Nghìn Dặm Sơn Hà Đối Giai Nhân

Chương 68: Kiếm cách mưu sinh




Trên thuyền lớn trên biển, Hàn Vĩnh Chung tâm thần bất an, đưa mắt phóng sâu vào đất liền, trông chờ từng chuyến thuyền nhỏ của các thủ hạ trở về báo tin. Suốt mấy tháng nay, ông đều không ngừng cho người truy tìm cho bằng được tin tức của công chúa và Tịnh Nhu. Thật là đau đầu. Ông không tin cả hai người họ đã gặp nạn. Phía hoàng cung của Chu Chí, ông cũng đã thăm dò, hoàn toàn không có tin tức rằng họ đã bị bắt. Thế nhưng tìm không ra thế này, chẳng lẽ là Tịnh Nhu đã đưa công chúa Huyền Bảo đi đâu? Ý nghĩ này vừa sinh, Hàn Vĩnh Chung mới giật mình sực nghĩ lại một chuyện. Chẳng phải ngày xưa chính ông đã từng nghi ngờ chuyện Tịnh Nhu là nữ luyến và có thứ tình cảm không bình thường với công chúa Huyền Bảo hay sao? Thật chết tiệt! Nếu đúng như vậy, lẽ nào Tịnh Nhu nhân cơ hội này âm thầm đưa công chúa đi trốn?
Hàn Vĩnh Chung càng nghĩ càng hoảng. Nhiệm vụ của ông là phải cứu công chúa. Dù công dù tư, ông cũng nhất định phải cứu và đưa được công chúa bình an trở về. Như thế này lại xảy ra chuyện cứu được người, công chúa lại bị người đi cứu cưỡm bắt mang đi? Hàn Vĩnh Chung điên tiết gạt hết mâm rượu trên bàn. Ông chỉ tay vào thuộc hạ còn đang đứng lấp ló, cao giọng tuyên quát:
- Lập tức lên bờ báo tin cho bọn người kia cho ta. Không tìm được công chúa, tất cả chúng ta một người cũng không được trở về Đại Hùng!
Ngọc Thúy đứng trong khoang thuyền trộm nhìn biểu hiện giận dữ của Hàn Vĩnh Chung. Nàng nhìn ra mặt biển mênh mông, rồi lại nhìn vào bên trong bờ tít xa thật xa, khẽ thở dài, thầm thán:
"Công chúa! Cầu mong cho người và Tịnh Nhu dù ở bất cứ nơi đâu cũng phải được bình an! Ngọc Thúy dù có giảm thọ, vẫn cầu mong cho hai người..."
- ---------
Trong mái nhà tranh của gia đình nhỏ, Thanh Huyền thì bận bế đứa nhỏ Chu Đam. Tịnh Nhu thì lom khom lúi cúi trong bếp đun nóng sữa dê rồi mang đến. Chu Đam là một đứa bé rất ngoan, chỉ có tật xấu lúc đói bụng thì sẽ khóc rất to. Mà Tịnh Nhu và Thanh Huyền đều là hai kẻ tay mơ thật không biết làm sao mà chăm em bé. Lúc mới mang về, thấy Chu Đam khóc quá, cả hai nàng sợ đến mặt xanh, vội ôm đứa nhỏ đến tìm La lão xin chữa bệnh. La lão nhìn đứa nhỏ vì đói mà há miệng, lưỡi liếm liếm trong khi hai nàng lại ngây ngốc chỉ biết mặt xanh nhìn nó. La lão hừ một tiếng rồi bảo La lão bà mang ra một ít nước cháo. Chu Đam được uống nước cháo liền uống lấy uống để, đến no bụng thì ngủ ngay. Từ đó về sau, Tịnh Nhu với Thanh Huyền mới nghĩ ra đứa nhỏ khóc tức là cần phải uống cháo hoặc sữa.
Tịnh Nhu ở bên, vừa thổi thổi chén sữa, vừa nhìn Thanh Huyền cẩn thận từng muỗng đút cho bé con Chu Đam, Tịnh Nhu bất chợt chống cằm nhìn đứa nhỏ hỏi:
- Tại sao Chu Đam ăn nhiều quá, ngày đến sáu lần mà vẫn lâu lớn thế nhỉ?
Thanh Huyền tròn mắt:
- Ngươi cũng ăn rất nhiều đấy. Cũng phải mất mười mấy hai mươi năm ngươi mới ra được thế này.
Tịnh Nhu gãi gãi đầu, lại hỏi:
- Nhưng mà thật là nó ăn nhiều, ngủ nhiều nhưng nó lâu lớn quá! Nàng xem, từ lúc mang nó về đến nay đã mấy tháng, nó vẫn như thế. Ít ra nó cũng phải mập ra, hoặc nặng hơn. Tiểu Huyền này, hay là tại vì chúng ta cho nó ăn uống không có dinh dưỡng, nó bị còi rồi?
Thanh Huyền nhíu mày nhìn Tịnh Nhu:
- Ngươi nói gì thế? Cái gì là dinh dưỡng? Cái gì là còi? Ngươi dùng từ khó hiểu quá!
Tịnh Nhu giải thích:
- Ý ta là chúng ta cho nó ăn không đủ chất bổ, cho nên nó gầy ốm, không lớn được.
Thanh Huyền lắc đầu:
- La lão và lão bà có nói, đứa nhỏ chỉ có thể ăn được nước cháo và sữa thôi. Ngươi có đồ bổ, nó cũng không thể ăn được.
Tịnh Nhu đưa tay chạm vào miệng của Chu Đam rồi nói:
- Hình như nó đã có răng rồi. Vẫn chưa thể ăn được sao? Nó có thể cắn ta, cắn đau như vậy mà còn chưa biết ăn thì cũng chậm quá!
Thanh Huyền gật gật đầu lại nói:
- Được rồi, vậy thì chốc nữa chúng ta mang nó đến cho La lão ông xem nó như thế đã cho ăn được chưa? Đến lúc nó biết ăn, ngươi càng không được lười, phải săn thú làm thịt, bắt cá, nấu cơm cho Chu Đam ăn có biết hay chưa?
Tịnh Nhu bĩu môi một tiếng rồi nói:
- Đứa nhỏ này hình như là chủ nợ của ta. Nó gọi ngươi là mẫu thân, mà đều là ta chăm lo cho nó, hừ!
Thanh Huyền quay sang Tịnh Nhu nhướn mi, cười khiêu mị hỏi:
- Ý của ngươi là gì?
Tịnh Nhu lập tức trợn ngược, lắc lắc đầu, cười giả tạo nói:
- Không có ý gì hết. Ta chỉ là muốn nói Chu Đam gọi ngươi là mẫu thân, vậy sẽ gọi ta là gì đây?
Nàng cười cười nịnh nọt vuốt ve bé con trong vòng tay Thanh Huyền. Thanh Huyền rất không từ tốn thả một câu:
- Ngươi suốt ngày cứ nạnh với Chu Đam, không có chút cốt khí người lớn. Về sau, Chu Đam gọi ngươi là tỉ đi!
Ách! Tịnh Nhu trợn mắt, lập tức kháng nghị:
- Nghĩ sao vậy? Nó gọi nàng là mẫu thân, lại gọi ta là tỉ. Như vậy ta lại ngang hàng với nó, đều phải gọi nàng là mẫu thân sao?
Thanh Huyền tinh nghịch cười cười gật đầu:
- Ừm. Ta có thể nhận. Nhu nhi của ta cũng xinh đẹp đáng yêu như vậy gọi ta một tiếng mẫu thân, ta tuyệt đối có thể nhận!
Tịnh Nhu trừng mắt hết cỡ. Thật tức chết mà! Tiểu Huyền đây chính là thừa cơ ức hiếp người quá đáng! Nàng hiền quá mà! Cưng chiều nàng ấy, để nàng ấy lên vai, nàng ấy liền ở trên đầu nàng mà xoắn tóc. Tịnh Nhu nghĩ nghĩ, thấy Chu Đam đã ngủ, Thanh Huyền vừa đặt nó xuống giường xong, nàng liền thừa cơ tiến công, áp Thanh Huyền cũng ngã xuống. Thanh Huyền còn chưa kịp kêu lên, Tịnh Nhu đã cuồng dã xâm lấn nàng, hôn cho nàng mịt mờ mụ mị, chẳng biết trời trăng mây nước gì luôn. Ở trên người Thanh Huyền, Tịnh Nhu vừa cởi y phục của nàng, vừa trêu chọc nói:
- Được lắm! Nàng muốn làm mẫu thân của ta chứ gì? Ha ha! Mẫu thân thì phải có trách nhiệm cho ta ăn!
"Bây giờ thì ta muốn ăn, ăn, ăn, ăn cho thật thỏa thích. Để xem nàng còn làm mẫu thân của ta nữa không?"
Tịnh Nhu cười tà ác, liền ở trên người Thanh Huyền lăn lộn một hồi. Thanh Huyền bị hành một trận lên núi xuống biển liên tục mấy lần. Cuối cùng nàng phải kêu trời, cúi đầu xin Tịnh Nhu tha mạng nàng ấy mới chịu dừng tay. Hai nàng nằm bên nhau ngủ say. Mãi đến lúc Chu Đam lại đói bụng mà tỉnh dậy, òa lên khóc to. Thanh Huyền cũng hết hơi sức mà ngồi dậy, liền đẩy Tịnh Nhu lay gọi:
- Nhu nhi, mau dậy xem con đi!
Tịnh Nhu lười biếng, chui luôn vào lòng Thanh Huyền, giọng ngái ngủ trả lời:
- Không xem. Nó mới gọi nàng là mẫu thân, nàng đi xem nó đi!
Thanh Huyền ngay cả mở mắt cũng mở không nổi. Nàng nhéo cánh tay Tịnh Nhu cáu gắt nói:
- Còn không phải tại ngươi? Ngươi làm đến mức...ta không dậy nổi rồi! Mau đi xem con cho ta!
Cuối cùng Tịnh Nhu thỏa hiệp. Nàng đứng dậy, chạy vào trong bếp đun sữa rồi mang ra. Nhìn thấy Thanh Huyền đang ngủ ngon, nàng liền bế cả Chu Đam ra cửa, ôm nó trong lòng vừa đút sữa, vừa nựng nịu nói:
- Chu Đam ngoan, cho con uống sữa nha! Nào!
Tịnh Nhu đút một muỗng, lại trêu một câu. Chu Đam vừa uống vừa đùa với nàng đến vui sướng. Cho con uống xong, Tịnh Nhu bế lấy đứa nhỏ vác lên vai, đi một vòng trước sân, vừa đi vừa nói:
- Chu Đam ngoan nha! Lớn lên cho mau để còn biết gọi. Con đã có mẫu thân là Tiểu Huyền. À, vậy thì phải gọi ta là mẹ đi. Đúng rồi, con gọi ta là mẹ đó, có nhớ không?
Tiếng bé con Chu Đam y y da da hòa với tiếng nói của Tịnh Nhu, nghe như một âm thanh hòa phối của một điệu nhạc thần kì nhất nhân gian, điệu nhạc của hạnh phúc, gia đình hạnh phúc!
- ---------
Mùa đông sắp đến, không khí trong rừng già lạnh càng thêm lạnh nhiều hơn. Bởi vì thời tiết như thế, thú săn cũng ít đi, cho nên Tịnh Nhu cùng các tráng niên trong thôn cũng không săn được nhiều. Trời lạnh đến rồi, mà trong nhà mỗi người đều rất đơn sơ, không nhiều áo ấm cũng không có chăn dày. Người lớn thì cũng không sao nhưng tội nhất là những đứa trẻ, đều bị lạnh đến tái cả mặt mũi. Mấy lần như thế, nhìn thấy Chu Đam vì lạnh mà mặt xanh, khóc run cả lên, Thanh Huyền và Tịnh Nhu lo đến rối cả ruột. Tịnh Nhu liền nghĩ cách chặt thật nhiều củi, đốt bếp lửa sưởi ấm nhà. Nhìn thấy Tịnh Nhu mỗi ngày đều vất vã lên rừng đốn củi, lại nhiều bận mang vác củi nặng trên vai mà đèo về. Thanh Huyền xót xa lắm! Đều là nữ nhân, nàng ấy lại giành hết tất cả các việc nặng nhọc về mình. Thanh Huyền nghĩ nghĩ, rồi liền nhờ đến Văn Tung mua giúp cho nàng giấy và bút vẽ. Mỗi ngày, ngoài việc chăm con, Thanh Huyền sẽ vẽ tranh rồi gửi cho Văn Tung mỗi khi đi buôn sẽ bán giúp nàng để đổi lấy vải và chăn. Ở đây, các nữ nhân trong làng cũng có dệt vải nhưng chất liệu vải này thích hợp mặc mát, lại không đủ giữ ấm. Lại nữa nàng và Tịnh Nhu vẫn quen cách dùng y phục kín cổ thân dài của người Đại Hùng, cho nên vẫn là nên mua loại vải quen thuộc mới dễ may mặc và hợp ý hơn.
Hôm ấy trời mưa lất phất, Tịnh Nhu vừa đốn củi về. Đặt bó củi ngoài sân, liền chạy nhanh vào nhà. Bỏ chiếc áo tơi xuống, lập tức chạy lao đến gần bên bếp lửa hơ tay chân lạnh cóng của nàng. Thanh Huyền đang vẽ tranh, nhìn thấy như thế liền xúc động đau lòng chạy đến rót một chén nước ấm cho Tịnh Nhu. Tịnh Nhu nhận chén nước, rồi cũng ôm Thanh Huyền vào lòng, đặt nàng ngồi lên đùi mình, hôn phớt nhẹ lên trán nàng, lại khẽ vuốt ve bàn tay mềm nhỏ của nàng hỏi:
- Nàng lại vẽ tranh à? Có mệt mỏi không? Không cần vất vã vậy đâu. Bàn ca ở cuối thôn có nói chờ thêm ba ngày nữa trời hết mưa, chúng ta lại đi săn. Lúc đó, dùng da thú có thể đổi lấy y phục. Nàng không cần vất vã nữa đâu!
Thanh Huyền gượng cười, nép vào lòng Tịnh Nhu, nhẹ xoa bàn tay lên vành tai đỏ ửng vì nhiễm lạnh của Tịnh Nhu, nàng nói:
- Ta chỉ ngồi một chỗ vẽ tranh, có chi là vất vã đâu. Để cho Nhu nhi lao đao cực khổ lên rừng hái củi, ta mới không an lòng! Nhu nhi này, ta vô dụng quá, làm gánh nặng cho ngươi lắm có phải không?
Tịnh Nhu trợn mắt, liền cúi xuống cắn nhẹ bờ môi nàng trừng phạt nói:
- Không cho phép nàng nói vậy! Nàng là cục cưng của ta! Là trời là đất, là tất cả thiên hạ này của ta! Ta lo cho nàng là trách nhiệm cũng là quyền lợi, làm gì có chuyện là gánh nặng?
Nàng nói xong lại cúi xuống, rủ rỉ thật nhỏ bên tai Thanh Huyền:
- Nhưng mà ta thật có chút áy náy. Nàng theo ta mới phải chịu khổ nhiều như vậy...
Thanh Huyền lấy tay che miệng nàng, cắt lời:
- Ngươi lại nữa? Được rồi, được rồi! Về sau không nói những chuyện như này nữa. Ngươi lo cho ta, ta chăm sóc ngươi. Giống như ngươi nói, chúng ta là một gia đình hạnh phúc! Nhu nhi có đói không? Ta lấy cơm cho ngươi.
Thanh Huyền nói xong liền động thân muốn đứng dậy. Tịnh Nhu liền ôm nàng giữ lại. Thanh Huyền ngạc nhiên nhìn lại, đã thấy ánh mắt bất chính của Tịnh Nhu nhướn mắt với nàng:
- Ta thực là có hơi đói. Nhưng mà không muốn ăn cơm. Có thể...ăn thứ khác được không?
Thanh Huyền đỏ mặt, đẩy nàng ra, phì cười một tiếng rồi đánh yêu nàng:
- Ngươi đói chết luôn đi!
- ----------
Trên khu chợ phiên, Hàn Vĩnh Chung mặc thường phục, đóng giả một thương nhân người Đại Hùng đi vào khu chợ. Chợ phiên ở đây một tháng họp một lần. Dân cư ở các vùng lân cận đều đến trao đổi hàng hóa rất tấp nập nhộn nhịp. Này là khu vực vùng biên, cho nên có rất nhiều người từ các dân tộc, quốc gia khác nhau đều có thể đến trao đổi buôn bán với nhau. Người Chê Pa có, người Tây Vực có, người Lan Xang, người Túc Đặc, cả người Đại Lý, người Hán, người Đại Hùng đều có. Phiên chợ chỉ kéo dài có nửa ngày, ở đây mọi người buôn bán rất nhanh gọn và sòng phẳng. Chỉ cần được giá là bán, không cần kì kèo và càng nửa là không có dây dưa mặc cả hay gian lận.
Văn Tung và bốn người nữa trong làng cũng tham gia phiên chợ lần này. Mặt hàng Văn Tung và mọi người mang đến gồm có vải dệt bằng sợi thiên nhiên, dê con, thuốc núi và một ít mỹ nghệ làm từ gốm. Bởi vì bọn người Văn Tung quen mua bán, cho nên các thương buôn nhận ra họ quen thuộc và mặt hàng của họ thật sự rất tốt liền xúm đến mua rất đông. Chỉ một loáng là bán hết sạch. Văn Tung và mọi người đang thu dọn đồ trở về. Lúc buộc đồ lên ngựa, Văn Tung mới sực nhớ những bức tranh vẽ mà Thanh Huyền nhờ bán giúp. Y liền tháo tranh, căng ra từng bức treo trưng bày cho mọi người đến xem và cho giá. Hàn Vĩnh Chung vô tình đi ngang, nhìn vào nét vẽ lập tức dừng lại quan sát. Bút pháp và cách vẽ thật rất quen thuộc. Phong cách vẽ trong bức tranh này càng nhìn càng thấy quen. Hàn Vĩnh Chung căng thẳng trong lòng, ông bước đến cầm từng bức tranh lên xem rồi quay sang Văn Tung hỏi:
- Tranh này là ai vẽ thế? Bút pháp thật tinh tế, hẳn là một danh gia có phải không?
Văn Tung mỉm cười hề hề, thật thà nói:
- Đại khách quan ơi, không phải danh gia gì đâu. Người vẽ tranh này chỉ là một cô nương tuổi chừng mười tám. Có điều nàng ấy rất xinh đẹp và tốt bụng, là người làng của ta!
Hàn Vĩnh Chung nhíu mày, vừa vuốt râu vừa hỏi:
- Làng của đại huynh ở đâu? Đại huynh nhìn không giống người Đại Hùng. Nhưng nhìn vào cách vẽ và bối cảnh trong bức tranh, ta có cảm giác người vẽ tranh là người Đại Hùng. Hoặc giả là người Hán, Vân Nam?
Văn Tung vừa cười vừa gật đầu nói:
- Đúng rồi! Nàng ấy là người Đại Hùng ấy! Nàng ấy cùng một tỉ muội nữa gặp nạn trong rừng. Chúng ta cứu giúp, rồi ở lại cùng chúng ta luôn. Cả hai nàng đều là người Đại Hùng. Nhưng làng chúng ta đều sống rất hòa hợp, không có phân biệt dân tộc đâu.
Hàn Vĩnh Chung lóe lên một tia sáng. Ông ta vuốt râu, mỉm cười chỉ tay vào tất cả các bức tranh nói:
- Ta mua hết tất cả tranh này!
Rồi ông ta trao một túi bạc lớn cho Văn Tung. Văn Tung nhìn túi bạc rồi nhìn sang mấy bức tranh, thật thà nói:
- Khách quan ơi, ngài đưa thừa nhiều quá rồi!
Hàn Vĩnh Chung phì cười, tay cuộn bức tranh, miệng thản nhiên đáp:
- Không nhiều đâu, tranh này của huynh rất đáng giá đấy!
Hàn Vĩnh Chung lấy tranh mang đi. Bước đến chỗ đám thủ hạ đang chờ, ông ta nói:
- Đi theo mấy người đó. Nhất định không được để mất dấu!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.