*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Hôn lễ tổ chức ở Innsbruck phía Tây nước Áo, cách Pháp không xa, cách công quốc Lorraine – Đất phong của Hoàng Đế trước khi kết hôn với Nữ Hoàng chỉ vài ngày đi đường.
Thời điểm Nữ Hoàng chuẩn bị khởi hành về Vienna, Franz quyết định quay về chốn xưa thăm bạn cũ, hiện tại là công tước Stanislaw xứ Lorraine.
Ông cố ý hỏi con gái út, “Muốn tới Lorraine chơi không?”
Antonia ngẩn ngơ, gật đầu đồng ý. Thật ra cô không hứng thú Lorraine, mà là…
Tới Lorraine rồi, Pháp gần ngay trước mắt.
Vốn dĩ phụ thân chưa bao giờ sống qua ngày này, hiện tại sự tồn tại của ông không có trong lịch sử. Antonia thành công, cảm thấy bản thân có thể làm chuyện lớn hơn.
Hoàng Đế Thánh Chế La Mã chỉ định tới Lorraine thăm người bạn cũ, săn bắn giải sầu. Nhưng khi con gái út làm nũng, cầu xin muốn tới Pháp chơi, ông không chút do dự đồng ý.
Gia tộc Habsburg là gia tộc nhiệt tình, yêu tự do. Vợ chồng ông và các con đều thích cải trang ra ngoài du lịch.
Tuy rất nhiều thời điểm Hoàng Đế La Mã “cải trang” du lịch, các Quốc Vương khác đều biết, chẳng qua họ lễ phép coi như không thấy mà thôi.
“Con muốn thăm viện hàn lâm Paris [1]?”
[1] Viện hàn lâm thành lập năm 1635, giải tán năm 1Rheinische Zeitung93, tập hợp những người nổi bật trong giới văn học, triết gia, nhà sử học, nhà khoa học,…
Hoàng Đế ngạc nhiên nghe lời thỉnh cầu của con gái. Ngẫm lại mấy năm nay con bé tỏ thái độ yêu thích khoa học, giống hệt con gái lớn Anna [2] của ông.
Thuở nhỏ Anna bị bệnh đậu mùa, mặt mũi phá tướng, không thể liên hôn. Hiện tại vợ chồng Hoàng Đế đang chuẩn bị cho cô ấy làm viện trưởng tu viện Klagenfurt.
Nhưng Antonia còn nhỏ, rất có thể tương lai sẽ gả sang Pháp, tới gặp các học giả viện hàn lâm là chuyện tốt.
Franz và viện trưởng viện hàn lâm – Maresherby vốn thân quen, không mất nhiều thời gian. Hai cha con đang ở Lorraine, chẳng bằng trộm tới Paris chơi.
Trước khi xuất phát, Franz kiểm kê lại tài sản ở Paris, gọi con gái vào phòng.
“Antonia, ta tặng con một tòa ngân hàng ở Paris. Ngân hàng Mainton bên sông Rhine là tài sản ta thừa kế từ tổ tiên Lorraine. Tuy ta không để ý, nhưng tiền lời thu vào khá tốt. Con muốn học kinh doanh đúng không? Chi bằng thử sức với ngân hàng trước.”
...
“Bá tước Stein và con gái tới chơi?”
Viện trưởng Maresherby ngẩn ngơ nghe cái tên vừa quen thuộc vừa xa lạ, giây sau mới phải ứng lại.
Phỏng chừng là vị Hoàng Đế giàu có nào đó cải trang tới đây du lịch.
Nhưng có lẽ là cô con gái khác, không phải điện hạ Christina. Nghe nói cô ấy đã đính hôn, đang chuẩn bị hôn lễ.
Thật tò mò.
Viện trưởng viện khoa học đang tổ chức tiệc trưa ở salon tiện đà mời ông bạn cũ cùng tham gia.
Lúc cha con bá tước Stein vào trong, salon đã vô cùng náo nhiệt, đâu đâu cũng kín người. Mọi người tốp năm tốp ba cầm ly rượu, nhiệt liệt thảo luận.
“Franz! Bạn cũ của tôi! Trông ngài còn trẻ hơn mười năm trước.” Viện trưởng đứng trước cửa, ôm chầm người bạn cũ.
“Ít nhiều có con gái út và bạn nó giúp đỡ.” Franz mỉm cười, “Đây là con gái tôi, Antonia.”
“Chà… đúng là vị tiểu thư thông minh xinh đẹp.” Maresherby tán thưởng.
“Cảm ơn lời khen của ngài.” Antonia quỳ gối hành lễ.
“Ta và mẫu thân con bé rất tự hào nhan sắc con bé.” Franz mỉm cười vỗ vai con gái.
Mọi người xung quanh tò mò ghé mắt.
Người tới tham gia tiệc của viện trưởng viện hàn lâm Paris không phải học giả thì cũng là quý tộc say mê nghiên cứu khoa học. Thoạt nhìn bá tước Stein là trường hợp thứ hai.
Ngài bá tước mặc trang phục thiết kế độc nhất vô nhị, tinh xảo hơn người, vừa nhìn đã biết không phải quý tộc bình thường.
Người ở đây không ngốc, đều biết người được viện trưởng nhiệt liệt hoan nghênh chính là nhà bảo trợ lớn.
Tuy mọi người ngại lễ nghi không dám lại gần, nhưng đều bất giác nhìn về phía này.
Chỉ có hai người đàn ông trẻ tuổi quay lưng về phía họ, tựa lưng bên cửa sổ trò chuyện, vừa cầm ly rượu vừa khoa tay múa chân, hoàn toàn không chú ý động tĩnh xung quanh.
Antonia thì thầm hỏi viện trưởng: “Ngài viện trưởng, xin hỏi hai vị kia là…?”
Cô vừa vào đã thấy bóng dáng quen thuộc, nhưng không chắc chắn lắm.
Maresherby quay đầu, mỉm cười, “Bá tước tiểu thư tinh mắt quá.”
“Người thấp bé, trông lớn tuổi đằng kia là Lagrange nước Ý. Ngài ấy là nhà toán học vô cùng xuất sắc. Năm mười tám tuổi, ngài ấy sáng tạo ra phương pháp vi phân và tích phân, trở thành giáo sư; Năm ngoái ngài ấy dùng định luật vạn vật hấp dẫn để giải thích vì sao mặt trăng tự quay theo quỹ đạo, nhận được giải thưởng của viện hàn lâm. Hiện tại ngài ấy đang nghiên cứu sao Mộc và các tinh thể, đoán chừng cũng sắp giải ra, chuẩn bị ẵm giải thưởng lớn.”
Franz tán thưởng: “Đúng là thiên tài!”
“Đương nhiên! Người cao hơn, trông khoảng tầm hai mươi chính là Antoine Lavoisier, người thừa kế gia tộc Lavoisier. Cậu ấy là một luật sư không đàng hoàng… khụ, cậu ấy chỉ là luật sư, không phải học giả, nhưng mấy năm nay theo các nhà khoa học địa lý nghiên cứu khoáng sản, quyết tâm dành giải thưởng chiếu sáng thành phố của viện hàn lâm. Nói đi cũng phải nói lại, gia tộc Lagrange cũng hy vọng ngài Lagrange làm luật sư…”
“Papa, hai người trò chuyện trước đi, còn muốn tán gẫu với hai người họ.” Antonia xen mồm.
“A, tiểu thư, xin thứ lỗi…” Viện trưởng ngạc nhiên, “Đây là lần đầu người đến đây, có lẽ sẽ thấy họ… ừm… kỳ lạ.”
Chà, không phải lo. Cô biết Lagrange kỳ lạ.
Năm đó ông ấy được Berlin chiêu mộ, nhiều năm sau trở về Paris, nhanh chóng trở thành bạn thân của cô.
Ông bạn già, nhanh vậy đã gặp lại!
Cô tới chính là vì Lagrange, chẳng qua hiện tại ông ấy trẻ tuổi, ánh mắt không giống kiếp trước.
Về phần Lavoisier… Thời điểm Pháp gặp khó khăn, cô từng bàn bạc tài chính với ông ấy… Dù sao ông ấy cũng là chuyên viên thu thuế của cô.
Sau đó bị dân chúng chém đầu.
Trước khi Antonia chết, Cách Mạng thông qua “Hiến pháp”, bãi bỏ tất cả các học viện nước Pháp. Viện hàn lâm Paris giải tán.
Những các học giả tinh anh ở đây đều rơi vào cảnh khốn cùng.
Antonia làm lơ ánh mắt mọi người, bình tĩnh cầm một ly nước chanh trên khay của nam hầu, đi về phía hai học giả trẻ tuổi.
“Ngài Lagrange, ngài Lavoisier.” Cô khuỵu gối hành lễ.
Hai người ngạc nhiên quay đầu, luống cuống cởi mũ, “A, vị tiểu thư mỹ lệ này…”
“Antonia.” Cô mỉm cười, “Antonia Stein.”
...
Franz và ông bạn già cầm ly champagne hàn huyên một lúc.
Mọi người trong salon bàn bạc đủ thứ, từ địa lý đến trào lưu mới đây ở Paris, cái gì cũng có.
“Mấy năm nay hòa bình, tài chính của ngài tốt không?” Franz hỏi thăm.
“Đương nhiên. Paris càng lúc càng giàu có. Nhờ vaccine phòng bệnh do Áo nghĩ ra, tỷ lệ người dân bị bệnh đậu mùa ít hơn rất nhiều, việc buôn bán càng lúc càng thuận lợi.”
Franz hài lòng thầm nghĩ, ngành tài chính ngân hàng phát triển, con gái sẽ giàu nứt đố đổ vách.
Ông thoáng nhìn con gái. Antonia đang vui vẻ trò chuyện với thiên tài toán học và bạn của anh ấy.
Thật ngoài ý muốn.
“Tiểu thư thân mến, đúng như lời cô nói, tôi là một luật sư.”
Lavoisier xấu hổ gãi đầu, “Tôi tạm coi như có danh tiếng ở Paris… Mấy ngày trước ‘Rheinische Zeitung’ mời tôi làm chứng nhận phá sản, nhưng dạo gần đây tôi bận nghiên cứu, không có thời gian, đành xin miễn.”
“Phá sản? ‘Rheinische Zeitung’ sắp đóng cửa?” Antonia nheo mắt.
Cô không biết tòa soạn này. Ít nhất khi cô tới Pháp, Paris chỉ có mấy tòa soạn báo, nội dung nhạt như nước ốc.
“Vâng.” Lavoisier nhún vai, “Ngành báo chí ở Paris khó khăn lắm.”
“Thật đáng tiếc.” Antonia đồng tình.
Cô nhìn thanh niên trước mặt, “Ngài Lagrange, nghe nói ban đầu ngài định làm luật sư?”
“Vâng, đúng vậy.” Lagrange xòe tay, “Nhà tôi làm buôn bán, tôi lại là con cả, lên đại học theo học ngành luật. Bố mẹ tôi muốn tôi làm luật sư, thừa kế gia tộc… nhưng sau đó nhà tôi phá sản.”
Antonia nhướng mày, “Chúc mừng ngài.”
Lavoisier trợn tròn mắt, nhìn cô như nhìn quỷ.
Lagrange cười lớn, “Cảm ơn cô! Ha ha, đây đúng là chuyện may mắn nhất đời tôi.”
Lavoisier: “…”
Anh ta cười gượng, nhấp hớp champagne, “Louis, anh thật là… Anh làm luật sư chính là tổn thất lớn của nhân loại.”
“Đúng vậy!” Lagrange không hề cảm thấy Lavoisier đang chê cười mình, vui vẻ vỗ vai anh ta, “Anh cũng thế! Nghiên cứu cần tập trung, nhưng mỗi khi ở viện hàn lâm, tôi lại phải xã giao với các quý tộc, phiền không chịu nổi… Hiện tại anh làm luật sư, hai bên đều dở dở ương ương. Anh thừa kế nhiều tài sản như vậy, lại không thiếu tiền! Tôi khuyên anh nên từ chức, sớm ngày đổi nghề!”
Lavoisier nhức đầu, lại nhấp hớp champagne, “Anh nói đúng, tôi sẽ suy nghĩ.”
Antonia mỉm cười ngắt lời họ: “Đúng như lời ngài Lagrange nói, tôi cảm thấy lễ nghi ở viện hàn lâm rất phiền phức, thậm chí ảnh hưởng đến con đường học vấn. Tôi thật lòng cảm động thay các ngài. Có lẽ… ngài sẽ thích bầu không khí nước Áo, nơi đó thoải mái hơn Paris rất nhiều.”
“Ngài không định rời Paris sao?”
Lagrange cười khổ lắc đầu, “Không phải không thể. Tuy tôi nổi tiếng, nhưng muốn tới viện hàn lâm các nước khác cần lời mời của Hoàng Đế… A?”
Đột nhiên anh ấy nghĩ tới gì đó, trợn mắt nhìn tiểu thư mặc váy vóc hoa lệ, lại liếc bá tước Stein đang vui vẻ trò chuyện với đồng nghiệp của anh ấy…
Anh ấy cứng họng, đột nhiên quên mất mình muốn nói gì.
_____
Lời tác giả:
Lavoisier sờ cổ.
Năm đó Đại Cách Mạng nổ ra, Lavoisier bị mang lên máy chém. Lagrange từng buồn bã nói: Chỉ trong phút chốc người ta chặt cái đầu của Lavoisier nhưng nước Pháp trong một trăm năm nữa cũng không thể tìm đâu được một cái đầu như thế!
_____
Một số bình luận của cư dân mạng Trung:
– Là ông ấy! Định lý Lagrange!
– Công chúa nhỏ bắt đầu vơ vét nhân tài!
– Hay quá, đáng tiếc hơi ngắn.
Marie cũng thật là… Những bộ truyện liên quan tới bà đều miêu tả như vậy. Đáng tiếc bà được gả khi còn trẻ, không biết cái giá phải trả khi nhận món quà định mệnh.
Tuổi nhỏ gả sang Pháp, bị bạo lực lạnh. Chờ Louis thành Hoàng Đế, phối ngẫu ra một đống quyết sách sai lầm, tất cả những gì Marie hưởng thụ đều thành sai lầm. Hai vợ chồng không thể gượng dậy Pháp đã chìm trong rối ren. (Nếu tôi nhớ không lầm, Vầng thái dương nước Pháp – Louis XIV cực kỳ xa hoa, quần áo cũng theo phong cách xa hoa tráng lệ, ảnh hưởng tới giới quý tộc và dân chúng. Hơn nữa Louis XV và Louis XVI liên tục ra những quyết sách sai lầm, cụt đầu cụt đuôi, khiến người dân bất mãn. Cuối cùng hai vợ chồng Marie bị mang lên đoạn đầu đài.)
Nhưng trước khi Marie bị xử tử, rất nhiều người tìm cách giúp gia đình bà trốn thoát. Cho dù là quý tộc cũ, thị nữ, bạn thân của bà đều tích cực tìm cách cứu viện. Đáng tiếc họ không thành công, cũng lên đoạn đầu đài giống gia đình Marie.
– Xem ra plot truyện đi theo con đường trở thành Nữ Vương Pháp… Hoặc là Thái Hậu nhiếp chính? Nếu không phải, tôi thực sự không tưởng tượng được…
– Những gì chúng ta học trong sách giáo khoa hóa học của Lavoisier đều do vợ ông – Marie tìm thấy. Hai người họ là trâu già gặm cỏ non. Sau khi Lavoisier bị chém đầu, góa phụ Marie sắp xếp lại các nghiên cứu của ông, mang đi xuất bản. Tuy tuổi họ chênh lệch lớn, nhưng linh hồn họ thực sự thuộc về nhau. Cuộc sống sau này của Marie không tốt lắm, bà cũng là một nhà khoa học.
_________
[2] Nữ Đại Công tước Maria Anna, đứa con thứ hai của Francis I và Maria Theresa.
Do người chị của bà chết yểu lúc bé nên bà là đứa con lớn nhất trong hoàng gia Áo. Maria Anna từ nhỏ đã thể trạng yếu ớt thường xuyên bệnh tật, bà từng bị viêm phổi và suýt chết, tuy sau đó bình phục nhưng cơ thể suy nhược chẳng thể kết hôn được, cũng vì thế mà bà sống độc thân cả đời.
Trong số những đứa con lớn của Maria Theresa, Maria Anna không được mẹ thương bằng các em, đứa em trai Joseph thì bởi vì là trưởng nam thừa kế, cô em gái Maria Elisabeth “Liesl” thì vì xinh đẹp, còn cô em gái Maria Christina “Mimi” thì là con cưng của mẹ.
Cũng vì yếu ớt bệnh tật, Maria Anna không mấy khi tham dự vào các chính sự cũng như sự kiện hoàng gia, bà trở nên thân thiết với người cha Francis I của mình và là cô con gái cưng được cha yêu thương nhất. Mặc dù yếu ớt, Maria Anna rất thông minh và ham thích khoa học lẫn nghệ thuật, bà được phong làm tu viện trưởng và chuyển về Klagenfurt sống với sự chu cấp của hoàng gia.
Sống cuộc sống ở ẩn và nhàn hạ, Maria Anna hoàn thành bộ sưu tập đồng xu của cha mình, sưu tầm côn trùng, đầu tư vào khoa học, nghệ thuật và khảo cổ, sở hữu một mỏ khai thác dưới tên mình, được bầu làm thành viên danh dự của Học viện Mỹ thuật Vienna (Chính là cái trường đánh rớt Hitler). Giai cấp quý tộc không mấy thích việc làm của bà vì còn định kiến phụ nữ lại có hứng thú với khoa học, tuy nhiên giới khoa học và nghệ thuật thì lại rất trân trọng bà. Maria Anna kết bạn với đủ mọi giai cấp từ quý tộc, nữ tu, nhà khoa học, họa sĩ v.v… Trước lúc lâm chung, Maria Anna di chúc để lại hết tài sản của mình cho tu viện Klagenfurt.
Credit: Công Chúa Xứ Hoa – Tình Yêu, Máu và Nước Mắt