so với cháu ông thì tiền đồ rộng lớn hơn nhiều.
Cũng không phải chỉ mình ông thích Từ Phong, anh còn tặng món quà mà ai cũng thích thế này, ai đã dạy dỗ đứa con họ Từ này tốt như vậy chứ?
Từ Phong mang tới cho ông Trịnh Miểu cái gì?
Một hộp nhựa màu đen, bên trong là chồng đĩa CD – là những vở hí khúc kinh điển, có đến mấy chục cái. Để ở trên cùng “Ngũ điển sườn núi”, “Thiên Hà xứng”; “Hải Thụy dạy hổ”, “Trảm hoàng bào”… Những đĩa này không đắt nhưng khó tìm, đều là những bản cũ.
Ông nội Trịnh Miểu xem qua một lần rất vui, giao cho người bên cạnh “Mở màn đi”
Sân khấu đã được chuẩn bị tốt, không cần dựng sân khấu cao, nhà cũ họ Trịnh có một cái gác cao ba mặt, trang trí trang nhã. Gọi là lầu cao ba mặt vì hai bên không có chái nhà, ba mặt thoáng đãng.
Khách được đưa tới sân ngồi, sân được sắp xếp một bàn hai ghế, trên còn để một tách trà. Mọi người ngồi xuống uống ngụm trà, tấm màn che hai bên được mở ra, màn đỏ buông xuống, đập vào mắt là cây tùng với hàng chữ vàng, chữ bên phải, bên trái là tiên hạc tung cánh lượn lờ.
Ngay khi màn sân khấu mở ra không khí rực rỡ vui mừng, kèn xô na vang lên khiến tinh thần mọi người hứng khởi, hồ cầm, trống lớn, tỳ bà đồng loạt vang lên, tiếng huyền thanh, nhịp trống, tỳ bà dẫn lối, tiếng đàn nhạc trong trẻo như ngọc, âm thanh của vở kịch bắt đầu, sân khấu lập tức trở nên náo nhiệt. “Hoa mẫu đơn cười trong gió xuân, hỉ mãn hoa đường thọ đuốc hồng. Bạc đầu tề mi khánh giai lão, ngũ nữ tranh đến chúc thọ”. Hát đến câu “Bạc đầu”, diễn viên chính lên sân khấu, tấm màn được mở ra hoàn toàn, giọng diễn viên chính mượt mà cao vút, trang phục và diện mạo đẹp đẽ, mặt mày và tay chân phối hợp nhau nhuần nhuyễn.
Mấy nghệ sĩ này chỉ mời được khi có quan hệ, có nền tảng vững chắc, cốt truyện ngắn gọn thu hút. Khán giả dễ dàng chìm đắm trong vở diễn, đặc biệt là mấy người già mê xem hí kịch. Ông nội Trịnh Miểu cực kỳ nhập tâm, một tay ông để lên bàn, mắt chăm chăm nhìn lên sân khấu, ánh mắt theo nội dung vở diễn mà “thở dài”, “tức giận”, “lo lắng”, “phẫn nộ” đủ mọi sắc thái. Trên sân khấu, vợ chồng Dương Kế Khang đang muốn đuổi cô con gái nuôi thứ ba và vị hôn phu Trâu Ứng Long ra khỏi nhà. Ông vỗ nhẹ lên bàn, mặt hiện lên vẻ sốt ruột và lo lắng “Không thể đuổi đâu, không thể đuổi, đó là người về sau sẽ thu nhận các người đó, hai cái lão già hồ đồ ngốc nghếch này!”. Diễn tới lúc vợ chồng Dương Kế Khang gặp nạn tìm đến nhà mấy người con gái giàu có để nhờ cậy, ông lại tức giận hừ rất to “Mấy cô con gái kia cũng giống các người đều mờ mắt vì danh lợi, đáng đời!”
Từ Phong ngồi sau lưng ông Trịnh Miểu, thấy ông thỉnh thoảng lầm bầm cảm thấy ông vẫn đáng yêu vô cùng. Nhìn xung quanh, ngoài hai hàng ghế đầu là mấy người thế hệ ông nội Trịnh Miểu bị mê mẩn, chốc lát lại thở dài, cảm động đến chảy nước trước tấm lòng hiếu thảo của con nuôi Dương Kế Khang. Những người trẻ tuổi hơn không thể ngồi yên, mỗi người một cái điện thoại di động, những màn hình điện thoại sáng lên trong khoảng sân tối đen phản chiếu lên mặt.
Trong lòng Từ Phong khẽ động, anh nhìn ra cổng lớn trước biệt thự, ở đó ánh sáng cam nhu hòa không một bóng người. Anh lặng lẽ đứng dậy đi ra ngoài.
Phương Đình Vân đang ngồi sau lưng anh, cất điện thoại đi, nhìn bóng lưng anh, bình tĩnh đứng lên đi theo.
Từ khi xuống xe Từ Phong, mấy giờ liền cô vẫn không yên ổn tinh thần, cô như người hết hơi sức, có lúc lại như suy sụp, có lúc lại như bị cả tảng đá đè nặng lên.
Cô biết nguyên nhân.
“Lúc trước khi đến California, tôi luôn nhớ cô ấy”
Tuy sự thất vọng của Phương Đình Vân với Từ Phong đã rất nhiều lần, lần này vẫn muốn ôm ngực vì đau. Điều làm đau lòng không phải là ý nghĩa của câu nói mà là sự hoang mang bối rối, chân thật, như đang đắm chìm trong sự mê hoặc đó của Từ Phong. Giống y như một cậu thiếu niên đang trong mối tình đầu. Điều đó cho thấy anh đang ở trong tình cảnh mà một cô gái nào đó gây ra cho anh.
Vậy thì, người làm cho anh phiền muộn, làm cho tâm tình anh bối rối, làm anh vô thức mà khao khát là cô gái như thế nào?
Từ Phong lặng lẽ đi ra khỏi biệt thự của nhà họ Trịnh. Vừa ra khỏi cửa, ve sầu mùa hè ở trên cây kêu vang vọng trong khu rừng tre xanh nhỏ trước nhà họ Trịnh. Có một hàng dài ô tô đậu trước mặt, những người tài xế ra khỏi xe dựa vào cửa hoặc ngồi trong xe chơi điện thoại.
***
Từ Phong tìm kiếm trong nhóm người này, nhanh chóng tìm thấy bóng dáng Lương Xuân Vũ. Cô đang hơi ngẩng đầu lên xem biểu diễn, còn xem rất chăm chú. Vẻ mặt đó giống hệt như của ông nội Trịnh Miểu, chỉ có điều là không khoa trương huơ chân múa tay xúc động phẫn nộ như mấy người già.
Sân khấu được dựng trên cao, như tòa nhà hai tầng, các bức tường vây cũng thấp, cho nên sân khấu kịch như một sàn nhảy, từ ngoài cửa cũng có thể xem được.
Một người tài xế trẻ không biết của nhà nào đứng cùng cô, ríu ra ríu rít nói gì đó, miệng đóng mở liên tục. Có thể thấy tinh thần cô thật sự để trên sân khấu, ánh mắt dõi theo nữ diễn chính đi từ giữa sân khấu đến phía khác, tuy cô không có biến đổi lớn trên gương mặt nhưng khi diễn tiến kịch có cao trào sẽ hơi có thay đổi. Người tài xế trẻ kia đứng bên cạnh cô thể hiện tài ăn nói của mình, theo ánh đèn đường mà nhìn lén gò má cô.
Lương Xuân Vũ chắc chắn là một cô gái ưa nhìn, nhưng ưa nhìn và đẹp nổi bật khác nhau. Đẹp thì có thể do trang điểm hoặc phẫu thuật thẩm mỹ, vậy thì phụ nữ đều đẹp. Nhưng cô thì không tự ý thức vẻ đẹp của mình, ném vào trong đám đông thì cô như một hạt ngọc trai phủ bụi, nếu người nào đó tinh tế nhìn nhận, phủi sạch lớp bụi bặm đi mới thấy được vẻ đẹp tinh khiết trong sáng của cô.
Người tài xế trẻ nhìn kỹ cô, đỏ mặt, tim đập, nhấp nhấp môi, lại nói huyên thuyên bên cạnh cô. Sân khấu kịch mới diễn xong một màn, Lương Xuân Vũ chớp mắt hai cái, quay lại nhìn người lái xe đang nói “Cái gì? Thật ngại quá, tôi không nghe rõ”.
Cô quay đầu lại, người lái xe bị ánh mắt cô nhìn chăm chú hơi xấu hổ, đỏ mặt đưa cô viên kẹo bạc hà, cũng không cần biết cô nói câu nào cô không nghe rõ, lắp bắp chọn câu mấu chốt nhất mà nói “Tôi… có thể xin số điện thoại của cô không?”. Sợ cô từ chối, người tài xế trẻ đỏ bừng mặt, lo lắng thêm vào “Chỉ làm bạn bè, không có ý gì khác”
Lương Xuân Vũ nhìn viên kẹo trong tay, nghĩ tới thanh kẹo mà Từ Phong đưa mình chiều nay. Ý đồ của người tài xế này cô nhìn ra được, nói “Không có ý gì khác” là không thể. Từ Phong thì có hay không?
Lúc đó cô đã cẩn thận nhìn biểu hiện của Từ Phong, nhưng như mây chìm trong sương mù, tựa như có một điều gì đó thấp thoáng nhưng không kịp nắm bắt. Thành thật mà nói thì cô chưa từng nghĩ mình với Từ Phong sẽ có gì. Một là hai người không đủ thân thiết, cô không có ý kia, hai là cô không cho là Từ Phong sẽ có cảm giác gì với mình, điều đó thật sự… không có khả năng.
Cô là đang xem xét theo “thực tế”, nhưng thực tế là cảm xúc mà con người thể hiện thành hành động, hầu hết thời gian thì thể hiện cho sự thỏa hiệp và khó khăn, nhưng không có nghĩa là chắc chắn, miễn là bạn tự nguyện thì hoàn toàn có thể thực hiện những điều lãng mạn. Có điều cô đã đánh giá thấp Từ Phong, xem anh như một người lãnh đạo bình thường, thực tế thì người đàn ông này hoàn toàn có thể có chủ ý riêng của mình, cực kỳ khéo léo.
Lúc này đối mặt với tài xế trẻ muốn xin số điện thoại, Lương Xuân Vũ không hề ngượng ngùng mà nghiêm túc trả lời “Tôi xin lỗi, không thể cho số điện thoại cho anh được”. Khi người tài xế trẻ xin số điện thoại, anh ta nói lắp bắp, mơ hồ, nên khi bị Lương Xuân Vũ từ chối thì mặt càng đỏ, chỉ muốn tìm chỗ nứt trên đất để chui xuống.
Từ Phong ở bên cạnh nghe rất rõ.
Người tài xế trẻ lúng túng, anh ta liếc nhìn người cách đó vài bước chân. Một người đàn ông cao lớn, đẹp trai, quần áo sang trọng. Anh ta đang nhìn anh với nụ cười, ánh mắt liếc qua đây, ý cười vẫn nguyên trên mặt. Người tài xế nhạy bén hiểu ra, chết thật, khi nãy quên hỏi cô ấy có phải đã có bạn trai hay chưa!
Lương Xuân Vũ nhìn theo ánh mắt lúng túng của người tài xế trẻ và cũng nhìn thấy Từ Phong. Thân thể cao lớn của anh rất dễ nhận ra trong ánh sáng nửa sáng nửa tối. Anh đã đổi bộ đồ trang trọng, áo sơ mi vải lanh có họa tiết, cổ áo có vài đường viền nhỏ, áo bỏ vào quần, hai tay đút vào túi quần, chân dài, ngũ quan đĩnh đạc, vẻ ngoài không có gì để chê được.
Người tài xế trẻ nhân lúc hai người đối diện nhìn nhau, vội bỏ đi.
Ánh mắt Lương Xuân Vũ trượt xuống cổ Từ Phong “Giám đốc Từ, chỗ đó của anh còn ngứa không?”
Người tài xế trẻ chân như được bôi dầu đang vội vã bỏ đi, xém tí ngã ngửa vì lời nói của cô. Chỗ đó? Ngứa?
Lương Xuân Vũ hỏi rất tự nhiên, cô chỉ nghĩ đến chỗ nổi sởi của anh nên hỏi. Đúng lúc đó sân khấu nghỉ giải lao, tiếng kèn trống im bặt, lời cô vừa nói ra khiến tất cả tài xế đang đứng tám chuyện gần đó đều nhìn lại.
Một cô gái xinh đẹp hỏi một người đàn ông đẹp trai là chỗ đó còn ngứa không?
Bọn họ nhìn qua chỉ vì tò mò, rốt cuộc chỗ ngứa là chỗ nào vậy?
- --
• Ghi chú: cho cái câu của Khổng Tử trên đó:
Quân tử không khí: Quân tử không phải thứ dụng cụ để người khác sai khiến mà phải có suy nghĩ riêng;
Chí phải ở đạo: khát vọng cao nhất là hướng tới đạo chứ không phải những thứ tầm thường như vật chất, danh tiếng…
Căn cứ vào đức, dựa theo lòng nhân: làm gì cũng bắt đầu bằng hành vi đạo đức, bắt nguồn từ lòng nhân ái, nhân từ.
Dạo chơi ở nghệ: khi chơi không phải chơi những thứ lố bịch có hại mà biết thỏa sức vui đùa trong thế giới nghệ thuật như khiêu vũ, điện ảnh, thể thao, khoa học… hiểu rộng ra là chơi có ích và có ý nghĩa, có giá trị.
Phải cảm ơn bạn Etou Akira đã dịch và giải nghĩa giúp vì mình vướng chỗ này đến mấy ngày, đọc tới đọc lui, tra giải nghĩa các kiểu vẫn không hiểu tí gì, nản tới mức muốn bỏ cả truyện. Dù biết thật sự là có giải nghĩa hay không câu này cũng không quá quan trọng nhưng cái tật nó vậy, edit mà chẳng hiểu gì cứ như ăn cá nuốt xương bị mắc cổ vậy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.