Yes Chef!

Chương 4: Tôi từng muốn làm bác sĩ




Bản thân Châu tự nhận mình là người kỳ lạ.
Năm cấp ba, bản thân học chuyên D, có chút khiếu về viết lách. Thỉnh thoảng Châu có viết vài mẩu truyện không dài không ngắn, đơn giản chỉ là để thoả sức sáng tạo, đăng lên trên mạng. Có năm giáo viên ngỏ ý muốn cô vào đội tuyển học sinh giỏi Văn của trường. Cô đến lớp được một ngày, lấy lý do có việc gia đình mà từ chối. Cô bé cảm thấy văn chương nên xuất phát từ trái tim, có hứng thì viết đôi ba câu, ý tứ vì mục đích khác mà miễn cưỡng sẽ trở nên mất hay. Tới bây giờ Châu vẫn tin lúc đó mình làm đúng, không thể nào tưởng tượng ra bản thân có thể ngày nào cũng ngồi ba tiếng viết về một chủ đề cho sẵn. Sự nghiệp học Văn của người này từ đó chấm dứt.
Sau đó nữ chính của chúng ta lại hứng thú xin đi thi đội tuyển Lý. Bản thân cô dù không giỏi Toán nhưng môn Lý có thể tạm cho là khá giỏi trong lớp. Tất nhiên là so với lớp chuyên ban D, nơi hội tụ những tâm hồn lãng mạn. Cô thi chuyên Lý, cầm đề trong tay cảm thấy câu nào cũng quen cũng có chút mơ hồ nghĩ ra cách giải. Không hiểu sao khi đặt bút viết, ý tứ chỉ đến nửa, còn lại đã ‘cuốn theo chiều gió’. Kết quả: Rớt. Người bạn nhỏ này cảm thấy bản thân mình kỳ lạ, giáo viên Lý của cô lại càng kỳ lạ hơn khi ngỏ ý muốn đặt cách cho cô vào đội tuyển. Cô khi đó cười xoà, cảm ơn ý tốt của thầy nhưng từ chối. Đừng đùa chứ, cô nào có tài giỏi gì mà được đặt cách. Nếu thi thử rớt, điều đó chứng tỏ mình không có năng lực, đu theo chỉ càng thể hiện sự ngu dốt của bản thân.
Sự nghiệp đi học của Châu, chỉ đến lần thứ ba mới được coi có chút công trạng. Lần này không phải do cô có biểu hiện gì xuất sắc, có thể giáo viên thấy cô bé thuận mắt, trong lớp cũng ngoan ngoãn nghe lời. Cô rủ Châu tham gia nhóm Khoa học của tổ Hoá. Nữ chính của chúng ta năm đó lớp mười một, cùng thi với mấy anh học mười hai, cảm thấy có chút tự hào. Đề tài năm đó của họ là điều chế tinh dầu từ vỏ cam. Chủ đề hữu cơ này, lớp mười một vẫn chưa học tới. Nói câu công bằng, giáo viên mời Châu vào vì cô học ban D, văn chương so với các anh ban A cũng tạm cho là tốt hơn một chút. Vẻ mặt cô lanh lợi rất dễ lấy thiện cảm, lại có kỹ năng thuyết trình, giáo viên hy vọng hôm đi thi biểu hiện của Châu sẽ vớt vác được phần nào dáng vẻ khù khờ của hai ông lớp mười hai kia. Kết quả năm đó, nhóm Hoá đạt giải ba thành phố. Ban giám khảo lúc đó không hiểu sao lại đặt biệt nhớ mặt Châu, kết thúc cuộc thi còn tới hỏi thăm cô vài câu. Phải chăng là vì cô dám công khai hối lộ giám khảo ngay trong cuộc thi: mời họ ăn cam?
Sau này khi thi đại học, nữ chính cứ thế nộp đơn vào khoa Hoá-Sinh, mặc dù bản thân vẫn còn mơ hồ không biết bản thân muốn làm gì. Một phần vì Châu cảm thấy hai môn này cô tương đối tiếp thu được, một phần vì khi đó ông nội cô có ý muốn cháu gái theo nghề gia đình: bác sĩ.
Lại nói về ông nội Châu, từ khi bố mẹ cô bé qua đời, cô sống với ông. Từ nhỏ đã ở với ông, bản thân mặt cha mẹ như thế nào cô cũng không rõ. Ông bảo gia đình mình có truyền thống ngành y, ông trước đây cũng là bác sĩ, ba Châu cũng là bác sĩ, bác-anh của ba- là y tá trong bệnh viện lớn của thành phố, một người bác khác là chuyên viên xét nghiệm máu. Châu không hẳn là yêu ngành Y, chỉ là không bài xích nó. Từ nhỏ thường xuyên cùng ông vào ra bệnh viện, bản thân cũng thấy quen, không khó chịu. Tất nhiên không ai thích bệnh viện cả, nhất là khi các bệnh viện lớn thường xuyên đối diện với nạn quá tải, cảnh tượng người bệnh người nhà bệnh nhân nằm la liệt khắp nơi thật không hay chút nào.
Châu hợp với Hoá-Sinh có lẽ vì bản thân thích cảm giác hiểu được gốc rễ căn nguyên của mọi thứ đơn giản xung quanh. Chẳng hạn như một lần cô học về enzyme trong cơ thể thật chất là protein có chất năng thúc đẩy các phản ứng hoá sinh trong cơ thể. Protein có cấu trúc ba chiều đặc biệt mẫn cảm với nồng độ pH và nhiệt độ, nó chỉ có thể tồn tại trong một khoảng phạm vi nhất định, một khi vượt quá phạm vi đó, protein bị biến dạng và không thể quay lại cấu trúc ban đầu. Điều này trở nên thú vị với Châu khi cô áp dụng nó lên thực tiễn cơ thể người. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37 độ Celcius, khi bị cảm hoặc ở trong môi trường nhiệt độ thấp, hoạt động của enzyme bị giảm dần. Các phản ứng trong cơ thể thiếu enzyme không thể xảy ra, dẫn đến hiện tượng cơ thể không thể hoạt động bình thường. Nếu nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng, trên 40 độ, có thể dẫn đến tử vong. Khi nghĩ đến vấn đề này, Châu đã vui thích cả ngày trời, cảm giác một điều gì đó rất đỗi xa vời, cuối cùng thật ra lại ở ngay trước mặt mình, đơn giản như vậy.
Lại quay lại vấn đề chọn ngàng học, tuy Châu không mấy thiết tha đến con đường làm bác sĩ, nhưng sống lâu với ông nội, tôi tự sinh ra thói quen thích chăm sóc người khác. Ông nội mắc bệnh hen suyễn di truyền. Nghe ông nói ông cố cũng bị hen suyển, ba Châu mất cũng vì bệnh tái phát. Vì điều này, từ hồi còn nhỏ Châu đã có thói quen quan sát ông, từ những biểu hiện nhỏ nhất, tất cả chỉ đảm bảo bên cạnh ông có thuốc khi bệnh tái phát. Thói quen này lại hình thành một ưu điểm của cô: khả năng ghi nhớ tốt. Châu không chỉ rất để ý chi tiết mà còn giỏi ghi nhớ chúng, đặc biệt với những vấn đề liên quan tới sức khoẻ. Có lẽ là vì cô muốn so sánh biểu hiện sức khoẻ của ông mỗi ngày, mỗi tuần thậm chí là mỗi tháng.
Vì vậy khi Châu đi làm, mọi người không hẹn nhau mà gọi cô bé là “mama”, ý bảo cô như mẹ gà chăm đàn con. Chỉ cần thấy ai có biểu hiện không khoẻ, cô đã vội vàng hỏi thăm. Các đầu bếp có ai hôm nào vô tình cắt trúng tay, vài tuần sau gặp lại cô vẫn còn nhớ mà hỏi han.
Cụ thể như lần trước bếp trưởng bị bệnh, ốm nghỉ hai tuần liền. Hôm anh ta đi làm lại, tuy cô không hỏi thăm, nhưng theo quan sát cảm thấy người này vẫn chưa khỏi bệnh hoàn toàn, suốt cả buổi tối khi có cơ hội đều lẻn vào phòng rửa chén ho vài tiếng. Máu nóng trong người làm cô không yên, mạnh dạn hỏi thăm. “Chef, are you okay?”
Anh ta nghe cô gọi, quay lại nhìn, chắc không nghĩ sau một tháng làm việc, câu đầu tiên người này nói với anh lại là hỏi có khoẻ không. “Am I okay?” Thấy người trước mặt gật đầu, bếp trưởng trả lời. “I’m always okay. Why?”
“I just feel that you’re getting sick.” (Chỉ là em thấy anh giống như đang bệnh).
Thật ra câu đó của cô có chút không đúng lắm. Anh ta chính là bệnh rồi và đang dần hồi phục. Nhưng khi đó Châu lại cảm thấy nếu nói như vậy, thật không khác nào nói rằngcô đây rất để ý anh biết anh bị bệnh. Ấn tượng của anh về cô ở cuộc họp lần trước không biết đã tan đi được mấy phần, cô tốt nhất vẫn là nên tránh xa người này một chút.
“Uhm…little bit but don’t worry!” (Có một chút, nhưng đừng lo lắng quá)
Người kế bên hắng giọng, rồi bỏ đi một nước. Cô thầm trả lời “Tôi chỉ lo mấy người bệnh rồi lây sang cho tôi thôi!”
Một lúc sau, một chị quản lý, khi đó Châu vẫn chưa nhớ hết tên tất cả mọi người, bảo cô châm thêm nước cho các đầu bếp. Châu nhìn bình nước lạnh nhiều đá, lại nhớ tới người mới ốm dậy kia suốt cả buổi tối chỉ uống một ly nước chanh nên nhanh nhảu đi về phòng nước châm nước đá, đồng thời tự làm một ly nước chanh. Khi đó cô gái ngốc nghếch này cảm thấy bản thân đã làm rất tốt công việc được giao, có chút muốn khen thưởng mình.
Bếp trưởng: What is that? (Cái đó là gì vậy?)
Châu: Pardon me? (Xin lỗi?)
Bếp trưởng: Did you bring that cup of water for me? What is that? A kind of tea? (Không phải em mang ly nước đó cho tôi sao? Đó là gì vậy? Một loại trà sao?)
Châu: It’s lemon juice. I think it may be good for your health as you are sick. (Đó là nước chanh. Em nghĩ có thể nó sẽ tốt cho anh vì anh bị bệnh).
Tuy rằng lúc đó Châu không ngước mặt lên nhìn anh ta, nhưng hình như cô nghe người kế bên khẽ lầm bầm “Shit!” (Chết tiệt!)

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.