Tịnh Nhu được vị nam nhân người Chê Pa để nằm lên ngựa. Thanh Huyền thì đi bộ cùng ông ta dắt ngựa theo về đến một thôn làng. Ngôi làng này đi xuyên vào rừng khá sâu. Thật không thể tin nổi, ở một hơi heo hút, xa cách thế nhân tuyệt không ai dám nghĩ đến vậy nhưng lại có một bản làng. Trong thôn làng này có hàng chục mái nhà. Tất cả đều là nhà tranh đơn sơ. Nhưng đi giữa bao la rừng già, nhìn thấy được dòng khói ấm thoát ra từ một mái nhà tranh chính là một thần tiên mỹ cảnh. Thấy khói nhà là biết có người sống. Có người sống là có hơi ấm, có cơ hội sinh tồn đây rồi! Thanh Huyền vui sướng nắm chặt tay Tịnh Nhu. Trời cao ơi! Cảm tạ người! Xin hãy giúp cho Tịnh Nhu cùng con có một cơ hội sống!
Vị nam nhân giúp hai người ấy họ Văn tên Tung. Văn Tung đưa Tịnh Nhu đến nhà một lão bá họ La. La lão là một thầy thuốc trong làng, chuyên chẩn trị cứu giúp cho mọi người trong làng. Nhất là La lão còn là một bậc thầy chuyên bắt rắn và điều chế các loại thuốc giải độc. Thuốc lúc nãy Văn Tung dùng cho Tịnh Nhu uống cũng là do La lão chế ra. La lão nhìn Tịnh Nhu và Thanh Huyền một lượt rồi vuốt bộ râu già nua của mình. Ông ta đột nhiên lấy ra một ống sáo nhìn vào một cái rọ tre gần đó cất cao ống sáo thổi lên. Liền sau đó, một con rắn hổ mang to lớn từ trong rọ bật ra, uốn éo theo tiếng sáo của La lão điều khiển. Ngay khi Thanh Huyền còn chưa kịp kinh hoàng trước tình huống thần tình trước mặt thì con rắn kia đột nhiên bò đến cạnh bên thân thể bất động của Tịnh Nhu. Thanh Huyền lo lắng cho Tịnh Nhu, vội muốn chạy đến đuổi con rắn đi. Nhưng Văn Tung kịp bắt tay nàng giữ lại. Con rắn thật sự tiến đến gần Tịnh Nhu, rồi bò thẳng lên thân người nàng. Thanh Huyền hoảng sợ vội kêu gào, vùng vẫy khỏi tay Văn Tung, muốn cứu lấy Tịnh Nhu. Ngay khi nàng còn chưa hết độ kinh hoảng thì con rắn hạ khẩu, cắn vào ngay vết thương đã bị nhện cắn của Tịnh Nhu. Thanh Huyền sợ quá, lăn xuống ngất luôn. Nàng có trăm ngờ ngàn ngờ cũng không dám ngờ đến nàng muốn cứu Tịnh Nhu lại thành ra mang Tịnh Nhu cho người ta đem cho rắn cắn!
La lão cũng không bận tâm đến nàng. Lão vừa thổi sáo điều khiển con rắn hút độc tố trên người Tịnh Nhu, vừa thận trọng quan sát sắc mặt của nàng. Con rắn không phải cắn mà là đang hút độc. Chất độc của nhện so với độc rắn thậm chí còn độc hơn. Con rắn hút một hồi cũng ngã xuống, nằm vật vại bên trên thân thể Tịnh Nhu. La lão đưa tay sờ sờ con rắn, rồi bóc nó bỏ trở lại vào rọ. Lão đưa tay bắt mạch trên cổ tay Tịnh Nhu, sau đó gật gù thở phào. Lão lấy trong chiếc bầu đựng thuốc ra hai viên thuốc nhỏ màu đen bỏ vào miệng Tịnh Nhu rồi dặn với Văn Tung:
- Mang ả ra sưởi nắng một lúc đi!
Văn Tung gật đầu, rồi bế thốc Tịnh Nhu mang ra đặt nằm trên một lán trần cho phơi ngoài nắng. Nắng trong rừng già không đến nổi gay gắt nhưng phơi đến giữa trưa, Tịnh Nhu cũng không chịu đựng nổi, khẽ cau mày, cựa mình rồi bật ngồi dậy. Nàng nhìn lại tay chân mình, thật có thể cử động lại rồi. Sực nhớ đến Thanh Huyền, nàng bật dậy xuống khỏi lán, chạy vào trong nhà tìm kiếm. La lão và Văn Tung nhìn thấy nàng, cũng không ai lên tiếng, mặc kệ cho nàng chạy vào bên trong.
Bên trong nhà bếp, Thanh Huyền đang lúi cúi cùng La lão bà và thê tử của Văn Tung đốt lửa thổi cơm. Nhìn thấy thân ảnh bé nhỏ của nàng công chúa thân yêu đang lúi cúi thổi lửa. Động tác của nàng rất vụng về cho nên lọ bếp dính cả lên mặt mũi mà cũng không hay. Tịnh Nhu vui mừng muốn chết mất. Nàng chạy thẳng đến bên Thanh Huyền ôm ghì nàng ấy, áp mặt vào bên tai nàng ấy rưng rưng xúc động nói:
- Tiểu Huyền! Suýt tí nữa thì ta mất nàng rồi! Hu hu!
Hai người ôm nhau mà khóc. Hai nữ nhân còn lại là La lão bà và vợ của Văn Tung nhìn hai nàng mà lắc đầu cười. Ôm nhau thổ lộ đã đời, hai nàng mới sực nhớ cạnh bên còn có người. Cả hai bẽn lẽn, lúng túng bước đến bên cạnh La lão bà, bày ra vẻ mặt ngại ngùng. La lão bà bật phá lên cười rồi bảo:
- Thôi, mọi người đều không sao là tốt rồi! Nào, giúp lão bà ta đây dọn cơm! Hôm nay ăn ngon đấy!
Tịnh Nhu nhanh nhẹn đỡ lấy mâm cơm trên tay lão bà nhanh chóng bê bên ngoài. Ở gian trước, La lão ông và Văn Tung đang ngồi nói chuyện với nhau. Tịnh Nhu dọn cơm ra. Nàng cùng Thanh Huyền, La lão bà và Văn tẩu cũng ngồi cùng mâm với La lão ông và Văn Tung. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện rất vui. Văn Tung kể, ngày trước y và La lão, cùng thêm mấy người nữa là thương buôn đến từ Tây vực, đi ngang trung thổ tiến vào các nước phương Nam để buôn bán. Chẳng ngờ không may lại gặp lúc đại quân Yên triều tiến công Đại Hùng và các nước nhỏ phương Nam. Chiến loạn khắp nơi, dân chúng lầm than, sinh ra loạn lạc cướp bóc. Thiên hạ đại loạn, chuyến làm ăn của đoàn người Văn Tung chẳng những không lời, còn bị cướp sạch. Rất nhiều người trong đoàn còn bị giết. Văn Tung, La lão cùng hai thanh niên nữa bỏ chạy được trốn vào trong rừng và phát hiện ra nơi này. Cảm thấy vùng đất này thật yên bình và thuận lợi để định cư an nghiệp. Văn Tung và mọi người quyết định ở lại dựng bản, xây nhà. Điều kiện ở đây rất tốt. Bọn họ săn thú được, trồng trọt được, chăn nuôi được. Thỉnh thoảng Văn Tung cùng mọi người lại mang hàng hóa mình có được rời rừng sâu tìm đến những nơi có đông người để buôn bán. Dần dà quen biết được nhiều người, rồi dựng vợ gả chồng, có thêm người cùng đến nơi này cùng nhau tạo thành một buôn làng ấm cúng. Người trong làng không chỉ đều là người Chê Pa nhưng vì ở trong vùng đất cận với Chê Pa, giao tiếp buôn bán đều với người Chê Pa nên họ đều nói được tiếng. Cũng may là Tịnh Nhu và Thanh Huyền đều biết qua tiếng Chê Pa cho nên có thể nghe hiểu và trò chuyện thân thiết với bọn họ. Người ở đây rất hiền lành và tốt bụng. Họ quan niệm đã là người là phải sống thật tốt. Trời cao linh thiêng đều ở bên cạnh mình giám sát cho nên không thể được có một hành vi mảy may nào bất chính, nếu không sẽ bị tai họa xuống đầu.
Tịnh Nhu nhìn những người xa lạ khác dân tộc này, lại ở giữa một vùng đất vô cùng xa xôi nhưng vẫn cảm thấy được tình người ấm áp. Một thứ tình cảm yêu thương trân trọng quí mến giữa những con người với nhau. Nàng nhìn La lão và Văn Tung, cùng những người kia bằng đôi mắt cảm động và cảm kích. Văn Tung cũng mỉm cười với nàng. Nghĩ đến hai nàng đều là nữ nhân, nhưng lại khốn quẫn chạy vào giữa rừng, hẳn là cuộc sống bên ngoài kia cũng chẳng bình ổn nổi. Y nghĩ nghĩ, rồi bất chợt nói:
- Nếu hai người không có chỗ nào để đi, hay là cứ ở lại đây với chúng ta? Ở đây chúng ta rất nghèo. Nhưng chỉ cần có đôi tay, chúng ta cùng nhau làm việc đều có thể sống tốt. Chúng ta không có gì quí thật, nhưng các người ở lại đây chúng ta có thể đùm bọc lẫn nhau cùng sống.
Tịnh Nhu và Thanh Huyền mừng rỡ nhìn nhau. Hai nàng khẽ gật đầu, cảm động rưng rưng trân trọng nhìn Văn Tung nói:
- Đa tạ Văn ca! Đa tạ mọi người!
Vậy là Tịnh Nhu và Thanh Huyền ở lại trong làng. Văn Tung bảo mọi người dựng giúp các nàng một mái nhà. Một mái nhà nhỏ, hai nàng cùng với nhau bình an thanh đạm trải qua từng ngày. Mỗi sáng, Tịnh Nhu theo Văn Tung và các nam nhân trong làng lên núi săn bắt. Thanh Huyền cùng các nữ nhân ở bản sang rẫy gần nhà chăm rau, hái quả. Chiều đến thì các nam nhân mang về các chiến lợi phẩm săn được, trước sân chia đều hết cho nhau. Thanh Huyền theo các nữ nhân trong làng học nấu ăn, học dệt vải, học làm gốm. Thật sự là những ngày tháng vô ưu vô lo vô cùng tốt đẹp.
Trong khi ở hoàng cung Chê Pa, Chu Chí nhìn đống hoang tàn do đám người làm loạn đêm qua đốt phá tàn hoại trong nội cung ngay trước mặt y ta. Cả năm trăm thị vệ canh giữ trước cung quốc vương bị giết chết. Người trong đó đều bị cướp đi. Chu Chí căm hận nắm chặt tay thành đấm, nghiến răng oán hận nói:
- Chắc chắn là hành vi của bọn người Đại Hùng! Hừ! Dám dùng quỉ kế giả làm người Yên để đả kích tinh thần thị vệ của ta, cứu đi Chu Thăng và Huyền Bảo công chúa. Được lắm! Các người đã gây chuyện trước, động thổ trên đầu ta, cướp người ngay trong hoàng cung của ta. Vậy thì đừng trách Chu Chí ta không nương nhượng!
- ---------
Tịnh Nhu cùng Thanh Huyền ngồi trên một chiếc bè kết bằng thân tre xuôi theo dòng suối nhỏ hướng ra sông. Thấm thoát, hai nàng cũng đã ở thôn này được ba tháng rồi. Các nàng cùng dân ở làng sống rất hòa hợp. Thỉnh thoảng, Văn Tung cùng mọi người đi buôn về, cũng hay mang cho các nàng những vật phẩm mới lạ. Đổi lại, Tịnh Nhu cũng dạy cho mọi người các chiêu thế võ công cơ bản để phòng thân trên đường đi buôn. Thanh Huyền cũng giúp, chỉ dạy cho bọn họ cách viết và dùng chữ Hán và chữ Đại Hùng quốc để tiện giao tiếp buôn bán với người Hán, người Đại Hùng. Lúc nhàn rỗi, các nàng lại đưa nhau lên núi ngắm cảnh, hoặc chèo bè xuôi theo dòng nước, vượt bằng rừng ra đến cửa sông câu cá. Cuộc sống của nàng lúc này thật sự hơn cả thần tiên.
Nhìn thấy chiếc bè xuôi theo dòng nước êm đềm, Tịnh Nhu buông dầm chống ra, ngồi xuống cạnh bên Thanh Huyền, đưa tay ôm lấy hông nàng giỡ trò trêu ghẹo. Thanh Huyền lườm lườm, nhưng không có đẩy Tịnh Nhu ra, chỉ liếc yêu, giọng nhỏ nhẹ nũng nịu khẽ nói:
- Ngươi nha! Từ lúc ngươi bị nhện cắn đến giờ, hình như càng lúc càng trở nên xấu xa! A...
Nàng nói đến đây, đã bị tay người kia lần mò sờ đến nơi "không tiện động chạm". Thanh Huyền nhìn trái nhìn phải, rồi bất chợt đánh nhẹ vào bàn tay quấy phá của Tịnh Nhu, đỏ mặt nói:
- Ngươi hư quá! Đang ở bên ngoài, ngươi lại còn...
Tịnh Nhu phì cười một tiếng, cúi mặt xuống hôn chụt chụt lên má người yêu, ôm quàng lấy toàn thân người nàng giấu gọn vào lòng mình khẽ nói:
- Ở đây tuyệt đối sẽ không có người. Chúng ta "gần" một chút nha!
Nàng vừa dứt câu, bàn tay lại quá phận tấn công chớp nhoáng lên trước ngực người trong lòng. Thanh Huyền lập tức bắt lấy tay nàng giơ lên. Nhìn lại bàn tay Tịnh Nhu, nàng không tự chủ liền đỏ mặt nói:
- Thật sự không tin nổi, ngươi sau khi bị phế tay rồi, lại còn có thể linh hoạt xảo diệu đến như vậy. Ngươi nếu mà chưa từng bị đứt gân tay, thật không biết ngươi còn đến thế nào!
Thanh Huyền nói đến đây, mặt cũng đỏ bừng lên. Thật không dám tin, từ khi các nàng được cứu đến đây, Tịnh Nhu đối với chuyện giường sự hăng hái quá mức. Lại còn mỗi lần đều khiến cho nàng kiệt sức, không thể chịu nổi, cầu xin buông tha nàng ấy mới dừng tay. Nhưng nếu đổi lại, nàng có làm đến thế nào Tịnh Nhu vẫn không có đến biểu hiện giống như nàng. Thanh Huyền rất lấy làm không phục. Là do tay Tịnh Nhu có cái gì đó khác biệt với nàng hay sao? Nhưng mà nàng nhìn đi nhìn lại, đều thấy rất bình thường. Như vậy thì tại sao?
Tịnh Nhu biết nàng kia đang nghĩ điều gì, Tịnh Nhu cười cười nói:
- Ngoan nào vợ yêu dấu! Nàng cho ta "yêu" nàng một chút, đêm nay ta sẽ ngoan ngoãn cho nàng nằm trên, nàng chịu không?
Thanh Huyền xì một tiếng khinh thường, đẩy cái mặt ham hố của Tịnh Nhu sang một bên, nàng cười cười nói:
- Ta không có như ngươi. Ta không có nhu cầu. Việc nằm trên nằm dưới cũng là ngươi hứng thú mà thôi, ta không có!
Nàng vừa nói xong, Tịnh Nhu liền giương đôi mắt tà ác tiến môi xâm phạm vào trước ngực nàng cọ cọ một hồi. Ở bên dưới, tay cũng không hề nhu thuận đã len vào lớp vải, tấn công đến vùng đất cấm địa kia. Thanh Huyền không kịp phản ứng, chỉ kịp "a" lên một tiếng. Tịnh Nhu cười gian tà, vòng tay ôm sát eo nàng, vừa cười vừa nói:
- Nàng có hứng thú hay không, không phải do nàng nói. Cứ kiểm tra ở đó thì liền biết mà!
Thanh Huyền đỏ mặt, mặt áp vào lòng Tịnh Nhu, cắn nhẹ một cái rồi thẹn thùng nói:
- Đừng mà! Xin ngươi đó! Thế nào cũng phải về nhà! Ta không muốn...a....ưm...Nhu nhi, sẽ bị người nhìn thấy đấy!...ưm...
Tịnh Nhu hoàn toàn không để tâm lời của Thanh Huyền, nàng vẫn tiếp tục động tác, môi ở bên tai liếm nhẹ vành tai rồi tiến lưỡi vào. Thanh Huyền bị kích thích nhiều chỗ cùng lúc, thật sự không chống đỡ nổi. Nàng rên rỉ một hồi, cuối cùng cũng run mạnh một trận đến co cả người, chạm đỉnh sung sướng rồi lả đi trong vòng tay nữ nhân mình yêu nhất. Tịnh Nhu ôm lấy nàng, hôn một cách âu yếm trân trọng. Chỉ có ông trời mới biết, nàng yêu nữ nhân trong lòng này đến thế nào! Bất cứ một hành động, một thói quen, một cử chỉ, kể cả tật xấu của Thanh Huyền nàng yêu cũng tất. Thiệt tình, nàng ấy chính là món quà cực phẩm mà trời ban cho nàng, đương nhiên là phải tuyệt đối phục tùng, tuyệt đối quí trọng rồi!
Thanh Huyền sau khi qua cơn kích tình, cũng ổn định lại hơi thở. Nghĩ lại vừa rồi vậy nhưng lại bị nữ nhân hư hỏng này làm chuyện xấu hổ ở giữa dòng suối nơi rừng sâu thế này, mặc cho nàng đã phản kháng rồi đấy. Thật là đáng giận mà! Thanh Huyền ấm ức, cúi xuống cắn mạnh một nhát vào cổ tay Tịnh Nhu. Tịnh Nhu giật mình, nhìn tay mình rồi lại nhìn sang Thanh Huyền. Công chúa đây lại làm sao rồi? Vừa rồi chẳng phải...rất hài lòng thỏa mãn hay sao?
Tịnh Nhu còn đương ngơ ngác, Thanh Huyền bậm môi, nghiến răng nói:
- Về sau không được phép của ta thì không cho ngươi chạm ta nữa. Nếu không, ngươi ra chuồng dê ngủ đi! Hừ! Đồ háo sắc!
Ách! Tịnh Nhu trợn mắt. Mắng nàng háo sắc, nàng chịu rồi. Nhưng mà nàng không thể ngủ chuồng dê đâu nha! Tịnh Nhu liền giả ngu giả ngơ lê lê lết lết lại gần Thanh Huyền, lại lôi lôi kéo kéo tiếp tục lợi dụng ôm lấy nàng nữa. Tịnh Nhu làm bộ khổ sở nỉ non:
- Tiểu Huyền xinh đẹp, kiêu sa, lộng lẫy, hoàn mĩ, vô song có một không hai trên đời này! Ta như thế, còn không phải tại vì nàng quá dụ hoặc ta hay sao? Đừng có giận ta mà! Nha! Cùng lắm sau này ta hứa ta sẽ ngoan. Nàng cho phép thì ta sẽ làm, nàng thương tình ta, đừng có giận nữa có được không?
Thanh Huyền nghe Tịnh Nhu nịnh nọt thấy sợ luôn rồi, đành phải phì cười:
- Hừm! Về sau phải nghe ta! Cấm càn quấy.
Tịnh Nhu lập tức gật đầu, nhưng môi đã nhanh chóng tiến đến đặt lên môi của Thanh Huyền và tiến công. Thanh Huyền trợn mắt:
- Ngươi...
- Không sao, chỉ là hôn!
Tịnh Nhu nhanh chóng giải thích. Thanh Huyền lắc đầu, cố ý tránh đi, không tiếp nhận sự xâm nhập kia:
- Ta đã nói rồi! Ai, đang ở bên ngoài mà!
Tịnh Nhu phì cười:
- Bên ngoài thì sao chứ? Công chúa ơi, đây là giữa rừng. Ngoài chúng ta ra, ma cũng không có chứ nói chi là người!
Nàng vừa dứt lời liền nghe một tiếng oa oa vang lên. Cả hai cùng lúc giật mình, gai ốc cũng sỡn cả lên. Ôi thần linh ơi! Có cần phải linh dữ vậy hông? Bởi vậy người ta nói đừng có nhắc ma là phải mà! Tịnh Nhu hoang mang ôm lấy Thanh Huyền, vừa thận trọng quan sát một lượt xung quanh. Tiếng khóc càng lúc càng lớn hơn. Tịnh Nhu căng thẳng, một tay ôm lấy Thanh Huyền, một tay cầm cây dầm chống, tinh thần nâng cao cực độ. Mặc kệ kẻ đến là người hay ma, nàng có liều mạng cũng sẵn sàng đối tiếp. Chiếc bè xuôi dần đến gần cửa sông, tiếng khóc càng lúc càng lớn dần. Cho đến khi, Tịnh Nhu và Thanh Huyền nhìn thấy ở cạnh bên bờ sông có một bọc vải bé nhỏ. Tịnh Nhu nhìn thật kĩ, rồi quay sang bảo Thanh Huyền:
- Hình như là một đứa nhỏ khóc.
Thanh Huyền gật đầu:
- Chúng ta ghé vào xem!
Tịnh Nhu đứng dậy, chống bè vào bờ. Nàng bước lên bờ, chạy nhanh đến bên bọc vải và nhìn xem. Thật là một đứa nhỏ. Tịnh Nhu bế đứa nhỏ lên, nhìn sang Thanh Huyền nói:
- Là một đứa nhỏ thật. Còn đỏ hỏn!
Thanh Huyền cũng bước đến xem. Đứa nhỏ mắt rất to, nhìn mặt mũi, có lẽ là người Chê Pa. Thanh Huyền nhìn xung quanh một hồi rồi nói:
- Ở đây vẫn là rừng. Ai lại đặt một đứa trẻ như thế vào rừng nhỉ? Chẳng lẽ không nghĩ nó sẽ bị hùm beo thú dữ ăn thịt hay sao?
Tịnh Nhu nhìn đứa nhỏ, tự nhiên nghĩ đến bản thân mình. Nàng còn nhớ viện trưởng cô nhi viện kể lại lúc nhận nuôi nàng là do có người phát hiện nàng được đặt nằm ở cạnh bên thùng rác. Lúc ấy nàng còn chưa đến một tháng, bị kiến cắn đến khóc rất to. Bây giờ nhìn thấy đứa nhỏ này, tự nhiên liền có cảm giác đồng cảm vô hạn. Nàng xúc động, ôm đứa nhỏ vào lòng, giọng lạc đi chợt nói:
- Vốn là phụ mẫu của nó không cần nó, không muốn nó. Thậm chí có thể là muốn cho nó chết đi cho nên mới bỏ vào nơi như thế này. Tàn nhẫn! Thật sự quá tàn nhẫn!
Tịnh Nhu nhìn đứa nhỏ mà nghĩ đến bản thân. Nàng xúc động cho đứa nhỏ nhưng cũng tự phẫn hận với chính những người đã từng vứt bỏ nàng. Thanh Huyền nhìn biểu hiện thái độ của Tịnh Nhu, nàng cũng đoán biết tâm sự của nàng ấy. Thanh Huyền một tay đặt lên vai Tịnh Nhu, tay kia khẽ nựng nhẹ đứa nhỏ trong lòng Tịnh Nhu, nàng nói:
- Hay là chúng ta nuôi nó đi!
Tịnh Nhu ngẩng lên nhìn Thanh Huyền nhưng rất nhanh nàng khẽ gật đầu. Đứa nhỏ trao cho Thanh Huyền bế. Tịnh Nhu lại chống bè đưa cả ba người quay về thôn. Nhìn Thanh Huyền ngồi yên, ôm đứa nhỏ trên tay, Tịnh Nhu khẽ mỉm cười. Nếu như lúc này có ai đó vẽ tranh, vẽ lại hình ảnh ba người các nàng bên nhau trên một chiếc bè nhỏ trôi giữa dòng suối êm giữa rừng già, hẳn sẽ là một bức tranh tuyệt sắc. Thanh Huyền vừa vuốt ve, vừa nựng nịu đứa nhỏ một lúc, ngước lên hỏi Tịnh Nhu:
- Nhu nhi, nếu chúng ta nhận đứa nhỏ này rồi, sẽ đặt tên nó là gì đây?
Tịnh Nhu vừa chống bè, vừa suy nghĩ rồi nói:
- Đứa nhỏ này chắc là người Chê Pa. Ta nghĩ đặt tên nên theo dân tộc của nó để nó còn nhớ đến cội nguồn. Nhưng mà nói về tên người Chiêm thì ta chịu thua, ta không biết đặt.
Thanh Huyền suy nghĩ một lúc rồi chợt nói:
- Đứa nhỏ này mặt mũi sáng láng, vầng trán cao rộng, đôi mắt lại anh khí ngờ ngời. Chắc chắn về sau sẽ làm nên cơ nghiệp cho đời. Ta nhớ lúc trước quốc vương lúc dạy tiếng Chê Pa cho ta có từng nói tên Đam là một cái tên rất đẹp. Hay là chúng ta đặt tên nó là Đam đi, Chu Đam!
Tịnh Nhu nhướn mày một tí. Chậc! Chu Đam, theo họ của vua Chu Sâm mới chịu? Nhưng nghĩ nghĩ lại, ừ thì cũng tốt. Vua Chu Sâm rất tốt đối với Thanh Huyền. Nàng ấy cảm kích, xem ông ấy như huynh trưởng, nhận con nuôi người Chu Sâm mượn theo họ ông ấy cũng đâu có gì quá đâu? Tịnh Nhu tự đả thông tư tưởng cho mình, rồi khẽ cười cười:
- Vậy gọi là Chu Đam! Chu Đam ơi! Chu Đam à!