Soán Đường

Chương 36: Lý tiên sinh




Cho nên Trịnh Ngôn Khánh bước vào Đậu gia học hỏi không hề dám có nửa điểm khinh thị.
Mang theo một vẻ kính sợ, hắn cùng với một đám hài tử ở cùng một chỗ, trở thành một thành viên học hành của Đậu gia.
Học xá của Đậu gia tiếp giáp với Kim Cốc Viên ở Lạc Dương.
Thời kỳ Tây Tấn, có phú hào trùng tu Kim Cốc viên, đến nay đã là ba trăm năm lịch sử rồi.
Ở trong nội viện cỏ thơm um tùm, nước chảy róc rách, tuy nói là hoang phế đã lâu nhưng cảnh sắc thực sự động lòng người. Ở cách Kim Cốc viên không xa, có thể nhìn thấy nước chảy quanh hòn non bộ, cảnh sắc đài các.
Những môn phiệt như vậy, người bình thường không thể so sánh.
Học xá là một nhà cửa độc lập, trước sau có ba đình viện, phân biệt kỹ năng học khác nhau. Học vỡ lòng thì tụ tập ở phía trước, ngồi trong phòng học có thể nhìn thấy bên ngoài cửa sổ chim hót hoa nở, thế giới vừa yên tĩnh lại vừa có phần trang trọng.
Người giảng bài cho Ngôn Khánh ước chừng khoảng hơn ba mươi tuổi, tuổi tác như vậy đã coi như là rất trẻ.
Người này mày rậm mắt to, không giận mà uy, mặc một bộ áo trắng dài, lộ ra khí chất nho nhã, mặc dù đại đa số thời điểm luôn nở ra nụ cười chân thành nhưng bọn trẻ ở trong phòng đều sợ hãi ông ta.
Không thể nói là vì nguyên nhân gì, có lẽ là vì khí chất bên trong toát ra một vẻ uy nghiêm.
Trịnh Ngôn Khánh biết rõ, vị tiên sinh này họ Lý, tên là Lý Cơ, là người mà Đậu Kháng mang theo từ U Châu tới.
Đậu Kháng tuy không phải là gia chủ của Đậu gia nhưng là một nhân vật cực kỳ có quyền hành.
Dù sao phụ thân của Đậu Kháng cũng là Đậu Vinh, là hoàng thân quốc thích, tính ra hắn vẫn là cháu ngoại của Dương Kiên.
Lý Cơ mang theo đám học sinh tiến tới trước đường bái tiên hiền sau đó chính thức dạy học.
Lúc này Lý Cơ đang dạy học.
Ở trên lớp hòng, Lý Cơ ngân nga từng câu, từng âm luật rất mạnh, đám học sinh ở dưới cũng niệm theo, dù chưa minh bạch hàm nghĩa nhưng đại khái cũng có thể đọc theo, hóa ra đọc diễn cảm cũng là một loại hoạc vấn.
Lý Cơ đọc thơ ca diễn cảm không hề giống so với đời sau.
Rung đùi đắc ý, theo vần luật mà đi, thanh âm của ông bị đám trẻ con non nớt bao phủ vang ở trên học đường không thôi, đọc sách như vậy rất dễ làm người ta tập trung tiến nhậpTrịnh Ngôn Khánh lúc đầu còn thấy bộ dáng rung đùi đắc ý kia thú vị, dần đần thời gian trôi qua, hắn đắm chìm lúc nào không hay, bất tri bất giác, một nén nhang đã trôi qua, giờ nghỉ giữa khóa đã tới.
Lý Cơ để quyển sách xuống mà cười ha hả nói:
- Mọi người ra ngoài nghỉ ngơi một lát, nghe tiếng chuông thì quay về, chúng ta bắt đầu học chữ.
- Đa tạ tiên sinh dạy bảo.
Các học sinh nhao nhao cảm tạ Lý Cơ.
Lúc bắt đầu khóa học, những thứ này là lễ tiết đã được chúng học sinh học thuộc. Cái gọi là lễ thì không thể bỏ, chúng đệ tử phải hành lễ với tiên sinh, bày ra đạo tôn sư, cảm kích tiên sinh tuyên truyền học vấn.
Tóm lại lễ nghĩa này cũng được chú ý rất nhiều.
Trịnh Ngôn Khánh cuối cùng cũng hiểu ra, tại sao người đời sau lại coi trọng lễ nghĩa như vậy, hóa ra lễ nghĩa có thể nhìn thấu tấm lòng bên trong, chỉ tiếc rằng thời đại trước của Trịnh Ngôn Khánh, những cổ lễ này đã thất truyền, thậm chí chỉ còn ở trong tranh ảnh.
Bọn nhỏ thừa dịp nghỉ ngơi đều đi ra bên ngoài.
Ngôn Khánh cũng đi ra ngoài nhưng lại bị Lý Cơ gọi lại:
- Con là Trịnh Ngôn Khánh, là người nhà của Trịnh gia sao?
- Tiên sinh, con là người của An Viễn đường, cháu của lão quản gia An Viễn đường.
Trịnh Ngôn Khánh cung kính trả lời.
Chẳng biết vì sao, hắn cảm thấy Lý Cơ tiên sinh này rất thân thiết với mình.
Lý Cơ gật đầu:
- Ta nghe Tào Duyện xin Nhan Trứu làm thầy dạy cho con mình, tại sao ngươi lại không học ở đó mà lại học ở Đậu gia thôn này?
- Cái này... đệ tử cũ không rõ ràng lắm.
Lý Cơ nhìn hắn mà trầm giọng nói:
- Kỳ thật học ở nơi nào cũng không quan trọng, mấu chốt là ở chính ngươi, ta thấy ngươi biểu hiện trong lớp học cũng biết không ít chữ, trước kia đã từng học qua với ai vậy?
Trịnh Ngôn Khánh bình thường nhìn qua một lần là thuộc, không nhìn thêm lần nữa.
Biểu hiện của hắn không giống như những học sinh khác cho nên Lý Cơ mới chú ý, gọi Ngôn Khánh lại.
- Đệ tử trước kia không lâu từng học chút ít với vú em, về sau lúc quét dọn thư phòng cho lão gia cũng xem qua được ít sách.
Con mắt của Lý Cơ sáng ngời:
- Vậy là ngươi có thể viết chữ?
- À, cũng học qua được một chút.
Ngôn Khánh không dám nói quá vẹn toàn, chữ thời Tùy Đường và chữ giản thể hắn biết sau này hoàn toàn không giống nhau, nhưng có ít chữ thì không ai biết.
Cái này chính là nguyên nhân trọng yếu hắn đến nơi này học.
Lý Cơ gật đầu:
- Được, ta hiểu, ngươi thiên phú không tệ, nhưng không thể ưu tiên, ngươi khởi điểm cao thì yêu cầu càng cao, ngày sau ta đối với ngươi sẽ nghiêm khắc hơn nhiều so với những người khác, ngươi cần phải chuẩn bị tốt.
Ngôn Khánh cũng không biết Lý Cơ nói những lời này xuất phát từ tâm tư gì.
Theo bản năng hắn cũng cảm nhận thấy Lý Cơ đối với hắn không giống như những hài tử khác, đây là chuyện tốt hay là chuyện xấu đây? Trịnh Ngôn Khánh không nói ra nhưng vẫn cung kính đáp tạ rồi rời khỏi lớp.
Nghỉ ngơi một lúc mọi người lại tiến nhập vào trong lớp học.
Lý Cơ lần này dạy chữ, kêu các học sinh bước tới bàn cát để viết chữ.
Bởi vì hài tử gia cảnh vô cùng khác nhau.
Có giàu có nghèo... thêm nữa lớp dạy vỡ lòng, bút mực và giấy vô cùng đắt đỏ, cho nên mỗi đứa nhỏ đều dùng một cái bàn cát nhỏ, dù cát làm giấy mà luyện chữ, bàn cát trải rộng nửa thước, bên trong phủ lên cát vàng. Hài tử lấy cây làm bút, viết lên trên đó, ghi sai sẽ xóa đi, không bị lãng phí, đây là dụng cụ thiết yếu trong thôn học.
Ngôn Khánh cảm thấy, Lý Cơ lúc kêu học trò viết chữ, tựa hồ như có tăng thêm một chút nội dung.
Bài tập giảng giải, tựa hồ có gia nhập thêm chút nội dung của Vĩnh Tự Bát Pháp, đối với phần lớn đệ tử mà nói tựa hồ như có hơi thâm ảo.
Nhưng đối với Trịnh Ngôn Khánh mà nói thì lại vừa vặn phù hợp.
Đừng nhìn hắn có thể viết thể loại chữ Nhan, nhưng đối với thư pháp trụ cột lại không có hiểu biết, Vĩnh Tự Bát Pháp chính là để bổ sung chỗ thiếu hụt của hắn, tuy dùng thể chữ Lệ làm chủ, nhưng thu hoạch mà Ngôn Khánh nhận được lại cực lớn.
Đang viết, đột nhiên Lý Cơ đi tới sau lưng của Trịnh Ngôn Khánh.
Nhìn thấy Ngôn Khánh viết chữ, ông khẽ gật đầu.
Đột nhiên ông vươn tay, lấy cán bút của Ngôn Khánh, co lại, Ngôn Khánh bất ngờ không đề phòng, ống bút liền bị rời tay, quay đầu nhìn thì đã thấy Lý Cơ khẽ lắc đầu: Trịnh Ngôn Khánh, viết chữ cần phương pháp, càng cầu ý trong đó, ngươi dưới ngòi bút đã có phương pháp nhưng ý nghĩa lại càng thiếu thốn.... Sau này cần phải khổ luyện nếu không thì khó có thành tựu.
Pháp chính là bút pháp
Bút pháp thì tiền nhân đã để lại và đúc kết ra, chỉ cần rèn luyện là được, nhưng ý thì cần phải có thiên phú, càng cần phải khổ luyện, Vương Hi Chi có truyện luận, giảng giải đạo lý này, đối với đám học trò bên trong thư pháp của Trịnh Ngôn Khánh đúng là đã kiệt xuất, nhưng đúng như Lý Cơ lúc nghỉ giữa khóa cũng đã nói, khởi điểm không giống, yêu cầu cũng không giống.
Rất rõ ràng, yêu cầu của Lý Cơ đối với Trịnh Ngôn Khánh xa hơn yêu cầu của người khác rất nhiều.
Cuối buổi học, những hài tử kém cỏi nhất cũng được đánh giá một chữ Ất, mà Trịnh Ngôn Khánh lại chỉ được chữ Đinh. Giáp Ất Bính Đinh, Đinh chính là thấp nhất, kém cỏi nhất. Xem ra yêu cầu của Lý Cơ đối với Trịnh Ngôn Khánh vô cùng nghiêm khắc khiến cho Ngôn Khánh cũng cảm thấy vô cùng bất ngờ.
Cái này cũng thật là quá nghiêm khắc đi thôi!
Nhưng tiên sinh đã bình luận như vậy, Ngôn Khánh cũng chỉ có thể tiếp thu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.