*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
“Ngài Goethe, ngài nhìn đi, lúc trước tôi đã nói rất nhiều độc giả không thể chấp nhận kết cục của ngài.” Biên tập viên “Rheinische Zeitung” lau mồ hôi trên trán.
Trên thực tế, tổ biên tập đều theo dõi sát sao “Nỗi đau của chàng Werther”. Đến khi đọc kết cục, họ chia thành hai phe. Một phe cho rằng không thể chấp nhận kết cục này, phe còn lại cho rằng đây là cách tân mới mẻ. Ai cũng không thuyết phục được ai, hơn nữa không còn thời gian, đành không tình nguyện mang bản thảo tới xưởng in.
Nhưng dù là phe nào cũng chảy mồ hôi hột. Từ khi bắt đầu chuyên mục tiểu thuyết còn tiếp, “Rheinische Zeitung” đã trở thành tờ báo thịnh hành nhất Paris. Liệu độc giả có chấp nhận kết cục này không?
Thư đe dọa của độc giả đã nói lên tất cả.
“Nhưng đây là kết cục trong lòng tôi!” Goethe phản bác.
Tiểu thuyết này dựa trên chính cuộc đời anh ấy. Thời điểm tới Weimar nhậm chức, Goethe gặp Lotte của đời anh ấy. Cô đã đính hôn với người khác, Goethe chỉ đành đau đớn bỏ đi.
“Phần lớn cốt truyện đều lấy từ đời thực. Ngài cũng thấy đấy, tôi không tự sát, tôi vẫn sống tiếp, nhưng tôi muốn viết nên nỗi đau đớn trong lòng.”
“Hầy… nói thật, tôi hiểu ý ngài.” Tổng biên tập thở dài, “Nhưng chúng tôi phải chịu áp lực rất lớn.”
Anh ta chỉ bên cạnh, “Đây đều là thư mắng ngài và… kết cục truyện.”
Goethe im lặng nhìn chồng thư dày trên bàn, vẽ đủ thứ hình thù kỳ quái.
“Đúng rồi, lát nữa ngài ra ngoài nhớ đi bằng cửa sau. Hôm qua một biên tập của chúng ta ra ngoài, bị người ta hắt… Đương nhiên cảnh sát đã bắt người nọ. Chúng tôi lo lắng an toàn của ngài.”
Goethe tái mặt.
“Được rồi, tôi sẽ chú ý.” Anh ấy buồn bã thở dài.
“Thật ra mấy chuyện này chưa đáng là gì. Mọi người đều thích chủ quan, ghét phiến diện.” Tổng biên tập xoa trán, “Nhưng hôm nay chúng tôi phát hiện, ngài còn gặp phiền toán lớn hơn. Tôi không thể không nói, Werther chọc giận giáo hội.”
Nếu nói tình yêu trái luân thường đạo lý của Werther và Lotte thổi bay ngọn nến giáo hội, kết cục câu chuyện thổi bay nóc giáo đường. Nghe nói họ đã bắt đầu hành động.
Goethe đè thấp mũ, men theo cửa hông tòa soạn báo ra ngoài. Anh ấy nhìn tờ báo “Thánh Mẫu Marie” bán trước cửa giáo đường.
Bình thường Goethe không quan tâm sách báo tôn giáo, nhưng hôm nay anh ấy không thể không chú ý. Trang đầu tờ báo in to dòng chữ: “Werther phản bội Thượng Đế! Thứ suy đồi này cần ngay lập tức cút khỏi Pháp!”
“Thứ suy đồi này cần ngay lập tức cút khỏi Pháp!”
Những lời này cũng truyền tới tai Antonia, mặc dù hiện tại cô ở cung điện Versailles.
Trên bàn là bức thư giáo hội gửi cho vợ chồng Thái Tử.
“Giáo hội vô cùng khiếp sợ khi biết cuốn sách tà ma ‘Nỗi đau của chàng Werther’ hạ lưu, thấp kém, phá vỡ tín ngưỡng Chúa trời sắp được xuất bản thành sách.”
Trong thư trích lại vài đoạn văn, nhìn qua còn tưởng Werther tự viết.
“Chúa Jesus nói chỉ khi giao cơ thể cho Người, chúng ta mới được sống bên Người. Nếu không còn thân xác, chúng ta biết giao gì cho Người bây giờ? Nếu không làm theo lời Người, thân xác chúng ta làm sao bây giờ?”(*)
“Điện hạ, người nhìn xem! Werther không chỉ là kẻ suy đồi đạo đức, một gã phản loạn, còn tin tưởng thuyết vô thần! Tác giả mượn lời gã để ác ý trào phúng tín ngưỡng cao quý của chúng ta! Werther và Goethe phải xuống địa ngục!”
“Đây là hành động phản bội tôn giáo, ô nhiễm tư tưởng người Pháp! Giáo hội yêu cầu Quốc Vương và hội nghị cấm cuốn sách này xuất bản, công khai thẩm vấn và phán quyết tác giả Goethe, niêm phong ‘Rheinische Zeitung’ tuyên truyền tác phẩm này cho dân chúng!”
Antonia nhìn nửa ngày, miễn cưỡng tựa lưng vào sofa, “Lúc này giáo hội mới nhớ tới đạo đức và tín ngưỡng?”
“Điện hạ, Quốc Vương bệ hạ nói ngài không quan tâm ‘Rheinische Zeitung’. Phu nhân du Barry nhờ thần truyền lời cho người.” Quan thẩm tra nói.
“Ồ.” Antonia mỉm cười, “Để ở đây đi.”
Làm Thái Tử phi nước Pháp, cô thật sự rất vội. Dù sao phải có thời gian mới giải quyết được mấy chuyện nhỏ nhặt như này.
Chờ quan thẩm tra rời đi, Antonia ngẫm nghĩ, mỉm cười nhìn Henriette, “Bảo ‘Rheinische Zeitung’ đăng tin giáo hội không cho phép Werther chết, muốn tống anh ấy xuống địa ngục.”
“Nhưng…” Henriette nhíu mày, “Vì sao chúng ta phải đăng lời giáo hội? Chúng ta không cùng phe bọn họ.”
“Vậy nên mới phải đăng.” Antonia nở nụ cười thần bí.
Henriette hoang mang rời đi, Antonia mở tập văn kiện dày cộp.
Đây là báo cáo sản lượng và giá cả năm nay và năm ngoái, do điều tra viên của Vương thất và phóng viên ‘Rheinische Zeitung’ trình lên. Số liệu hai bên hoàn toàn đối lập. Sau mấy năm tham dự chính trường nước Pháp hỗn loạn, cô thật sự khâm phục tài trợn mắt nói dối của điều tra viên Vương thất.
Theo bản báo cáo của Vương thất, giá bột mì của Paris còn rẻ hơn lúa mì vùng khác. Các nông dân vui mừng vì không phá sản, người dân thành phố được ăn bánh mì tươi ngon giá rẻ. Đúng là viễn cảnh tuyệt vời.
Đối với điều tra viên, số liệu chân thực không quan trọng, chỉ cần dỗ Quốc Vương vui là được. Dù sao Quốc Vương không tận mắt xem, cũng không biết bọn họ nói thật hay giả.
Louis XV ban cho Antonia vô số châu báu, kim cương, nhà đất, đủ để mua lượng lương thực trên trời. Sự thật chứng minh, cuộc sống xa hoa của Vương thất tách rời dân chúng.
Tất cả những thứ được ban trong cung đều được ghi chép, vậy nên việc mua lúa mì số lượng lớn hoàn toàn được công khai.
Nhưng người làm vậy không nhiều, chủ yếu bởi lương thực cần kho chứa, nhân lực và vật lực. Hơn nữa mấy năm nay thu hoạch tốt, không nhất thiết phải trữ hàng.
Antonia không sợ.
Dựa theo tính toán lúc trước, Lavoisier sắp tới gặp cô. Tuy cô không muốn chiếm dụng thời gian quý giá của anh ta, nhưng số lượng học giả vừa làm quan viên, vừa có trí não như anh ta không nhiều.
“Điện hạ muốn thu mua lúa mì số lượng lớn?” Lavoisier lẩm nhẩm sổ sách, ngạc nhiên nhìn cô xác nhận.
“Đúng vậy. Nếu không rất nhiều nông dân trồng lúa mì trắng tay, thuế lại không giảm.”
Lavoisier nhíu mày nhìn bản báo cáo, nghiêm túc gật đầu, “Quyết định của người rất đúng. Nhưng người biết đấy, số tiền khổng lồ này… hoàn toàn chi trả bằng tiền riêng của người. Vì sao người không yêu cầu trích quốc khố?”
Antonia lắc đầu, “Như vậy quá rêu rao, dễ bị người ta nhằm vào. Hơn nữa ta có tiền.”
Là Thái Tử phi quốc gia có truyền thống mậu dịch, dùng tài sản mua lương thực cứu sống nông dân là chuyện bình thường. Nhưng nếu Antonia thuyết phục Louis hoặc Quốc Vương trích quốc khố, chắc chắn sẽ bị chụp mũ “người ngoại quốc công khai can thiệp chính sự”.
Mấy năm cuối đời kiếp trước, bởi vì tội danh này, cô bị rất nhiều quý tộc phản đối.
“Được rồi.” Lavoisier nhìn cô, “Là người con nước Pháp, thần kính cẩn cúi đầu hành lễ với người, người là người tốt. Đặc biệt người còn âm thầm làm việc thiện.”
Âm thầm làm việc thiện?
Không. Antonia nghĩ, cô thích ồn ào.
“Đúng rồi, dạo gần đây nghiên cứu của ngài thế nào? Ta nghe nói ngài đang nghiên cứu ẩn nhiệt.”
Ẩn nhiệt là nhiệt bị hấp thụ hoặc tỏa ra khi một chất chuyển từ trạng thái rắn, lỏng hoặc khí này sang trạng thái khác.
“Vâng, đúng vậy.” Lavoisier hưng phấn, “Thần cảm thấy định luật bảo toàn năng lượng Nikola đưa ra rất đúng! Dạo gần đây thần đang nghiên cứu phản ứng của thủy ngân với không khí, nếu bịt kín trong lọ có thể chứng minh bảo toàn chất lượng. Người muốn xem không?”
“A, được sao?” Antonia mỉm cười.
Phòng thí nghiệm của Lavoisier ở ngay bên cung điện Versailles, cách phòng nghiên cứu của Nikola không xa. Tuy Lavoisier muốn dọn gần hơn, nhưng chàng trai “nhà giả kim thuật sư” từ chối toàn bộ lời mời của các học giả.
Lúc đi qua chỗ Nikola, Lavoisier cho người vào gọi anh, “Đến cả Thái Tử phi điện hạ còn tới xem thí nghiệm của tôi! Ngài không đi sao?”
Nikola liếc Antonia, mỉm cười đứng dậy, “Thần đành hưởng phúc của điện hạ.”
Hóa ra Lavoisier mời cô chỉ vì muốn mời Nikola?
Lavoisier cho bọn họ xem bột phấn màu đỏ và chất lỏng màu bạc bịt kín trong bình thủy tinh, “Màu bạc chính là thủy ngân, bột màu đỏ là những chất sinh ra sau khi đun trong bình thủy tinh một thời gian… Chúng tạo thành sau khi phản ứng với không khí. Trong quá trình này, thủy ngân và bột đỏ kết hợp với nhau làm tăng khối lượng. Tổng khối lượng trong bình thủy tinh không thay đổi!”
“Điều này chứng minh tuy trong quá trình xảy ra phản ứng hóa học, nhưng hóa học và thủy ngân kết hợp với nhau lại bảo toàn. Nikola, ngài thấy sao?”
“Có lý.” Thiếu niên gật đầu, “Nhìn thí nghiệm của ngài, tôi lại nghĩ… Sau khi hoàn thành thí nghiệm, không khí thiếu thành phần gì, còn lại thành phần gì?”
“Thành phần không khí!” Lavoisier sáng mắt, “Ngài nói đúng. Lúc trước tôi cũng nghĩ tới chuyện này… nhưng tôi chỉ nghiên cứu lý luận ngài đưa ra. Hiện tại có thể kết hợp nghiên cứu, quả thật không thể tốt hơn!”
Lavoisier đắm chìm trong mộng tưởng bản thân, vừa lẩm nhẩm vừa tiến hành thí nghiệm, mặc kệ hai người phía sau.
Antonia trộm liếc Nikola, nhỏ giọng hỏi: “Hướng dẫn vất vả quá… Bọn họ gọi anh là nhà giả kim thuật sư, anh không muốn làm gì tạo ấn tượng hơn sao?”
Nikola hắng giọng, nét mặt bình thản như thường, “Ừ, chờ một khoảng thời gian nữa, tôi sẽ tiên tri cho bọn họ Mendeleev [1] người Nga. Tôi nói mình nằm mơ được không?”
______
[1] Dmitri Ivanovich Mendeleev, là một nhà hoá học và nhà phát minh người Nga. Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện.