Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Chương 11:




5.6.69
Địch triển khai thêm, không thể ở đó được nữa, đêm nay đa số cán bộ và thương binh dẫn nhau chạy xuống Phổ Cường. Tối không trông rõ mặt người nhưng có lẽ ai công cảm thấy rất đây đủ những nét đau buồn trên khuôn mặt từng cán bộ và thương binh. Mình lo đi liên hệ giải quyết công tác đến khuya mới về, thương binh đã đi ăn cơm xong - nằm ngổn ngang trên thềm nhà Đáng, một vài người đã nghỉ, số còn lại khẽ rên vì vết thương đau nhức.
Còn lại trên đó ba cas cố định chưa có người khiêng, một số cán bộ lanh đạo còn trên đó, ưùnh cắn trở về. Trở về lúc này thật gay go, không hiểu địch nằm ở đâu. Nhưng biết làm sao, yêu cầu công tác đòi hỏi mình phải trở về, dù chết cũng phải đi.
Đêm rất khuya rồi, không ai chợp mắt.. Thuận ngồi lặng thinh bên mình, em không nói một lời nào, mãi đến lúc chia tay em mới nói một câu ngắn "Chị làm sao chứ em lo quá đi" và mình thì không nói hết một câu "chị gửi ba lô cho em, trong đó có quyển sổ…" muốn nói tiếp rằng nếu chị không về nữa thì em giữ quyển sổ đó và sau này gửi về gia đình. Nhưng mình không nói hết câu: Trong ánh trăng mờ hai chị em đều đọc được trong đôi mắt người thân của mình một nỗi buồn ly biệt. Em đi rồi và mọi người khác cũng đã đi hết, còn một mình trên chiếc thềm vắng nhà chị Tính, không hiểu sao nước mắt bỗng tràn trên đôi má của mình. Khóc ư Thùy? Đừng chứ, hãy dũng cảm kiên cường trong mọi tình huống, hãy giữ mãi nụ cười trên môi dù trăm nghìn vạn khó khăn nguy hiểm đang đe doạ quanh Thùy.
11.6.69
Chính phủ Lâm thời ra đời. Đó là một sự kiện lịch sử, cuộc cách mạng đã tiến thêm một bước dài quan trọng. Mừng vui vì thắng lợi đó nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy cái ác liệt của chiến trường.
Suốt đêm ngày không gian nảo động vì tiếng bom pháo, tiếng phản lực gào thét, tiếng tàu rọ, HU-1A quần lượn trên đầu. Khu rừng đầy những vết bom đạn, nhũng cây còn lại bị úa vàng vì chất độc. Cả người cũng đã bị ảnh hưởng chất độc, toàn thể cán bộ đều mệt mỏi bơ phờ tay chân rũ rượi ăn uống không nổi. Ai cũng muốn động viên chính bản thân và động viên đồng chí mình vậy mà vẫn có những phút cái lo âu hiện lên rõ rệch và đằng sau nó thấp thoáng bóng dáng của sự bi quan.
13.6.69
Xuống Phổ Cường. Ra đi niềm vui hồ hởi vì hy vọng rằng dịp này sê có điều kiện về sống giữa tình thương của những người thân trong một hai ngày trước lúc bắt tay vào thu dung. Nhưng vừa xuống đến nơi gặp Thuận, em báo tin chuẩn bị đón thương của đơn vị 120 sau đêm đánh quận. Ba cas thương nặng trong đó có Tâm. Nghe báo, đầu óc mình chỉ còn tập trung vào có chuyện đó. Mười giờ thương khiêng lên. Đồng chí Lợi vết thương… (nhoè không rõ chữ) tình trạng hấp hối. Đồng chí Thành vết thương trung bình. Còn Tâm … cậu bé Phổ Cường với giọng hát rất hay với đôi mắt to và tính nết rất dễ thương thì… một chân đã bị mìn tiện cụt. Em nằm li bì, biểu hiện choáng nặng. Tập trung vào cấp cứu mà lòng mình nặng trĩu xót thương. Đâu phải chỉ có bấy nhiêu máu xương phải đổ? Còn nhiêu và rất nhiều nữa. Cảnh giác nghe em! Mình nói với em của mình mà biết mấy lo âu. Suốt một đêm dài mọi người đều không ngủ, mệt mỏi, và thương xót làm mình bải hoải.
Ba giờ sáng ra đi, em đưa mình ra tận đường lên đèo ải. Em của tôi ơi, đừng bao giờ xảy ra điều gì rủi ro nghe em.
16.6.69
Những kỳ niệm không bao giờ quên, không thể nào quên nhưng ta sẽ nghĩ gì khi nhớ lại kỳ niệm đó? Buồn? Vui? Ân hận? Hay là gì hở Th.? Hở cô gái đã từng biết xử trí một cách đúng đắn trong mọi tình huống khi mà cuộc sống tình cảm diễn ra phức tạp hết sức!
17.6.69
Đâu phải chỉ là tình thương! Tình thương không thể có được cái nóng bỏng thiết tha, không thể có sức mạnh chi phối toàn bộ suy nghĩ tình câm của một con người. Vậy thì nói sao đây Trước đây, bây giờ và cả về sau bao giờ mình cũng biết bắt con tin làm theo suy nghĩ của khối óc cho nên những sai lắm người ta thường mắc thì mình không bao giờ mắc phải đâu. Nhưng có một điều ở đây làm mình ngạc nhiên và khó nghĩ vì nếu gọi là sai ầm thì không phải mà nếu coi là một điều đúng hẳn thì càng không phải. Sao đây? Ôi! Cuộc đời biết mấy phức tạp và cuộc chiến tranh ác liệt này lại làm cho cuộc đời phức tạp hơn cả triệu lần.
Đêm tối, mà bảu trời vẫn rực sáng? Vì ánh chớp, vì ánh lửa của những trái pháo hay vì một đôi mắt đen rực sảng tình thương. Trời mùa hè oi bức hay sức nóng của tình thương làm mình thấy ngột ngạt - Buồn vui lẫn lộn – Mà không, vui gì đâu. Chỉ nó nỗi buồn đè nặng lên trái tim mình, trái tim khao khao khát tình thương nhưng lại rất hiểu rằng cần một tình thương như thế nào đó nó mới sống được. Trái tim ấy chỉ biết nhận những dòng máu nóng trong sạch chứ không thể tiếp thu những dòng máu bệnh tật. Dĩ nhiên không có máu thì trái tim sẽ chết nhưng thà là chết mà giữ mãi cái cao quý của trái tim một người cộng sản, một con người chân chính.
18.6.69
Được thư nhà, những lá thư đượm màu sắc hoà bình. Những con đường đỏ rực hoa phượng và căn phòng nhỏ thơm ngát hương sen. Chiếc tủ radio quen thuộc giữa nhà. ôi! Các em của tôi ơi, khung cảnh ấy xa vời quá, chị Thùy của các em chỉ biết có những dòng đạn lửa đỏ rực giữa trời đêm, chỉ biết có mùi thuốc pháo hăng xộc vào mũi, chỉ biết có những buổi chia tay trong lo âu… cho nên cảm thấy buồn buồn khi đọc những trang thư của các em.
Độ này rất nhiều người đi Bắc, họ ra đi hồ hởi vui tươi, nhưng khi đến chào mình hình như họ không dám biểu lộ niềm vui ấy. Còn mình cười rất tươi tiễn họ lên đường nhưng rồi sau đó một mình mình đứng lặng hồi lâu không biết nói gì Thùy ơi, đừng buồn Th. nhé, hẹn ngày mai khi nước nhà độc lập Th cũng sẽ đi về phương Bắc, lúc đó chác niềm vui sẽ vẹn toàn.
25.6.69
Địch càn càn lên rất sớm, mới sáng dậy chưa kịp ăn uống gì đã phải chui xuống đất. Hơn một năm rưởi mới trở lại nằm công sự nóng nực làm mình mệt phờ. Tình hình địch rất căng, quân chúng rải đầy khắp ba thôn trong xã. Lính Mỹ + ngụy + cảnh sát dã chiến. Công sự mình nằm cách địch không xa, bốn đứa đã xuống nhưng chưa kịp đậy nắp vì nóng nực. Đến trưa Tẩn đứng cảnh giới có vẻ mệt nó ngồi xuống cạnh mình kể lại cảnh càn quét phía trên của địch đang diễn ra. Bỗng có tiếng la của một thằng ngụy, Tẩn ghé mắt nhìn lên và hốt hoảng đóng nắp công sự. Thằng ngụy đã mò đến cạnh chỗ bọn mình ở, chỉ còn cách độ năm mét. Chiếc nắp công sự bị đóng lại một cách vội vàng vẫn còn trống trải, mình nghe bước chân địch sột soạt qua bụi dứa dại và tiếng la hét gọi nhau. Tiếng em thì thầm bên tai:
- Rủi ro mình hy sinh thì sao chị?
- Thì thôi chớ sao!
- Không, em không chịu đâu, em thì đã đành, còn chị rồi ba má sẽ nghĩ sao…
… (nhoè không đọc được) nhìn mình cháy bỏng lo âu và thiết tha vô hạn. Mình quay đi không dám nhìn vào đó nữa. Trong đôi mắt đó có lời nói của Khơ-riu-chèa với Paven giữa ngục tù. Lòng xao xuyến xót thương, thương em và thương cả chính mình nay. Nhưng có cách nào khác đâu, mình cũng đã làm như Paven trong trường hợp đó.
* * *
Cái chết của Giàu làm mình sửng sốt Trong trận càn hôm nay bọn điệp đã chỉ công sự Giàu ở, mấy trái mìn "mo" và những băng đạn của bọn khát máu đã giết chết Giàu và năm du kích nữa. Mới đêm hôm trước mình gặp Giàu ở Xuân Thành, người y tá trưởng mới của Phổ Cường sung sướng gặp lại mình, anh ta khác hẳn những lần mình gặp trước đây. Có lẽ trong những điều Thuận bàn giao lại cho anh, hình như có cả một điều dù em mình không nói ra, đó là trách nhiệm bảo vệ cho mình, người cán bộ của huyện, người thân yêu của em. Giàu đã nhận trách nhiệm đó một cách đầy đủ. Anh ta thay Thuận dẫn mình đi công tác hết chỗ này qua chỗ khác Khi đêm đã khuya, anh dẫn mình về nhà Thuận và nói khẽ với Thuận: "Bây giờ để chị Trâm ở đây với anh hay là về ở với tôi? Em mình trả lời: "Tuỳ anh". Giàu đã gửi mình cho Thuận "Nhờ anh bảo đảm giùm cho chị Thuỳ Trâm anh nhé". Đêm rất khuya anh mới ra về.
Mình không thể ngờ bữa tối cùng đi với anh trên con đường quanh quất trong xóm, cùng ăn với anh những trái dưa gang, những chén cháo khuya trong cảnh đầm ấm của gia đình ấy lại là buổi cuối cùng.
Đêm nay cũng vẫn ánh trăng đó, con người đó, khung cảnh đó nhưng riêng anh thì đã nằm yên dưới ba tấc đất rồi.
Người vợ trẻ của anh trong tay ôm đứa con nhỏ ngồi như một xác chết. Mình không biết nói gì với chị và nước mắt mình rưng rưng khi nghe chị dặn, giọng nghẹn ngào trong nước mắt, "Anh ấy thì đã yên rồi, nhưng còn chị lại và cậu Ba làm sao tránh cho khỏi để rồi lại mất mát”.
Ôi, biết nói làm sao ngoài tiếng nói trả thù. Trả thù cho những người đã ngã xuống và cả cho chúng ta, những người còn sống giữa hờn căm và đau xót.
Em nhìn mình một lần nữa, đôi mắt đen của em nói với mình trong im lặng: "Cuộc sống sao ngắn ngủi quá phải không chị? Ta sẽ làm gì đề đừng phải ân hận khi nhắm mắt xuôi tay".
29.6.69
Vẫn là những cái chết chảy máu trong lòng những người còn sống. Một cas cụt chân do mìn gip mới đến bệnh xá lúc ba giờ mười lăm. Đó là Liễn, đồng chí xã đội của Phổ Cường, mới hôm nào đó anh ta dẫn mình trốn dưới công sự. Hôm nay… Nhìn anh, lòng mình cháy bỏng lo âu, nếu như những người thân yêu của mình cũng gặp trường hợp đó thì sao? Thì cũng thôi chứ biết làm sao.
7.7.69
Tạm biệt Phổ Cường để về cánh Bắc công tác một thời gian. Chiều nay rời Phổ Cường, qua đường chiến lược và bước chân vào đoạn đường sinh tử đã được mệnh danh là Khe Sanh.
Rời mảnh đất thân thương lòng mình thấy xao xuyến nhớ nhung, mảnh đất nghèo này đã gắn bó với mình biết mấy. Từ những người mẹ, người chị, những cán bộ địa phương đến những du kích ở đây hầu như đâu quen biết, mến thương mình. Đi giữa xóm thôn đâu đâu mình cũng nghe tiếng chào hỏi quen thuộc "Chị Hai" và những bàn tay thân thiết nắm chặt tay mình.
Và… có gì so sánh được với tình thương rất đỗi thiết tha mà em đã dành trọn cho mình tất cả. Em ngồi đó gục đầu trên bàn lo lắng xót xa khi thấy mình đi vào nguy hiềm. Đôi tay em siết chặt tay mình, mình cảm thấy bàn tay em run lên thương yêu lo lắng. Em hỏi mình mà đôi mắt nặng trĩu lo buồn "Chị ơi, chị có về với em không?".
Muốn động viên em, mình không hề đề lộ cái ý nghĩ đang làm mình lo âu là qua Khe Sanh không biết có chạy được không Mình vẫn cười vui với em nhưng lòng xót xa biết mấy. Cũng có thể đây là lần cuối ta gặp nhau. Em ơi làm sao thu gọn hình ảnh em để mang theo trong những ngày gian khổ, làm sao có được một người em đã dành trọn mọi thương yêu tha thiết nhất cho chị.
Thôi nhé, tạm biệt tất cả, hẹn một ngày không xa lại gặp lại trong niềm vui sum họp.
8.7.69
Trở lại ngôi nhà quen thuộc với gốc ô ma và bờ giếng của đất Phổ Hiệp. Gặp lại Nghĩa, Thường và quê hương Phổ Hiệp.
Nói chuyện với Nghĩa một buổi, một buổi cng chưa đủ để san bằng mọi ngăn cách trong tình chị em xưa nay. Nhưng dù sao mình cũng muốn rằng “Trời lại trong xanh sau những ngày mưa bão”. Mình đã tha thứ cho em mọi lỗi lam và lòng căm thấy nhẹ nhàng đôi chút khi thấy em đang trở lại con đường cũ đầy thương yêu của chị em mình.
Tối nay qua Khe Sanh, ai cũng lo cho mình,… (nhoè không không đọc được) và Cho đưa mình đến gần Vinh Phước - Đứa em gái lo lắng làm mình cảm động. Xưa nay mình không thấy hết tình thương của nó, có chăng cũng vì Thuận đã quá quan tâm làm nó phải lo theo, nhưng bây giờ mình cảm thấy tình thương ấy sâu sắc, tự giác. Từ lúc qua đường chiến lược, qua đầm nước đến bữa cơm ăn, Cho chăm sóc mình từng bước đi, từng chén cơm, miếng cá. Chốc lát nó lại thở dài: "Em lo quá, làm sao chị qua Khe Sanh , đạn bom như mưa lại bỏ lại chị một mình thì làm sao? Hay để em đưa chị qua Khe Sanh rồi hãy trở về?".
Mình vuốt mái tóc em và cười với nó: "Không sao đâu, chị sẽ đi được. Còn rủi ro thì chuyện đó ai lường được!".
Nhưng đêm đó qua Khe Sanh không một quả pháo, một ánh đèn, tràng đạn nào cả. Hình như địch cũng thương đôi chân yếu đuối của một cô gái quen sống giữa yêu thương, quen được nâng niu, chiều chuộng từ nhỏ.
12.7.69
Những ngày rỗi rãi, có nhiều giờ suy nghĩ. Nghĩ gì đây mà đôi mắt vuông buồn hở cô gái giàu yêu thương suy nghĩ? Dĩ nhiên cái nhớ làm mình thấy nao nao trong dạ. Cánh Nam thân yêu ơi, ở đó những người thân yêu của ta chắc vẫn lo lắng nhớ thương ta, sẽ có một đôi mắt đen thao thức trong đêm dài khi nghe tiếng bom đạn nổ rền ngoài cánh Bắc. Đứng ngoài này mình cố len lỏi đôi mắt nhìn qua những ngọn núi đề nhìn về cánh Nam và nhận ra chỗ núi lở của Phổ Cường. Nhớ thương vô cùng! Mình ra đi, đề lại ở nhà hàng trăm nghìn khó khăn. Trung chắc đã chết rồi, anh bộ đội bị hoại thư cánh tay chắc gì đã qua khỏi… Các anh chị ở nhà chắc vất vả trăm chiều. Thương vô cùng những anh Tự, anh Kỳ, những chị Lãnh, Liên...
Có một điều làm mình thấy khổ tâm là tình thương kỳ lạ của em, tình thương ấy ít đem lại niềm vui trong sáng mà chỉ có nỗi lo buồn, đau xót và suy nghĩ mà thôi. Biết nói sao với em bây giờ, hình như đã có sứt mẻ trong những điều mà trước đây mình cảm thấy không gì có thể xâm phạm. Cuộc đời rồi sê ra sao?
14.7.69
Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ, mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Dĩ nhiên con cũng cay đắng vì không được sống tiếp cuộc sống hoà bình hạnh phúc mà mọi người trong đó có con đã đổ máu xương đề giành lại. Nhưng có gì đâu, hàng triệu người như con đã ngã xuống mà chưa hề được hưởng trọn lấy một ngày hạnh phúc. Cho nên có ân hận gì đâu!
Chiều nay lại buồn da diết, nhớ thương em kỳ lạ. Giờ này em đang làm gì? Chị tưởng như thấy em nằm trên chiếc võng đôi mắt buồn mênh mông và nỗi nhớ thương làm khuôn mặt em gầy hốc hác. Em của tôi ơi, biết nói gì với em đây hở đứa em kỳ lạ.
16.7.69
Không biết người ta nghĩ gì khi đứng nhìn một vụ oanh tạc của những chiếc phi cơ ăn cướp của giặc Mỹ. Chiều nay cũng như mọi buổi chiều khác, chiếc tàu hai thân quần mấy vòng trong xóm rồi một quả rocket phóng xuống xóm 13 Phổ An rồi liền theo đó, hai chiếc phản lực thay nhau bổ nhào Từng quả bom rời khỏi chiếc máy bay nặng nề lao xuống và bùng lên nhưng khói lửa mịt mù, những quả bom xăng hình vuông lấp loáng trong ánh nắng mặt trơi vừa chạm đến mặt đất tức thì một quả cảu lửa bốc lên đỏ rực rồi khói đen nghi ngút bầu trời. Máy bay vẫn gào rú, mỗi lần như vậy hàng loạt bom lại rơi, tiếng nổ điếc tai, nhức óc.
Từ một vị trí không xa, mình ngồi lặng nhìn mà lòng căm uất. Trong khối lửa kia ai là người bị cháy thiêu trong đó? Trong tiếng nổ long trời ai tan xác trong những hố bom đào sâu dưới đất đó? Bà già ngồi bên mình mắt đăm đăm nhìn về thôn xóm chép miệng: "Lối đó là lối bà già vợ thằng Hùng đó".
20.7.69
Lớp y sĩ sản khoa của Khu giải tán. Trong số những người lên đường đi công tác xa có chị Hai đi Gia Lai. Lá thư chị gửi về với những dòng chữ nghều ngào và thấm nước mắt. Thương chị vô vàn, chỉ có vì nhiệm vụ của Đảng người ta mới có thể có những cuộc ra đi như vậy mà thôi. Trước đây khi bước chân lên chiếc ô tô đưa mình vào Nam, mình cũng đã khóc. Nhưng trong nước mắt ấy có nhở thương đau xót và có cả tự hào vinh dự. Còn bây giờ chị ra đi, giọt nước mắt chảy dài trên mặt thấm mặn đau buồn, xót xa, thương nhớ. Để ra đi, chị gạt nước mắt vì nghĩ mình là một Đảng viên
Những chuyển ra đi vẫn còn tiếp diễn, mình đã gặp biết bao nhiêu người vì nhiệm vụ ra đi chưa chắc đa có đầy đủ niềm tự hào phấn khói khi bước chân trên con đương rất đỗi vinh quang. Vì sao ư? Dễ hiểu thôi, vì chiến trường đòi hỏi quá cao mà hậu phương thì đã tất cả cho tiền tuyến từ những năm nào. Như vậy nghĩa là sao hở Thuỳ? Nghĩa là có cái gì thoáng nét tư tưởng bi quan xuất hiện trong Th. đó.
22.7.69
Chiều mưa xa nhà.
Buồn nhớ mênh mông dày nặng như màn mưa đang che phủ quanh chân trời. Thấy mình rất đáng trách vì thật là không hợp thời, giữa cảnh nước sôi lửa bỏng này mà để lòng mềm yếu trước cảnh thiên nhiên. Nhưng thực ra không phải vì mưa đang rơi, không phải vì nếp nhà tranh không đủ che mưa với cảnh nhà cô đơn hiu quạnh này làm mình cảm thấy buồn, mà từ mấy bữa nay về sống ở đồng bằng, mình thấy cô đơn kỳ lạ. Những buổi sáng mặt trời lên trên mặt biển, những buổi chiều hoàng hôn trên cánh đồng xa và những đêm trăng rực rỡ trên bờ cát trắng…, tất cả đều là cảnh đẹp nhưng mình nào có thấy vui. Vui gì đâu khi hàng ngày đau thương tang tóc còn đè nặng trên cuộc sống chúng ta, mới hôm qua trong trận càn địch giết chết năm người và chiều chiều chúng đem bom xuống trút vào thôn xóm.
Vui gì đâu khi mỗi người một ngả, lo âu thương nhớ không phút nào nguôi. Những lá thư gửi đến mình ngắn ngủi mà tha thiết lo âu, những người thân thương nhắc nhủ mình cảnh giác, lo cho mình từng phút, từng giây. Ôi, biết nói sao bây giờ…
Chiều nay được thư em báo tin chuẩn bị đi công tác Khu 6. Nghe tin mình xót xa như được một tin buồn nặng nề. Em đi… chỗ dựa vững vàng nhất trong cuộc sống của mình trên mảnh đất miền Nam này sẽ mất. Đó là một sự thực vì không ai thương mình, lo cho mình, cảm thông với mình và hiểu mình bằng em cả. Kể cả M. cũng không thương mình bằng em đâu. Cũng hơi kỳ lạ bởi vì quả thực không có một tình thương nào tha thiết bằng em dù đó chỉ là tình chị em, tình cách mạng…
23.7.69
Một chiếc bật lửa Mỹ có khắc tên mình cạnh tên người đồng chí thân yêu. Anh Đáo đưa nó cho mình và hỏi ai khắc. Mình cười vô tư rối trả lại cho anh nhưng lúc ra về mình cảm thấy nao nao. M. ơi! Anh khắc tên em cạnh tên anh vì sao? Vì những ngày xưa thơ mộng, vì tình thương yêu đằm thắm nơi anh vẫn còn hay vì đó chỉ là một động tác bình thường của anh? Thực ra không ai làm một việc gì mà không có ý nghĩ, M. lại càng không phải là loại người như vậy. Nhưng M. ơi, anh hãy nói đi anh, vì sao anh khắc tên em cạnh tên người bộ đội giải phóng quân mà anh thường nói rằng không phù hợp với cô sinh viên y khoa ấy?
24.7.69
Gặp lại San giữa đồng bằng. San không ngờ có cuộc gặp gỡ ấy nên anh đứng sững, mừng rỡ ngạc nhiên làm anh nói chẳng nên lời. San chuẩn bị đi Bắc nên anh năn ni mời mình đến chỗ anh chơi. Nể lởi San mình theo anh về nơi anh ở. Bước chân trên cánh đống ngập nước của Phổ Văn, mình đi với anh giữa một chiều mưa tầm tã. Hai đứa định vào trú mưa ở một nhà quen San nhưng căn nhà vừa bị Mỹ đốt cháy chỉ còn vẻn vẹn một tấm tôn che không đủ chỗ ngồi cho cả chủ và khách. Thấy ở không tiện mình rủ San đi, chị chủ nhà buồn buồn nói: "Sao không ở lại ăn cơm rồi hãy đi, chú sợ cơm không chín chứ gì?". Mình và San không định ở lại ăn cơm nhưng quả thực chắc nồi cơm không chín nổi. Trời mưa như trút nước, bếp lửa thu hẹp dần chỉ còn mấy cây củi ở giữa bếp cháy được. Nồi cơm sôi yếu dần vì lửa tắt và vì nước mưa nhỏ vào nồi cơm. Có nhà quay phim nào quay một cảnh như thế này chưa nhỉ? Một cảnh đơn sơ mà nói rất nhiều với người ta về tội ác của chiến tranh.
Trong số khách ngồi trú mưa có một người cán bộ, anh ta cười kể lại câu chuyện ngày trước khi địch mới bắt đầu đốt phá. Ngày ấy giữa xóm thôn trù phú mới chỉ vài gia đình bị cháy nhà, tết đến người chủ nhà dọn mâm cúng lên trên cánh cửa cháy kê giữa nền nhà trơ trụi. Anh ta - người cán bộ - cùng bà con đến thăm thấy cảnh đó nghẹn lời không nói hết câu để động viên an ủi nạn nhân. Bây giờ khắp xóm thôn đâu cũng là như vậy, và anh cười trước cảnh chiều nay! Mình không thua bọn nó đâu, đốt cái này ta làm cái khác, khó gì đâu mấy tấm tranh là đủ rồi. Cuộc sống trong chiến tranh tạo cho người ta một yêu cầu tối thiểu. Cuộc sống chỉ còn là chiến đấu, công tác, còn những gì phục vụ con người chỉ còn là một nồi cơm với mắm, một tẩm nilon trải dưới hầm và một đôi gánh trong đó có đủ áo quần, gạo, củ, mắm muối sẵn sàng lên vài khi địch càn đến.
San ơi ra miền Bắc nhớ nói cho những người đang sống ngoài ấy rằng miền Nam còn đau khổ, chỉ khi nào hết giặc Mỹ mới thực sự có cuộc sống mà thôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.