Tạm Biệt Versailles

Chương 27:




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Hoàng Đế Franz nguyện ý mời nhà toán học thiên tài tới cung đình của mình?
Đương nhiên nguyện ý.
Tuy ông khó hiểu hành vi còn nhỏ đã đam mê cướp nhân tài nước khác của con gái út, nhưng ông vẫn sẵn lòng vươn tay chào mời Lagrange.
Tài trợ chi phí nghiên cứu, đảm bảo đời sống sinh hoạt, nếu thích có thể sang nước ngoài trao đổi, hoặc tiếp tục viết bài cho viện hàn lâm Paris,… Quan trọng hơn cả, Lagrange bớt được thời gian tham gia lễ nghi xa hoa rườm rà ở Paris.
Ở Paris học giả cần giữ hình tượng ngăn nắp gọn gàng, nhưng Vienna không quan trọng.
Lagrange vốn là người Italy, đương nhiên quan tâm Đế Quốc La Mã.
Một khi đã vậy, chi bằng thử xem sao!
...
Cha con bá tước Stein ngủ lại ở khách sạn đại sứ dành cho quan chức ở phố 18. Khách sạn xa hoa này do gia tộc Quesnay mở, chỉ tiếp đón quý tộc. Ở thành phố thiếu nước, khách sạn còn tận tâm xây dựng suối nước nóng xa xỉ.
Franz hẹn bạn cũ vào rừng Senna săn bắn, sau đó quay về khách sạn ngâm suối nước nóng.
Về phần Antonia – con gái út không thích săn bắn, thỉnh cầu ở lại thành phố xem xét ngân hàng Mainton.
Hoàng Đế ngẫm nghĩ, phất tay bảo quản gia và thị vệ theo con gái vào thành phố.
Ngoại trừ an toàn, quan trọng nhất là tham mưu.
Ông chủ ngân hàng Mainton lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí, vậy nên chiến tranh vừa chấm dứt, kinh tế phất lên, ngân hàng thu được khoản lợi lớn. Hiện tại quy mô Mainton trải rộng, không ít nhà tài trợ hỏi thăm, xin được góp cổ phần.
Hoàng Đế dặn dò quản gia, nếu Antonia muốn bán quyền sở hữu ngân hàng, đầu tư sản nghiệp khác, quản gia là trợ thủ đắc lực nhiều năm của Hoàng Đế có thể tư vấn cho công chúa điện hạ nên đầu tư gì để thu về khoản lợi kếch xù.
Chỉ là tư vấn, không phải yêu cầu. Dù sao hiện tại ngân hàng Mainton cũng là tài sản riêng của công chúa.
Vì thế lúc Franz quay trở về khách sạn ngâm suối nước nóng, quản gia nói công chúa nhờ luật sư Lavoisier giật dây, muốn đàm phán chuyển nhượng ngân hàng Mainton cho ngân hàng Paris, ông chỉ gật đầu tỏ vẻ đã biết.
Cho đến khi ông nghe nói con gái út muốn bán toàn bộ ngân hàng Mainton cho ngân hàng Paris, đầu tư vào tòa soạn “Rheinische Zeitung” sắp đóng cửa, có vẻ muốn tái cơ cấu, ông ngạc nhiên tới mức suýt làm đổ ly champagne vào suối nước nóng.
Antonia nghĩ gì vậy?
Phụ thân già buồn bực, không hiểu ra sao.
Phải biết sự nghiệp báo chí nước Pháp thua xa các quốc gia khác.
Đức đã phát triển tòa soạn báo từ hơn một thế kỷ trước, nhưng từ đó tới nay Pháp vẫn chưa có một tòa soạn báo chân chính. Thành phố chỉ có vài tòa soạn không đáng kể, ví dụ như ‘Đương thời Pháp’, ‘Người truyền tin’, ‘Báo học giả’,… Phần lớn họ đều chú ý chuyện lông gà vỏ tỏi trong cung, dân chúng không thèm xem. Từ trước tới nay tòa soạn dựa vào tiền của cung đình Pháp, một khi Vương thất ngừng đầu tư, tòa soạn sẽ đóng cửa.
Người Franz phái nhanh chóng chạy về báo tin, nói “Rheinische Zeitung” cũng như vậy. Thậm chí trong số các tòa soạn báo nhàm chán, nó nhàm chán nhất.
Nào là Quốc Vương từ thiện cho người nghèo, vị quý tộc nào đó được Quốc Vương khen trong lễ phục sinh… Căn bản toàn những chuyện không ai hứng thú.
Nó là tòa soạn đầu tiên không trụ được, ông chủ chạy đôn đáo cầu xin người khác mua lại, nhưng làm gì có ai coi tiền như rác.
…Con gái tính toán dùng của hồi môn tài trợ tòa soạn báo?
Hầy, rốt cuộc vẫn còn trẻ, không biết thứ rẻ nhất thường là thứ quý nhất.
Franz ngâm mình trong suối nước nóng thở dài, có chút phiền muộn.
Xem ra con gái không di truyền đầu óc buôn bán giống ông. Con bé nên thành thật làm công chúa hoặc Vương hậu đam mê tiêu tiền thì hơn.
Antonia không biết phụ thân đang ai oán cái gì. Nhờ Lavoisier giới thiệu, cô được ông chủ “Rheinische Zeitung” nhiệt tình mời tham quan tòa soạn báo.
“Bá tước tiểu thư, cô thấy cây đại thụ phía bên kia cung điện Hoàng gia không? Đó là cây Kraków rất được công chúng Paris quan tâm.”
Ông chủ xoa tay giới thiệu. Lavoisier đứng sau ông ta bĩu môi, thì thầm: “Phần lớn đều không thể đưa tin.”
“‘Rheinische Zeitung’ có hai cơ sở, đa phần các nhân viên ở khu trung tâm Paris. Mọi người sẽ biên tập, quản lý tài vụ, thiết kế ở đây. Ngoài ra chúng ta có một xưởng in nhỏ, gồm mười sáu công nhân in ấn.”
“Bởi vì Quốc Vương và quý tộc ở Versailles, nơi đó mới là ngọn nguồn tin tức, vậy nên nhân viên thu thập tin tức, nhân viên sao chép đều tập trung ở phòng làm việc Versailles. Họ sẽ trực tiếp ghi lại các tin tức từ Vương thất.”
Antonia lẳng lặng nghe ông ta giới thiệu, không nói gì nhiều.
Cô biết Versailles chật chội, rất nhiều quý tộc điều kiện khó khăn chỉ có thể sống trong phòng ở chật hẹp, càng đừng nói nhân viên không được lĩnh tiền lương.
Tòa soạn báo không đủ kinh tế trả tiền lương cho nhân viên, phòng làm việc chỉ còn lác đác vài người. Cô nhíu mày nhìn đống báo loạn tùng phèo, lấy một tờ trong đó.
Ông chủ tòa soạn báo mất ăn mất ngủ vì tòa soạn báo sắp phá sản, nghe Lavoisier ám chỉ “bá tước tiểu thư không đơn giản”, ông ta như tìm thấy rơm cứu mạng, bởi vậy tiếp đón vô cùng ân cần. Thấy Antonia như vậy, ông ta có phần lo sợ bất an.
Antonia hứng thú nhìn chằm chằm nội dung tờ báo nọ, ông ta vội sáp lại gần.
Đó là giải thưởng đầu tiên của Vương thất. Ai có cách tính chuẩn xác kinh độ sẽ được thưởng năm mươi ngàn Franc.
Kiếp trước chiếc vòng cổ thị phi được chào bán hai trăm nghìn Franc. Antonia thầm nghĩ.
Một chiếc vòng cổ đắt ngang một con thuyền hạm đội, gã buôn châu báu lại dám làm.
Đương nhiên Louis XIV sẵn sàng chi trả cho người tình của ông ta…
“A, đúng rồi!” Ông chủ tòa soạn nhiệt tình bắt chuyện, “Nghe Antoine nói bá tước tiểu thư có niềm đam mê nghiên cứu khoa học.”
“Giải thưởng này đã treo nhiều năm, thật ra suýt được giải quyết. Có một thợ đồng hồ rất giỏi nọ chế tạo ra đồng hồ cơ chỉ kinh tuyến hàng hải, theo lý thuyết giải thưởng này nên được gỡ xuống. Nhưng bởi vì cách chế tạo đồng hồ quá đỗi phức tạp, người có thể sử dụng cũng không nhiều, vậy nên Quốc Vương vẫn treo giải thưởng.”
Đối với hàng hải, xác định kinh độ và vĩ độ là chuyện quan trọng liên quan tới tính mạng. Con người sống trên mặt đất đã phát minh ra dụng cụ, sử dụng công thức cực kỳ đáng tin cậy. Thông qua nước mưa, quả cân, ánh nắng, sao bắc cực, vị trí mực nước và thời gian chuẩn xác, con người tạo ra kinh độ và vĩ độ.
Nhưng khi ở trên biển, những công cụ này vô dụng.
Suốt bao thế kỷ qua, vô số con thuyền không thể tính toán thời gian và vị trí chuẩn xác nên lạc đường, táng thân dưới đáy biển, gây thiệt hại to lớn.
Pháp chịu nhiều thiệt thòi khi chiến đấu với Anh trong cuộc chiến bảy năm. Quốc Vương không cam lòng, chỉ đành treo số tiền lớn để kích thích thiên tài cống hiến trí tuệ.
Antonia đăm chiêu nhìn tờ báo, định mang về cho người nào đó xem.
Cơ hội làm giàu gần ngay trước mắt.
“Vừa rồi tôi đi vào, hình như thấy có một khách sạn bên tòa soạn?” Antonia hỏi.
Cánh cửa bên cạnh trang hoàng rực rỡ, phát huy nghệ thuật Rococo tới cực hạn, Antonia nhịn không được liếc mắt mấy lần.
Cô thật sự muốn mua Rheinische Zeitung, hiện tại cần xác định tình hình xung quanh.
“À… vâng…” Ông chủ tòa soạn ấp úng.
Antonia nhìn ông ta, quay đầu hỏi: “Ngài Lavoisier?”
Lavoisier bất ngờ không kịp đề phòng, đỏ mặt đáp: “À… tốt nhất cô không nên hỏi vấn đề này.”
Antonia nhướng mày.
Một khách sạn không thể cho mọi người biết… Ái chà, đoán được rồi.
Sao phải ngượng? Đều là người Paris, lúc nào cũng đi ngang qua.
Năm ấy tới Pháp Antonia chưa kịp thích ứng, hơi chút là đỏ mặt, nhưng sau này nhìn nhiều không trách.
Bởi vì xuất thân trong một gia tộc đề cao thuần khiết, Antonia thầm nghĩ nếu tương lai mua tòa soạn báo, hàng xóm lại là nhà thổ, cô có phần ghê tởm.
Đúng lúc này bên ngoài có tiếng bạt tai chát chúa, “rầm” một tiếng, hình như thứ gì đó ngã xuống đất. Người đó kêu rên, đám đông xung quanh hoảng sợ hét chói tai: “Jeanne! Tiểu thư Lange!”
“Ngài Lange! Cô ấy chết mất!”
“Sao thế?” Mấy người trong phòng ló đầu xem.
Xuyên qua cửa kính thủy tinh, có thể thấy một cô gái trẻ tuổi tóc vàng ngồi dưới đất giãy dụa hét chói tai. Gã đàn ông trung niên túm tóc cô ta, hung tợn quát: “Mày lừa tao! Mày dám léng phéng với thằng khác sau lưng tao…”
Gã ta vừa định vung tay, cô gái múa may loạn xạ, hoảng sợ hét chói tai, “Cứu mạng! Mau gọi cảnh sát!”
Cô ta ngẩng đầu, để lộ khuôn mặt Antonia vô cùng quen thuộc. Chẳng qua hiện tại mặt mũi cô ta xanh tím, đôi môi rướm máu.
Antonia trợn mắt, suýt nữa thốt ra thành lời – Phu nhân du Barry [1]!
Hồi còn là Thái tử phi nước Pháp, cô phải nhẫn nhịn, chờ đến khi Louis XIV chết lập tức đuổi ả tình nhân kiêu căng ngạo mạn của ông ta ra khỏi cung.
_____
Một số bình luận của cư dân mạng Trung:
– Thật ra tôi vẫn không biết nữ chính sẽ là Nữ Vương Pháp hay Áo?
– Dù là sự thật hay trong tiểu thuyết, muốn làm chính trị hoặc văn hóa đều phải dựa vào báo chí. Nắm giữ suy nghĩ của nhân dân là chuyện cực kỳ quan trọng. Trong thời đại khó khăn, tác dụng của báo chí còn quan trọng hơn.
_____
[1] Madame du Barry (1743 – 1793), nếu ai từng đọc bộ manga kinh điển “Hoa hồng Versailles” hoặc manga “INNOCENT” thì hẳn không lạ gì nhân vật này nữa. Madame du Barry là tình nhân nổi tiếng của Vua Louis XV nước Pháp, xuất thân gái làng chơi, xảy ra mâu thuẫn xích mích giữa du Barry và Marie Antoinette, sau cùng bị nhà vua đuổi khỏi Versailles. Kết cục của Madame du Barry trong cả 2 bộ manga trên chỉ kể về cuộc đời bà đến đây, còn thực tế vẫn còn kết cục sau đó nữa, Madame du Barry cũng giống vợ chồng Louis XVI và Marie Antoinette, đều chết dưới lưỡi đao của cỗ máy chém Guillotine.
Madame du Barry tên thật là Jeanne Becu, là đứa con chửa hoang của một cô thợ may tên Anne Becu. Thời thơ ấu, một người tình cũ của người mẹ đã nhận nuôi 2 mẹ con, cho Jeanne đến nhà  của bà người tình tên Francesca của ông ta làm hầu gái nấu ăn, cả 2 còn cho Jeanne vào tu viện học đến năm 15 tuổi. Sau đó bà Francesca ngày càng đố kị với nhan sắc của người mẹ của Jeanne, cũng có tin đồn là bà ấy phát hiện người tình của bà khơi lại tình cảm từng dành cho mẹ của Jeanne, kết quả 2 mẹ con bị tống ra khỏi nhà. Mẹ con Jeanne đi khắp đường phố Paris kiếm kế sinh nhai, từ bán hàng rong, trợ lý cho đến thợ may. Jeanne được thuê làm người bầu bạn với một góa phụ cao tuổi, nhưng rồi bị đuổi việc vì làm người thứ ba phá hoại hôn nhân của 2 đứa con trai của bà chủ nhà. Sau đó Jeanne làm trợ lý trong một cửa hàng làm mũ, nhan sắc của Jeanne được Jean du Barry để ý, gã này là một ma cô dắt gái kiêm chủ sòng bài, Jeanne trở thành tình nhân của gã và đổi tên thành Mademoiselle Lange, đồng thời làm gái bao hạng sang tại nhà thổ kiêm sòng bài của gã. Danh tiếng của Jeanne Becu trở nên nổi tiếng trong giới, kiếm được nhiều người tình và khách hàng là giới quý tộc, thậm chí là quan chức cao cấp, bộ trưởng trong triều đình.
Jean du Barry và mấy ông khách có gốc rễ lớn cảm thấy cô nàng Jeanne Becu không phải dạng vừa, rất có tiềm năng làm tình nhân của nhà vua. Nhưng để đạt được mục tiêu, trước tiên cần phải phù phép để Jeanne có tước vị và mang thân phận quý tộc. Thế là Jean du Barry sắp xếp cho Jeanne lấy em trai ông ta là Bá tước du Barry, còn làm cả giấy khai sinh giả biến Jeanne thành quý tộc gốc.
Trở thành quý tộc và được sống trong Cung điện Versailles, Jeanne Becu hoặc bây giờ có thể gọi là Madame du Barry, vẫn chưa thể trở thành tình nhân của Louis XV. Vì bà vẫn chưa có dịp ra mắt chính thức để gặp vua. Madame du Barry viết thư khẩn xin được diện kiến, Louis XV hồi âm rằng cần có người đỡ đầu đưa bà ra mắt ông ta. Sau bao công sức dốc tiền dốc lực, cuối cùng cô nàng cũng tìm được một quý bà đồng ý làm người đỡ đầu vì bà ta đang cần tiền để trả món nợ ngập đầu. Madame du Barry diện kiến nhà vua 1 cách hào nhoáng nhất, diện bộ váy màu bạc thêu kim tuyến với thân váy cực phồng, trên người đeo đống trang sức đắt tiền do chính nhà vua gửi tặng trước đó, và chính thức trở thành người tình của Louis XV.
Từ ngày trở thành tình nhân của Louis XV, Madame du Barry sống trong nhung lụa giàu sang, mua sắm thỏa thích những đồ trang sức xa xỉ. Louis XV còn tặng bà một người hầu Châu phi tên Zamor – người mà sau này phản bội và hại chết bà. Không giống Madame de Pompadour, Madame du Barry không phải người phụ nữ có học thức cũng không ham thích vấn đề chính trị, bà đắm chìm trong xa hoa, mặc sức mua sắm quần áo, trang sức bằng tiền của nhà vua, cùng nhà vua hưởng lạc và tận hưởng thời kì hoàng kim của mình. Quốc khố dưới thời Louis XV chả nhiều nhặn gì, lại chịu tổn thất từ cuộc Chiến tranh Bảy năm, nay nhà vua lại phung phí tiền bạc chỉ để chiều lòng tình nhân. Hàng tháng Madame du Barry được vua chu cấp khoản tiền kếch sù thế mà bà ấy vẫn luôn ngập đầu trong đống nợ. Vì thế trong Cung điện Versailles, những kẻ a dua theo phe Madame du Barry cũng nhiều mà người ghét bà cũng không hề ít. Một trong những cuộc đối đầu kinh điển nhất chính là Marie Antoinette và Madame du Barry.
Năm 1770, Marie Antoinette, Công chúa nước Áo, sang Pháp kết hôn với Thái tử Louis-Auguste, cháu nội của Louis XV. Một ngày trước khi diễn ra lễ đại hôn, triều đình Pháp mở bữa tiệc trong khuôn khổ hoàng gia để chúc mừng cho đôi trẻ, Madame du Barry làm tình nhân của Louis XV cũng được 1 năm có lẻ, bà cũng có mặt trong bữa tiệc dù không phải thành viên hoàng gia, không những thế còn ăn diện nổi bật nhất đám. Điều đó khiến Marie Antoinette chú ý và thắc mắc, sau khi được nghe kể về Madame du Barry, nhất là cái đời tư mà dù bà ta có làm giấy tờ giả cũng chả lừa được đám quý tộc tinh ranh đầu đầu đầy sỏ đó, đương nhiên một công chúa xuất thân cao quý sống trong cung đình Áo đầy mẫu mực như Marie Antoinette có khinh bỉ bà ta cũng không có gì lạ. Các bà các mụ thì càng được dịp châm dầu vào lửa để Marie Antoinette ghét Madame du Barry hơn. Thái tử phi 14 tuổi này không thèm nói chuyện thậm chí chào hỏi Madame du Barry xuyên suốt 2 năm. Madame du Barry vừa giận vừa thẹn, phàn nàn với Louis XV, nhà vua phàn nàn lại với đại sứ Áo và kêu ông ta mau khuyên cô công chúa bướng bỉnh của quý quốc. Thậm chí mẫu hậu của Marie Antoinette tức Nữ hoàng Maria Theresa đã phải viết thư cảnh tỉnh con gái đừng nên biến Madame du Barry làm kẻ địch của mình. Vào bữa tiệc đón năm mới vào năm 1772, Marie Antoinette mới chịu xuống nước và đích thân bắt chuyện với Madame du Barry bằng câu nói “Cung điện Versailles hôm nay thật đông người.”
Cũng vào năm 1772, Louis XV lệnh những thợ kim hoàn chế tác chiếc vòng cổ kim cương hoành tráng nhất để tặng Madame du Barry, tuy nhiên nhà vua lại qua đời trước khi chiếc vòng cổ hoàn thành, đã thế còn chưa trả tiền cho người ta. Chiếc vòng cổ đó sau này chính là chiếc vòng cổ nổi tiếng trong phi vụ lừa đảo “Vụ án Chiếc vòng cổ kim cương” khiến danh tiếng của Marie Antoinette tụt xuống âm độ trong mắt người dân.
Năm 1774, Louis XV ngã bệnh, các ngự y chữa trị và tiến hành phẫu thuật cũng không thấy chút khả quan, Madame du Barry túc trực ở bên chăm sóc. Đến khi những mụn đỏ nổi trên mặt nhà vua, mọi người mới biết ông bị bệnh đậu mùa và lúc này đã vô phương cứu chữa. Louis XV lệnh Madame du Barry rời khỏi Cung điện Versailles. Năm xưa ông ta cũng từng ngã bệnh nặng, ông đuổi cô người Marie Anne de Mailly đi và thú tội ngoại tình, sau đó khỏe lại, có lẽ ông nghĩ lần này làm thế cũng sẽ cứu ông thoát khỏi cái chết chăng? Nhưng lần này thì không, Louis XV qua đời, Thái tử Louis-Auguste kế vị trở thành Louis XVI, Marie Antoinette kêu chồng tống cổ Madame du Barry vào tu viện và cấm bà vĩnh viễn không được đặt chân đến Versailles.
Lúc đầu khi đến tu viện, Madame du Barry không được các sơ chào đón thân thiện, dần dần thái độ cũng đỡ hơn. Sau 1 năm sống trong tu viện, Madame du Barry được phép rời phép rời khỏi tu viện nhưng không được bén mảng đến Versailles trong vòng 10 dặm. Madame du Barry sau này có quan hệ tình ái cùng lúc với 2 quý ông đã có gia đình. Ông thứ 2 thì chia tay bà, ông thứ 1 biết bà lăng nhăng nhưng vẫn tha thứ và chấp nhận. Tuy nhiên trong cuộc Cách mạng Pháp, ông thứ 1 bị đám nổi loạn giết chết, chặt đầu ông, hò hét xung quanh dinh thự của Madame du Barry, bà nhìn thấy cái đầu của người tình, kinh hoảng đến ngất xỉu.
Zamor, người hầu Châu phi của Madame du Barry, cùng những người hầu khác gia nhập đảng phái Jacobin. Madame du Barry phát hiện, đuổi Zamor, nào ngờ tên này tố cáo lên ủy ban về thân phận của bà. Khi biết bà từng là người tình của Louis XV tức có dính líu tới cựu hoàng tộc, họ đâu có dễ mà bỏ qua cho bà. Madame du Barry bị kết tội phản nghịch và chịu án tử hình. Trên đường bị giải đến pháp trường, bà sợ hãi, khóc lóc cầu xin đao phủ và quần chúng khán giả, nhưng kết cục vẫn bị chặt đầu bởi lưỡi đao của cỗ máy chém Guillotine.
Credit: Công Chúa Xứ Hoa – Tình Yêu, Máu và Nước Mắt

Madame du Barry trên phim:

Madame du Barry (1938)

Madame du Barry (2006)

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.