Xuyên Vào Sách Toán Học Phải Làm Sao Đây?

Chương 49:




Trước khi trò chơi chính thức bắt đầu, Tô Cách Trì đã giải thích đầu đuôi sự việc cho Đồ Hoá.
Sau khi lối ra của ‘Sống chết có số’ bị đóng, Tô Cách Trì đúng là không thể ra ngoài được. Nhiệm vụ do virus tạo ra không chỉ hạn chế những người chơi mà còn chặn các NPC vốn thuộc về trò chơi này.
Nhưng Tô Cách Trì phát hiện dù bị mắc kẹt trong màn chơi này thì anh vẫn có thể chuyển đến nhiệm vụ khác nơi anh nắm vai trò NPC thông qua đường dây mạng. Miễn là anh gặp được Đồ Hoá trong nhiệm vụ này thì anh vẫn được đồng hành với cậu.
Vậy mà 2 người thật sự ‘tâm linh tương thông’, không hẹn mà gặp lại trong ‘Giải đấu giao hữu toán học’.
Phải mất một lúc Đồ Hoá mới nhận ra cậu đã lao vào vòng tay của Tô Cách Trì vì quá phấn khích. Cậu nhanh chóng tách ra. May mắn thay, mọi người dường như không nhận thấy điều gì bất thường, ngoại trừ năm người đội bạn đang nhìn cậu với ánh mắt tức giận và bất bình.
Tô Cách Trì nói: “Đừng lo lắng về màn chơi này. Virus chưa xâm nhập vào đây nên các em sẽ an toàn hoàn thành nhiệm vụ thôi.”
Một bạn nam của đội bạn tỏ vẻ không hài lòng với cái luật ‘bạn trai làm trọng tài’ lên tiếng: “Anh quen biết bọn họ nên anh chắc chắn sẽ cho bọn họ qua ải. Như vậy có bất công quá không?”
Tô Cách Trì mỉm cười và mở rộng vòng tay với cậu ta: “Tôi sẽ không làm bất cứ điều gì vi phạm nguyên tắc công bằng. Nếu cậu cảm thấy việc tôi ôm em ấy là không công bằng thì tôi ôm cậu một cái nhé?”
Bạn nam: “Dạ thôi ạ…”
Đồng hồ đã điểm, trò chơi bắt đầu.
Vòng thứ nhất, đội Đồ Hoá và đội bạn cử 1 thành viên để đấu 1:1, người thắng có thể kiểm tra 3-5 chữ số bất kỳ trong số 28 chữ số, người thua bị loại. Có tổng cộng có năm vòng, mỗi thành viên trong đội chỉ có một cơ hội đấu 1:1. Chỉ cần có người trả lời đúng xác suất 28 chữ số chia hết cho 396 thì trò chơi sẽ kết thúc. Đội nào trả lời đúng sẽ vượt ải, đội không trả lời sẽ bị loại.
Vòng 1:1 đầu tiên mà hệ thống đưa ra là ‘Chơi bài’.
Không thể đoán được nội dung vòng chơi chỉ từ cái tên, lại không biết trình độ của đối thủ thế nào. Theo logic, kiểu thi đấu luân phiên theo vòng này nên được áp dụng nguyên tắc Điền Kỵ đua ngựa. Tuy nhiên, sau khi quan sát, bọn họ nhận ra những người này không phải 1 đội mà chỉ là 5 người ngẫu nhiên được ghép lại sau khi vào màn chơi.
Nguyên tắc Điền Kỵ đua ngựa là kế sách quân sư Tôn Tẫn để giúp đại tướng quân Điền Kỵ thắng Kỳ Vương trong trận đua ngựa. Mỗi người có 3 con ngựa: thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng. Để thắng Kỳ Vương, Điền Kỵ dùng ngựa hạ đẳng đấu với ngựa thượng đẳng của Kỳ Vương; dùng ngựa thượng đẳng đấu với ngựa trung đẳng của Kỳ Vương; dùng ngựa trung đẳng đấu với ngựa hạ đẳng của đối phương.
Như vậy, sự thấu hiểu lẫn nhau và gắn kết của đội bạn chắc hẳn không tốt bằng đội Đồ Hoá. Điều này khiến cậu yên tâm hơn.
Bởi vì trong đội bạn có nhiều nam hơn, Đồ Hoá vốn muốn để một thành viên nam thi đấu trước để có lợi thế trong các cuộc đấu về thể lực, không ngờ Tôn Duy lại chủ động đứng ra: “Vòng này để tôi.”
Đội bạn thấy đối thủ là một cô gái thì cũng cử một cô gái cao lớn đi ra. Cô gái này cao ngang với Đồ Hoá. Cô đứng trước mặt Tôn Duy với khí chất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, Tôn Duy hoàn toàn làm ngơ và vẫn giữ vẻ mặt thờ ơ đó.
Tô Cách Trì mỉm cười nhìn hai người: “Chuẩn bị xong chưa?”
Nghe thấy một tiếng ‘đùng’, sân bóng rổ như được hoá phép mà lập tức biến thành một sòng bạc cao cấp và náo nhiệt. Tô Cách Trì mặc Âu phục màu đen như một nhân viên phục vụ sòng bạc. Trước mặt anh là một bàn chơi bài màu xanh, bên trên đặt 4 tụ bài.
Khung cảnh này được mô phỏng rất chân thực, xung quanh những chiếc bàn khác cũng có NPC. Cả đại sảnh vang lên tiếng nhạc du dương, khắp nơi đều là những người giàu có phú quý. Bọn họ có cảm giác như mình đang đặt chân tới Ma Cao.
Tô Cách Trì cầm trong tay một cây gậy dài và chỉ vào 4 tụ bài trước mặt hai cô gái. Anh bắt đầu giới thiệu luật chơi: “Có 4 tụ bài, mỗi tụ 7 lá. Các lá bài ở tụ đầu tiên là 1 điểm, tụ thứ 2 là 2 điểm, tụ thứ 3 là 3 điểm và tụ thứ 4 là 4 điểm. Các bạn thay phiên nhau lấy bài từ 4 tụ này. Khi tổng của điểm của tất cả các lá bài cả 2 bạn lấy được là 27, người chơi lấy bài cuối cùng sẽ thắng.”
Thực ra đây là một trò chơi rất đơn giản: Hai người chơi thay phiên nhau bốc bài, và trò chơi kết thúc khi tổng điểm của tất cả các lá bài họ đang nắm giữ đạt 27 điểm. Nếu muốn thắng, phải đảm bảo khi bốc lá bài cuối cùng thì tổng điểm cả 2 bên bằng 27.
Ở đây chỉ có bốn loại bài với điểm là 1, 2, 3 và 4. Có vẻ như có nhiều cách để tạo thành 27, nhưng trên thực tế, chỉ cần lấy được lá bài 2 điểm là thắng.
Tổng của 27 và 2 là 25. Trong các số 1, 2, 3, 4, muốn bốc 2 lần mà được 7 điểm thì chỉ có thể bốc 3 và 4 điểm. Tuy nhiên, nếu muốn được 5 điểm thì rất dễ dàng. Người chơi số 1 chỉ cần lấy bài 2 điểm thì cho dù người chơi số 2 bốc thế nào thì quay lại người chơi số 1, người này chỉ cần tạo thành bội số của 5 là được.
Bởi vì điểm trong bốn tụ bài này không lớn hơn 5, muốn được 5 điểm thì phải bốc bài 2 lần. Miễn là người chơi số 1 lấy được lá 2 điểm, người chơi số 2 có lấy thế nào cũng không lật kèo được.
Vì vậy, đây thực chất chỉ là một trò chơi mà kết quả được quyết định lượt chơi. Tất nhiên… Tất cả những người chơi đều đã nghĩ đến điều này.
Đồ Hoá nhìn hai người trên bàn bài. Sắc mặt Tôn Duy vẫn bình tĩnh. Trò này có phần giống với ‘đánh cờ mười con’ mà bọn họ từng chơi với Pharaoh trong kim tự tháp nên Đồ Hoá tin rằng Tôn Duy biết cách giải quyết.
Nhưng cô gái ở đội bạn thì chưa chắc. Dù chiếm ưu thế vượt trội về chiều cao và khí thế nhưng nét mặt của cô ta có vẻ bối rối. Ngón tay cô khua trên bàn như thể đang tính toán điều gì đó.
Dù sao thì bọn họ cũng không thể khinh địch. Tôn Duy hỏi: “Quyết định thứ tự lấy bài thế nào?”
Tô Cách Trì lấy một con xúc xắc từ góc bàn và đặt nó vào giữa: “Tung xúc xắc để quyết định. Ai có điểm cao hơn thì được lấy trước.”
Tôn Duy không chút do dự chộp lấy con xúc xắc và ném nó xuống bàn. Cô được 4 điểm.
Số điểm không quá lớn nhưng chỉ cần cô gái đối diện không quá may mắn thì vẫn có cơ hội thắng. Tôn Duy ngước mắt nhìn cô gái cao lớn, đưa tay ra hiệu: “Đến lượt cậu.”
Cô gái có vẻ khó chịu vì chưa tìm ra biện pháp đối phó. Trông cô có vẻ hơi cáu kỉnh. Cô tùy tiện cầm lấy xúc xắc ném xuống. Có lẽ bởi vì cô gái khá khoẻ nên xúc xắc xoay mấy vòng trên mặt bàn rồi mới dừng lại.
Sáu điểm.
Các thành viên của đội Đồ Hoá ngay lập tức chết lặng, và ngay cả Tôn Dung vẫn luôn bình tĩnh cũng hơi chùng xuống. Đối thủ chiếm thế thượng phong, tức là nếu cô ta mà tìm được cách giải quyết thì Tôn Duy sẽ thua ván này.
Nhưng cô gái cao lớn dường như không vui khi chiếm thế thượng phong. Hàng lông mày cô vẫn nhíu lại.
Cô suy nghĩ một lúc lâu rồi lấy một lá bài 4 điểm rồi đặt vào giữa hai người. Tôn Duy hoài nghi liếc nhìn cô, rồi lấy một thẻ 3 điểm.
Tuy không chiếm được ưu thế nhưng bọn họ may mắn gặp phải đối thủ không hiểu quy tắc. Mấy thành viên của đội bạn xem trận đấu có vẻ bất mãn với cô gái này. Bọn họ không ngờ ngay cả trật tự cơ bản nhất của trò chơi mà cô ta cũng không nghĩ ra.
Tiếng thở dài của đồng đội khiến cô gái càng căng thẳng hơn. Cô nhìn Tô Cách Trì với vẻ mặt buồn bã: “Tôi sẽ thua sao?”
Tô Cách Trì không trả lời mà là tính điểm của các quân bài cả hai đã rút ra: “Mỗi người đã lấy ra một lá. Tổng điểm hiện tại là 7 điểm, chênh lệch 20 điểm so với 27. Xin mời tiếp tục trò chơi.”
Cô gái cao thở dài và lấy ra lá 1 điểm. Tôn Duy lập tức lấy 1 lá 4 điểm.
Cô gái đáng thương này cho đến bây giờ mới nhận ra cô vốn có lợi thế trong ván bài này. Tuy nhiên, vì cô mắc sai lầm nên Tôn Duy lại trở thành người có lợi thế. Người cuối cùng lấy được 7 điểm chắc chắn là Tôn Duy. Nói cách khác, bây giờ cô có lấy bài thế nào thì Tôn Duy cũng có thể ghép được thành 5 điểm. Đối với 20 điểm cuối cùng này, lượt chơi cuối cùng chắc chắn là Tôn Duy.
Cô ta bất lực rồi nên và trong ba vòng còn lại, cô tùy tiện lấy cái lá 2, 3 và 1, trong khi Tôn Duy lấy các quân bài tương ứng là 3, 2 và 4.
Lá bài 4 điểm cuối cùng Tôn Duy rút ra khiến tổng điểm các lá bài rút được là 27.
Trò chơi kết thúc. Tôn Duy thắng.
Cô gái thừa nhận rằng kỹ năng của mình không tốt bằng những người khác và gây ảnh hưởng đến đồng đội của mình. Cô quay lại cúi đầu chào đồng đội trước khi biến thành pixel và biến mất.
Khung cảnh trở lại trên sân bóng rổ.
Tô Cách Trì chỉ vào 28 lá bài bên cạnh và nói với Tôn Duy: “Em có thể lật 5 lá bài.”
Muốn vượt ải thì chỉ có thể tính ra xác suất để số có 28 chữ số chia hết cho số 396. Theo kiến thức mà các học sinh giỏi đã phổ cập, nếu số này chia hết cho 396 thì nó phải chia hết cho 4, 9 và 11.
Một số chia hết cho 4 khi hai chữ số tận cùng của số đó chia hết cho 4; một số chia hết cho 11 khi hiệu của tổng các chữ số ở hàng lẻ và tổng các chữ số ở hàng chẵn chia hết cho 11; một số chia hết cho 9 chỉ cần tổng của tất cả các chữ số chia hết cho 9.
Điều kiện để chia hết cho 4 và chia hết cho 11 thì phải đợi đến khi xác định được số này là bao nhiêu, nhưng để xét trường hợp chia hết cho 9 thì không cần đến bước phức tạp này.
Các số được điền vào 28 thẻ này nằm trên màn hình bên cạnh. Cộng 28 số này lại với nhau, nếu tổng của chúng chia hết cho 9 thì chứng tỏ số có 28 chữ số đó chia hết cho 9.
Đồ Hoá đã thử cộng và thấy rằng tổng của 28 số tự nhiên này chính xác bằng 135, và 135 lại chia hết cho 9.
Đề bài này hình như có cách giải khác.
Đề bài này dường như yêu cầu tính xác suất mà không có dữ kiện, lại thêm 10 con số được gán ngẫu nhiên. Như vậy, bọn họ phải tính xác suất chia hết trong vô số tổ hợp với 10 con số này.
Vì vậy, nếu không có điều kiện cụ thể thì chỉ có nước sử dụng máy tính mới có thể tính được xác suất.
Dựa theo kiến thức từ các học sinh giỏi, con số này tình cờ chia hết cho 9. Liệu nó có đồng nghĩa với việc sù 10 số kia được gán ở vị trí nào thì con số này cũng chia hết cho 396 không?
Đồ Hoá trình bày cái suy nghĩ điên rồ này với đồng đội và đương nhiên, bọn họ cũng đồng ý. Nhưng nếu kết luận xác suất là 100% thì đúng là quá hấp tấp. Vì vậy, bọn họ quyếr định xác minh lại.
Nếu có thể chứng minh rằng số này chia hết cho 9 thì chỉ cần xác minh xem nó có chia hết cho 4 và 11 hay không. Tức là chỉ cần kiểm tra hai chữ số cuối của một số là biết nó có chia hết cho 4 hay không. Sau đó, kiểm tra tất cả chữ số hàng lẻ và suy ra các chữ số ở hàng chẵn để đoán xem số có chia hết cho 11 hay không.
Như vậy, bọn họ chỉ cần kiểm tra 15 chữ số và chiến thắng nhiều nhất là ba vòng để đưa ra kết luận.
Vì vậy, Tôn Duy chọn xem hai chữ số cuối cùng và các số ở chữ số đầu tiên, thứ ba và thứ năm.
Tô Cách Trì lật tấm thẻ lên. Hai chữ số cuối cùng là 76, và các chữ số đầu tiên, thứ ba và thứ năm lần lượt là 5, 3 và 3.
76 chia 4 sẽ bằng 19, chứng tỏ số có 28 chữ số này chia hết cho 4!
Đồ Hoá mừng thầm. Đáp án này khiến suy đoán của cậu gần thêm 1 bước.
Chẳng mấy chốc, vòng đối đầu thứ hai diễn ra. Tô Cách Trì thông báo tên màn chơi này là ‘Năm qua năm lại, năm đến năm đi’.
Phía đội Đồ Hoá cử Thẩm Tư Dịch, đội bạn cũng cử một chàng trai. Cậu ta đeo kính cận, vẻ ngoài hiền lành, trông cũng ra dáng một học sinh giỏi.
Giống như vòng trước, khung cảnh trò chơi lại thay đổi. Lần này, bọn họ đến với những con phố cổ Trường An rực rỡ ánh đèn. Những NPC mặc trang phục cổ xưa có vẻ đang tổ chức lễ hội đèn lồ ng trên phố. Tô Cách Trì ăn mặc như một thư sinh. Anh đứng quan sát mọi người dưới quầy giải đố đèn lồ ng.
Anh chỉ vào câu thơ treo bên cạnh đèn lồ ng và đọc:
Niên niên tuế tuế hoa tương tự,
Tuế tuế niên niên nhân bất đồng.
Dịch nghĩa: Năm qua năm lại, hoa vẫn thế. Năm đến năm đi, người đâu còn như xưa. Đây là 2 câu thơ trong Đại bi bạch đầu ông của Lưu Hi Di đời Đường.
Mỗi từ trong 2 câu này đại diện cho một số. Các con số này vừa vặn có thể tạo thành 2 đẳng thức: niên niên x tuế tuế = hoa tương tự, niên niên ÷ tuế tuế = nhân ÷ bất đồng. Hãy tính xem mỗi chữ đại diện cho con số nào. Ai trả lời đúng thì thắng.”
Thẩm Tư Dịch và học sinh giỏi kia đã bắt đầu suy nghĩ, nhưng Đồ Hoá mãi vẫn không thể tập trung vào đề bài.
Bởi vì sự xuất hiện của Tô Cách Trì với tư cách là một NPC quá gây mất tập trung.
Anh mặc trường bào màu trắng đơn giản, trong tay cầm một chiếc quạt xếp, mái tóc đen dài được buộc bằng kẹp bằng ngọc màu trắng để lộ vầng trán cao. Lúc này trong đầu Đồ Hoá chỉ có tám chữ lớn: khuôn mặt như ngọc, khuynh quốc khuynh thành.
Hình như Tô Cách Trì cũng chú ý đến ánh mắt cậu. Anh mỉm cười với cậu.
Đồ Hoá bỗng nhiên cảm thấy máu nóng dồn lên mặt nhưng ánh mắt cậu vẫn lưu luyến không rời. Nếu Tô Cách Trì mà được sinh ra ở thời cổ đại thì hẳn anh phải là một người đàn ông đẹp trai nổi tiếng nhỉ? Các cô gái từ trăm dặm đều đổ xô muốn được gả cho anh…
Nghĩ đến đây, Đồ Hoá chợt cảm thấy có chút chạnh lòng. Tô Cách Trì ngoài đời cũng là một người đàn ông ngoại hình ưa nhìn, sự nghiệp thành đạt mà lại còn rất trẻ. Cho dù anh chưa có bạn gái nhưng xung quanh anh chắc cũng không thiếu người theo đuổi.
Còn bản thân cậu… Cậu với anh cũng chẳng tính là quan hệ tình yêu vượt ải gì mà chỉ là một mối quan hệ trẻ con với mấy bài toán thôi.
Đồ Hoá bỗng thấy đời hơi buồn.
Mặc dù tâm hồn cậu treo ngược cành cây nhưng Thẩm Tư Dịch đang trả lời các câu hỏi thì không hề yếu thế trước đối thủ.
‘Niên niên tuế tuế hoa tương tự. Tuế tuế niên niên nhân bất đồng,’ mỗi chữ trong câu này đại diện cho một số, và chứ Hán tương ứng cũng đại diện cho cùng một số. ‘Niên’ và ‘tuế’ là 2 từ được lặp đi lặp lại.
Phương trình đưa ra trong đề là một phép tính nhân và chia dựa vào 2 số ‘niên’ và ‘tuế’ này: niên niên × tuế tuế = hoa tương tự, tuế tuế ÷ niên niên = người ÷ bất đồng.
Trước hết, có thể kết luận rằng ‘niên niên × tuế tuế’ là phép nhân hai chữ số có cùng chữ số hàng đơn vị và hàng chục, kết quả ‘hoa tương tự’ có 3 chữ số khác nhau; ‘tuế tuế ÷ niên niên’ là phép chia hai số có cùng chữ số đơn vị và hàng chục, kết quả phải nhỏ hơn 1, vì số có một chữ số ‘nhân’ chia cho số có hai chữ số ‘bất đồng’.
Tiếp theo, áp dụng mười số tự nhiên từ 0 đến 9 để loại trừ.
Trước hết, cả ‘niên’ và ‘tuế’ đều không thể bằng 0 hoặc 1. Nếu chúng bằng 0 thì kết quả phép nhân cũng bằng 0, trường hợp kết quả là số có 3 chữ số không xảy ra. Nếu chúng bằng 1 thì ‘niên niên × tuế tuế’ là phép nhân với 11. Khi nhân một số có hai chữ số có cùng chữ số hàng đơn vị và hàng chục với 11 thì chắc chắn kết quả là 1 số có 3 chữ số với hàng trăm và hàng đơn vị giống nhau. Điều này không phù hợp với trường hợp 3 số tương ứng với ‘hoa tương tự’. (Ví dụ 22 × 11 = 242, 33 × 11 = 363, v.v.)
Tiếp theo, giả sử ‘niên’ hoặc ‘tuế’ bằng 2. Nếu ‘niên’ bằng 2, ‘tuế không thể trùng với nó nên nhận giá trị tối thiểu của là 3.
22 × 33 = 726, nghĩa là ba ký tự của ‘hoa tương tự’ đại diện cho 726, do đó ‘tương’ bằng 2 trùng với ‘niên’. Vì vậy, ‘tuế’ không thể bằng 3.
Mà 22 × 44 = 968, 22 ÷ 44 = 5 ÷ 10 thì đúng với giả thiết đề bài đưa ra.
Thẩm Tư Dịch dùng khoảng 20 giây để suy nghĩ. Cậu giơ tay lên và nói với Tô Cách Trì: “Em biết đạp án rồi ạ.”
Đối phương kinh ngạc và ngơ ngác nhìn cậu nói đáp án: “Niên = 4, tuế = 2, hoa = 9, tương = 6, tự = 8, nhân = 5, bất = 1, đồng = 0.”
Đồ Hoá ngưỡng mộ trang phục cổ trang của Tô Cách Trì chưa đầy một phút thì đã được đưa về sân bóng rổ.
Chàng trai đội bạn bị loại trực tiếp. Đồng đội cậu ta dù tiếc nuối nhưng cũng không nói được gì. Không phải đồng đội quá yếu mà là đối thủ quá mạnh.
Thẩm Tư Dịch trông có vẻ thoải mái, nhìn Tô Cách Trì và nói: “Em được lật bao nhiêu thẻ?”
Tô Cách Trì nhún vai: “Đúng ra em chỉ được lật 4 thẻ thôi nhưng em trả lời nhanh nên thưởng cho em thêm 1 thẻ đó.”
Vì vậy, Thẩm Tư Dịch dựa theo suy luận của đội ở vòng trước và lật thẻ ở hàng lẻ từ 7 tới 15. Các số lần lượt là 8, 2, 9, 6, 5.
Đối thủ dường như đã phát hiện ra quy luật bọn họ lật thẻ và bắt đầu thảo luận. Đồ Hoá có chút lo lắng bởi đội bạn cũng có thể có học sinh xuất sắc biết được quy tắc chia hết. Vì vậy, cho dù hiện tại bọn họ không thắng vòng đối kháng nhưng củng có thể dựa vào cách lật bài của đối thủ để tính xác suất con số chia hết cho 396.
Nếu không nhanh tay thì có thể phải hít khói của người khác.
“Tôi không nghĩ bọn họ đã nghĩ ra quy luật chia hết đâu.” Đường Bác phân tích, “Sau hai lượt đầu tiên, bọn họ đã thấy tỉ lệ chiến thắng rất thấp, và khả năng họ thắng trận tiếp theo cũng rất nhỏ. Nếu như bọn họ cũng đoán như ông thì chắc chắn sẽ nói ra ngay để giảm bớt ‘thương vong’ trong đội.”
“Đây không phải bí quá hoá liều. Đáp án được xác nhận đến ⅔ rồi. Nếu bọn họ vẫn còn chần chờ thì tức là bọn họ cũng không biết đáp án là gì đâu.”
Đường Bác phân tích rất hợp lý, nhưng điều đó không có nghĩa là đội Đồ Hoá có thể nói ra đáp án ngay được. Họ phải chơi thêm một lượt đối đầu để xác định câu trả lời.
Trong vòng này, Đồ Hoá quyết định chơi. Chàng trai ở đội bạn chính là người đã nghi ngờ Tô Cách Trì.
Vòng này tên là ‘Chia hạt đậu’. Đồ Hoá không khỏi nghĩ tới trò chia đậu ngục tù ở nhiệm vụ virus. Lưng cậu hơi toát mồ hôi lạnh.
Nhưng trò chơi này rõ ràng đơn giản hơn nhiều.
Khung cảnh trận đấu lần này không có gì thay đổi. Bọn họ vẫn đang ở trên sân bóng rổ nhưng trước mặt Tô Cách Trì có thêm một chiếc bàn. Trên bàn có 4 túi vải, bên cạnh có 9 hạt đậu.
Tô Cách Trì giải thích: “Trò chơi này rất đơn giản. Ai nghĩ ra cách đặt 9 hạt đậu vào bốn túi và đảm bảo rằng số hạt đậu trong mỗi túi là số lẻ trước thì người đó thắng.”
Không thể chia 9 hạt đậu thành bốn phần và đảm bảo rằng số hạt đậu trong mỗi phần là một số lẻ được. Không chỉ Đồ Hoá cảm thấy bối rối mà cậu bé bên cạnh cũng khó hiểu.
9 hạt đậu được chia làm 4 phần thì chắc chắn trong đó phải có chẵn. Cho dù chia thành 3 phần, bỏ 3 hạt đậu vào 3 túi đầu tiên và không bỏ gì vào túi cuối cùng thì vẫn sai vì 0 cũng được tính là số chẵn.
Đồ Hoá nhìn chằm chằm vào 9 hạt đậu trên bàn và cảm thấy rất khó chịu. Tại sao mấy đề bài liên quan tới đậu lại khó nhằn như vậy?
Thấy hai người hồi lâu không nghĩ ra đáp án, Tô Cách Trì an ủi: “Nghĩ kĩ nhé. Đừng hoảng.”
Đồ Hoá cố hết sức trấn tĩnh bản thân. Đề bài này đúng là thích hợp với cậu. Nhìn qua thì tưởng là khó chứ trên thực tế sẽ có đáp án bất ngờ.
Đồ Hoá phân tích từng từ một trong quy tắc Tô Cách Trì nói. Đôi mắt cậu không ngừng tìm kiếm trên bàn. Ngoài 9 hạt đậu, thứ duy nhất là 4 túi vải.
Cho đậu vào mỗi 4 túi vải… Túi vải!
Cái mẹo không nằm ở việc chia 9 hạt đậu thành 4 phần… Mà là 4 túi vải này!
Đồ Hoá bừng tỉnh, kích động ngẩng đầu lên nói với Tô Cách Trì: “Em biết đáp án rồi!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.