Xuyên Thành Thái Tử Phi Bị Mất Nước

Chương 167:




Lâm Nghiêu nghe y nói thế, lập tức ý thức được có thể đối phương chính là cựu thần của Sở Quốc mà Sở Thừa Tắc quen biết.
Sở Thừa Tắc thúc ngựa tiến tới, người của hai bên đều kéo căng dây cung. Ánh đuốc có tẩm nhựa thông chiếu sáng làm bóng y kéo dài ra, gương mặt anh tuấn như ngọc lúc sáng lúc tối.
Tống Hạc Khanh nheo mắt nhìn người đơn thương độc mã đến đàm phán, thân hình gầy gò già nua đứng thẳng sừng sững như một cây tùng.
Hôm nay ông ta ôm quyết tâm thề chết không sờn, triệu tập mấy trăm tên tàn quân đến nghênh chiến. Lực lượng của đối phương gấp mấy lần họ nhưng bên kia lại chọn đàm phán chứ không tấn công, thực sự khiến ông ta hơi bất ngờ.
Dù đối phương có ý đồ gì, chỉ cần bảo vệ được tính mạng của bách tính Thanh Châu, dù có chết ông cũng không tiếc nuối.
Khi Sở Thừa Tắc thức ngựa đến gần, nhìn rõ mặt của y, đôi mắt đã trải qua dâu bể của cuộc đời bỗng rưng rưng nước mắt.
Sở Thừa Tắc xuống ngựa, chắp tay với Tống Hạc Khanh: “Tống đại nhân.”
Đã từng, Tống Hạc Khanh cũng uất ức bất đắc chí, oán giận thái tử làm việc hoang đường. Nhưng từ khi Sở Quốc diệt vong, Sở Đế tự vẫn, gặp lại Sở Thừa Tắc, trong lòng ông chỉ có một càm giác chua xót. “Thái tử điện hạ…”
Sở Thừa Tắc nói: “Ngoại địch xâm phậm, nội loạn tứ bề, dân không được yên. Kẻ ngồi trên ngai vàng hôm nay không phải là minh quân. Ta muốn chỉnh đốn lại sơn hà, che chở cho muôn dân. Tuy Tống đại nhân chỉ dạy ta nửa buổi nhưng cũng là ân sư, ta không muốn dùng đao kiếm với ngài. Nếu Tống đại nhân còn chịu phụng sự cho Đại Sở, ta ắt sẽ trọng dụng.”
Những lời vừa chí tình vừa chí lý này được nói ra, câu nào cũng chạm đến trái tim Tống Hạc Khanh, ông giàn giụa nước mắt. Nếu không phải thế cuộc chưa ổn định, bách tính còn chưa được yên ổn thì ông đã sớm đi theo bạn tốt dùng cái chết để tỏ rõ chí khí rồi.
Lúc Tống Hạc Khanh vén áo lên, quỳ xuống dập đầu, sống lưng thẳng tắp như tùng như bách kia mới chịu khom xuống. “Lão thần thế chết nguyện phò tá bệ hạ.”
Mấy trăm tên binh lính phía sau Tống Hạc Khanh cũng hạ vũ khí xuống, đồng thanh hét lớn: “Chúng tôi nguyện đi theo thái tử điện hạ, khôi phục Đại Sở!”
Triệu Quỳ vác cây búa đinh, ngồi trên lưng ngựa, mặt ngơ ngác hỏi Vương Bưu. “Bên đó hét gì vậy? Cái gì mà thái tử này nọ?”
Khoảng cách quá xa, bên này hoàn toàn không nghe được Sở Thừa Tắc đã nói gì với Tống Hạc Khanh, Vương Bưu cũng gãi đầu: “Sao ta biết được?”
Hắn nhìn sang Lâm Nghiêu với ánh mắt xin giúp đỡ. Lâm Nghiêu nói: “Quân sư chính là thái tử của Đại Sở.”
Xung quanh vang lên những tiếng xuýt xoa.
Vương Bưu suýt nữa cắn trúng lưỡi. “Thái… thái tử?”
Lâm Nghiêu biết đã đến thời điểm bèn giơ binh khí trên tay lên, hét trước: “Đi theo thái tử, khôi phục Đại Sở!”
Bởi vì câu nói vừa rồi của hắn, những người ở đằng trước đều biết chuyện gì xảy ra, vì thế cũng giơ binh khí lên hò reo. Những người đằng sau thấy thế, cứ tưởng ngay từ đầu họ vốn làm việc cho thái tử, chẳng qua là bị giấu quá kỹ. Khởi nghĩa – không có lý do gì quang minh chính đại hơn là khôi phục Đại Sở, vì thế cũng đồng loạt giơ binh khí lên. Nhất thời, tiếng hò reo rung chuyển bầu trời.
Đêm đó, cờ trên cổng thành Thanh Châu đã đổi thành cờ của Đại Sở.
Tiếp theo còn rất nhiều chuyện phải tiếp nhận, bộ phận phòng ngự phải do đích thân Sở Thừa Tắc đi kiểm tra, lại càng nghiêm khắc với đại quân vừa vào thành hơn, không được quấy rầy bách tính trong thành Thanh Châu, kẻ nào trái lệnh xử theo quân pháp.
Lâm Nghiêu theo Sở Thừa Tắc cả đêm, tuy không có một trận ác chiến nhưng khi về đến phủ nha Thanh Châu thì mệt đến rã rời, chân đau ê ẩm. Bộ áo giáp bằng vải bông trên người quá nóng, đã bị hắn cởi ra ném một bên.
Thấy Sở Thừa Tắc vừa trở về là mài mực định viết gì đó, Lâm Nghiêu tưởng y quên cởi áo giáo nên hảo tâm nhắc nhở: “Điện hạ, áo giáp kia nhét nhiều bông, nếu ngài nóng thì cứ cởi ra.”
Sở Thừa Tắc chỉ đáp: “Không nóng.”
Lâm Nghiêu hoài nghi nhìn giọt mồ hôi trên trán y. Thế mà không nóng ư?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.