Soán Đường

Chương 35: Kết nghĩa vườn đào




- Nói như vậy, Đậu gia cũng là một môn phiệt thế gia vọng tộc như Trịnh gia chúng ta?
Trịnh Thế An gật đầu cười rồi lại lắc đầu.
- Nếu như luận thời đại thì Đậu gia xa hơn chúng ta, họ Đậu đã có tới tám trăm năm, chỉ là bất quá, Đậu thị sớm đã không còn huyết thống tinh khiết, làm sao có thể so sánh với chúng ta?
- Đậu Thị ở thời kỳ Bắc Tề, Đậu Thái sau khi giao chiến chết đi, đã là thời kỳ suy vi, không còn danh tiếng.
- Chỉ là Đậu gia danh tiếng vô cùng tốt, ở thời kỳ Bắc Chu cũng là hoàng thất ở đó. Sau khi Khai Hoàng, Đậu Vinh lại là anh rể của hoàng thượng, chỉ là sức lực của Đậu gia không nhỏ, đặc biệt là đứa cháu gái đã gả cho Đường Quốc công, địa vị càng thêm vững chắc, Ngôn Khánh, nếu như con không muốn học ở Đậu gia thôn thì ta cũng có thể thoái thác.
Không ngờ chuyện nhà họ Đậu này lại phức tạp như vậy.
Trịnh Ngôn Khánh lại không ngại nhờ vả quan hệ với Đậu gia, bởi vì ở sau lưng Đậu gia không chỉ có chỗ dựa Tùy đế mà quan trọng nhất là Đậu gia là con rể của Đường Quốc công Lý Uyên, nói không chừng có thể dựa vào Đậu gia mà có quan hệ với Lý Uyên.
Xem ra đây vẫn là một biện pháp tốt.
Ngôn Khánh sớm muộn gì cũng phải có quan hệ với Lý Uyên.
Đặc biệt hắn sớm biết được, con trai trưởng Lý Kiến Thành đã có hôn ước với Trịnh gia nên hắn bắt đầu động tâm tư.
Chỉ là chờ năm năm sau, ngay cả nhân ảnh của Lý Kiến Thành cũng không thể nhìn thấy chứ đừng nói là Lý Uyên.
Hiện tại có Đậu gia này làm cầu nối cũng nên thử một lần.
Mặc dù chỉ là thôn học chưa vào được hạch tâm của Đậu gia nhưng có một chút quan hệ, tương lai cũng dễ nói chuyện.
Đạo lý phòng ngừa, Trịnh Ngôn Khánh biết rất rõ ràng.
Cũng không biết, vị Đường Thái tông anh minh thần võ kia hiện nay đã lớn thế nào rồi.
- Ngôn Khánh, tại sao con không nói gì?
- À, gia gia vừa rồi hỏi con gì vậy?
Trịnh Ngôn Khánh vừa rồi suy nghĩ xuất thần nên không nghe thấy câu hỏi của Trịnh Thế An.
Trịnh Thế An cười nói:
- Ta vừa rồi hỏi con, nếu con không muốn đi tới Hột Đậu Lăng gia thì ta có thể đi tìm Đại công tử từ chối.
- Đi, tại sao lại không đi?
Đúng thế, Trịnh Ngôn Khánh hiểu rất nhiều ca từ thi phú nhưng hắn đối với thời Tùy Đường nhận thức vẫn vô cùng mỏ, có thể qua thôn học được một chút cũng là điều tốt, quan trọng nhất là lúc này có thể mượn cơ hội này quan hệ gần hơn với Lý gia, cớ sao lại không đi?
Trịnh Thế An thấy thái độ cương quyết của Ngôn Khánh thì cũng không nói năng rườm rà.
Mấy ngày sau, Trịnh Nhân Cơ phái người tới điền trang, nói với Trịnh Thế An là Trịnh Ngôn Khánh có thể tới Đậu gia đi học.
--------------------------------
- Thế Tích ca ca, kể cho đệ nghe chuyện về Tam Quốc một lần nữa đi.
Lúc Trịnh Ngôn Khánh đang đi học vỡ lòng, thì Từ Thế Tích ở tại Lạc Dương tiêu dao tự tại.
Hắn lớn tuổi so với Trịnh Hoành Nghị cho nên được gọi là đại ca.
Chỉ là Trịnh Hoành Nghị được nuông chiều từ bé, mẫu thân chết sớm, Trịnh Nhân Cơ lại chỉ có hắn là con trai.
Cho nên cho dù là Thôi phu nhân cũng yêu thương nó vạn phần.
Muốn để Trịnh Hoành Nghị cúi đầu, Từ Thế Tích suy nghĩ thật lâu, cuối cùng nghĩ ra câu chuyện Tam Quốc.
Chuyện Tam Quốc đều là hắn nghe Trịnh Ngôn Khánh kể, hắn bỏ công phu ra vài ngày, cuối cùng đã được Trịnh Hoành Nghị phục tùng.
Trịnh Hoành Nghị lúc này đang ôm tay của Từ Thế Tích lộ vẻ khẩn cầu.
Từ Thế Tích lộ vẻ bất lực, hắn bị quấy rầy không có biện pháp đành phải nói:
- Hoành Nghị, kỳ thật ta không phải là không muốn kể cho đệ... nhưng kỳ thật những câu chuyện ta kể với đệ tất cả đều là nghe người khác kể.
Trịnh Hoành Nghị tò mò hỏi:
- Thế Tích ca ca, vậy huynh nghe ai kể chuyện vậy?
Từ Thế Tích do dự một chút rồi khẽ nói:
- Ta nói nhưng đệ không cho người khác biết nha... kỳ thật ta nghe Ngôn Khánh kể đó!
- Ngôn Khánh, là ai vậy?
Trịnh Hoành Nghị không biết Trịnh Ngôn Khánh là ai, mặc dù năm đó hắn từng ngủ chung một xe với Trịnh Ngôn Khánh.
Cũng khó trách, Trịnh Nhân Cơ ghét Trịnh Thế An nên cũng không thích Trịnh Ngôn Khánh.
Từ Thế Tích nói:
- Ngôn Khánh là tôn nhi của lão quản gia các ngươi.
- Lão quản gia nào? Thôi Đạo Lâm? Tại sao đệ không biết hắn còn có tôn nhi?
Trịnh Hoành Nghị bừng tỉnh đại ngộ, gật đầu nói:
- Trịnh lão quản gia thì đệ biết, chỉ là phụ thân và mẫu thân không thích ông ấy, nói ông ấy là chó giữ nhà... Tôn nhi của lão quản gia kia cũng là họ Trịnh sao? Hắn bao nhiêu tuổi rồi, tại sao không ở cùng chúng ta?
Từ Thế Tích nhăn mày lại khẽ nói:
- Hoành Nghị, lão quản gia là người tốt, đệ không được vô lễ nếu không tương lai Ngôn Khánh không kể chuyện xưa cho chúng ta nghe nữa.... Ngôn Khánh tuổi tác so với đệ cũng không khác biệt nhau lắm, hơn nữa vô cùng thông minh, tương lai đệ gặp hắn là biết... Hắn à... vô cùng lợi hại, bổn sự cực kỳ khủng khiếp.
Trịnh Ngôn Khánh, Trịnh Ngôn Khánh.
Hoành Nghị khẽ gật đầu, đem ba chữ Trịnh Ngôn Khánh ghi vào trong đầu.
Đúng vào lúc này truyền tới một thanh âm tiếng chuông thanh thúy, chính là thói quan của Nhan Sư Cổ, ông luôn mang theo một cái chuông nhỏ bên mình.
Mỗi khi đi học, ông chỉ cần gõ chuông lập tức tất cả mọi người ở trong phòng đều phải ngồi xuống.
- Hôm nay chúng ta học Giảng Thương Hiệt Thiên.
Nhan Sư cổ cùng Từ Thế Tích và Trịnh Hoành Nghị ngồi xuống, trên mặt lộ vẻ tươi cười, chuẩn bị giảng bài.
Nói thật đối với hai học sinh này, Nhan Sư Cổ cực kỳ hài lòng, đặc biệt là Từ Thế Tích, vô cùng thông minh, được truyền thụ cho một tài năng như vậy thật là một niềm vui thú. Nhan Sư Cổ học vấn sâu xa cho nên đặc biệt coi trọng giáo dục.
Thế nhưng kỳ quái, không biết có phải lúc nãy được nghe chuyện hay không mà Trịnh Hoành Nghị đột nhiên quấy rối:
- Tiên sinh, Thương Hiệt Thiên cực kỳ vô vị, không bằng kể chuyện đào viên kết nghĩa thú vị hơn.
Từ Thế Tích nghe được thì lại càng hoảng sợ.
Tiểu tổ tông này tại sao lại dám mở miệng trước mặt tiên sinh, vừa rồi mình không phải nói với hắn là không được nói với người khác sao?
Quả nhiên, sắc mặt của Nhan Sư Cổ liền trầm xuống:
- Hoành Nghị, cái đào viên kết nghĩa này là điển cố gì?
Đậu gia thôn cũng không đơn thuần là một thôn trang.
Xuôi theo dòng nước về phía nam, có tới mười mấy thôn xóm lớn nhỏ, bám vào Đậu gia mà sinh sống, tộc thôn này có hơn vại người, nếu như đem bọn họ tụ tập lại thì cũng có thể hình thành một cái trấn nhỏ. Đậu gia từ Nam Bắc triều tới nay, thủy chung đứng theo phe chính xác, cùng vỡi giới quân sự quý tộc mà lũng đoạn, tạo thành mạng lưới quân phiệt khổng lồ ở Quan Đông.
Đậu Nghị là ngoại thích Bắc Chu, Đậu Vinh là ngoại thích nhà Tùy.
Nếu như tính luôn Đậu gia thời kỳ Lưỡng Hán và Lý Uyên sau này thì Đậu gia có thể xưng tụng là thế gia ngoại thích chính cống. Bằng việc đứng theo phe đúng đắn, Đậu gia đã có thực lực ở Lạc Dương vượt xa Trịnh gia.
Mặc kệ Trịnh gia có nguyện ý thừa nhận hay không thì Đậu gia vẫn không hề kém so với những môn phiệt đệ tử lâu đời ở Quan Đông, trải qua thời kỳ Đông Hán trầm luân lại tỏa sinh cơ, có sức sống không gì sánh nổii. Bọn họ có thực lực, mặc dù chỉ là quý tộc lũng đoạn nhưng đối đầu với Đậu gia cũng không thể coi thường.
Trịnh Thế An tựa hồ như hơi xem thường Đậu gia cho rằng huyết thống của Đậu gia không tinh khiết xem ra đã hồ đồ.
Nhưng Trịnh Ngôn Khánh không dám khinh thường Đậu gia, một gia tộc lâu đời tới tám trăm năm như vậy, càng ngày càng lớn mạnh.
Người của Đậu gia lựa chọn chính xác, làm việc thuận thế.
Một lần lựa chọn chính xác có thể nói là may mắn nhưng nhiều lần lựa chọn chính xác thì không chỉ là may mắn mà là ánh mắt.
Không hề nghi ngờ, người của Đậu gia vô cùng tinh mắt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.