*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Ngày Đức mẹ an giấc [1], tất cả mọi người tề tựu về giáo đường làm lễ Missa.
Đại lễ Missa kết thúc, hồng y giáo chủ Beaumont tóc trắng xóa không thèm cởi áo choàng dài màu trắng, đứng trước mặt Louis và Antonia, “Hai vị điện hạ, giáo hội đã gửi thư tới phòng làm việc Thái Tử, nhưng mấy tuần qua vẫn không nhận được lời hồi đáp.”
Louis rụt cổ, theo bản năng liếc Antonia.
Đức giám mục phát hiện ánh mắt của anh ấy.
Ông ta sầm mặt, đôi mắt chim ưng chăm chú nhìn Antonia, “Thái Tử phi điện hạ có biết chuyện gì không?”
Lúc này những người tham gia đại lễ Missa còn chưa tản đi, dần nhìn về phía này.
Người trẻ tuổi ít nhiều chỉ hơi tò mò, nhưng những người lớn tuổi như bá tước Noailles lại nheo mắt đánh giá.
Antonia thầm cười nhạo.
Không nhận được thư hồi đáp nên muốn công khai gây áp lực?
Cô nở nụ cười xin lỗi, gật đầu với đức giám mục, “Xin lỗi ngài giám mục, ngài biết đấy, dạo gần đây ta bộn bề nhiều việc…”
Đức giám mục không chút khách khí ngắt lời, “Ba tuần trước người nói bận, hai tuần trước ngài kêu đau chân, một tuần trước người nói vết thương ở chân chưa lành, hiện tại lại thành bộn bề nhiều việc. Điện hạ, người còn trẻ, nên hiểu có một số việc càng kéo dài càng trở nên nghiêm trọng.”
Tin tôi, tôi còn hiểu rõ hơn ông. Antonia mỉm cười.
Đức giám mục lạnh lùng nhìn cô, “Người nên nhớ kỹ, người chỉ là người phụ nữ ngoại quốc. Người phải tuân lệnh phối ngẫu, hiểu rõ chức trách bản thân, chứ không phải lạm dụng quyền lực.”
Ánh mắt đám đông dần thay đổi.
Nếu nói quý tộc đồng cảm việc giáo hội công khai lên án tiểu thuyết, dù sao rất nhiều người lén đọc trộm, hơn nữa Quốc Vương bệ hạ vì tình nhân tát thẳng mặt giáo hội, nhưng nhắc tới điểm này, bọn họ không thể không nghị luận.
Nói cũng đúng. Từ khi gả sang đây, công chúa Áo có phần quá trớn.
Cô còn nhớ nghĩa vụ làm vợ, làm Thái Tử phi của mình không?
Antonia mỉm cười liếc đám đông.
Mọi người chạm mắt cô đều bất giác né tránh, nhưng vẫn không nhanh bằng tốc độ quan sát của Antonia. Cô nhanh chóng phát hiện bá tước Provence đang mỉm cười.
Giây tiếp theo, anh ta quay đầu, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Quả nhiên là anh ta. Antonia thầm nghĩ.
Đám giáo hội ngu xuẩn không thể tự nói những lời như vậy.
Nhưng Antonia không quan tâm.
“Thưa ngài đức giám mục, ngài cũng nên hiểu chức trách của ngài.” Cô mỉm cười, “Vừa rồi cử hành đại lễ Missa, ngài nói sai hai từ.”
Đức giám mục hoảng sợ, cảm giác máu tăng xông lên đỉnh đầu.
Cái gì, nói sai? Thật sự? Sao có thể?
Sao có thể?
Nhân lúc ông ta ngây người, Antonia không coi ai ra gì, nghênh ngang bỏ đi.
Louis vội vàng đuổi theo.
Rời nhà thờ Thánh mẫu, anh ấy nhỏ giọng hỏi: “Thật sao? Ông ta thực sự nói sai? Vừa rồi ta không nghe thấy… nhưng…” Anh ấy xấu hổ xoa đầu, “Vừa rồi ta ngủ quên.”
Antonia phì cười, “Kệ đi, như vậy đủ để ông ta mất bình tĩnh vài phút. Dù sao từ nay tới ngày xưng tội còn xa, không cần gặp ông ta là được.”
Louis phản ứng lại, “Hóa ra em nói bừa? Ừm… xin lỗi, vừa rồi ta không nên chột dạ nhìn em, bởi vậy đức giám mục mới nhằm vào em…”
Antonia mỉm cười, “Đừng quan tâm, chỉ sợ ông ta còn xấu hổ thời gian dài.”
Hôm nay tâm trạng Antonia rất tốt, bởi vì trước khi đại lễ Missa bắt đầu, cô nhận được thư của Lavoisier mời cô tới phòng thí nghiệm, có thể thấy anh ta rất vui.
“Điện hạ, chúng thần phát hiện trong không khí có một loại khí ác ma có thể đẩy người ta vào chỗ chết, đồng thời cũng là thiên sứ cứu sống sinh mệnh!”
Antonia đoán nó là…
Nhưng hai ngày nay cô bận rộn, chờ hai ngày nữa sẽ qua xem.
Hai ngày sau, Antonia đang định rời đi, Louis biết cô muốn tham quan “khí ác ma” và “khí thiên sứ”, sáng mắt nói: “Ta đi với!”
...
Lavoisier và Laplace đã nghiên cứu thí nghiệm thủy ngân trong không khí được một thời gian. Thí nghiệm của Lavoisier được giữ bí mật, Laplace vui vẻ làm trợ thủ, vừa giúp đỡ vừa quan sát.
Nhờ Nikola nhắc nhở, Lavoisier đổi lọ thủy tinh bịt kín thành lọ thủy tinh cổ dài, miệng bình tẩm kim loại, nhờ vậy thủy ngân đun trong bình sẽ nóng hơn.
Ngoại trừ thay lọ, thí nghiệm hiện tại không khác các thí nghiệm lúc trước là bao. Sau hơn mười ngày đun nóng, chất lỏng màu bạc gần như không thay đổi, kim loại đã hấp thu một trọng lượng gần bằng một phần năm không khí trong bình.
“Điện hạ, thần dùng bốn phần năm không khí còn lại trong bình làm thí nghiệm. Ngài biết không, nếu bình thủy tinh là một thế giới nhỏ, cảnh tượng bên trong chính là ngày tận thế. Mặt trời dập tắt, chuột bạch đau đớn, giãy giụa chết đi. Nó là sự tồn tại đáng sợ có thể kết thúc sinh mệnh!”
Louis ngắm bình thủy tinh, thoạt nhìn bên trong rỗng tuếch. Anh ấy tấm tắc hiếu kỳ, “Nhìn qua không nhận ra.”
“Người không biết phát hiện này kinh động nhường nào.” Lavoisier xoa tay, “Bởi vì nó phủ định thuyết nhiên tố của Stahl [2]. Dựa theo lý luận thuyết nhiên tố, nhiên tố là nguyên nhân chính của sự bộc phát. Thông qua việc thủy ngân từ từ thiêu đốt trong không khí, ngọn lửa thuyết nhiên tố kết hợp với thủy ngân sẽ phóng thích, không ảnh hưởng tới không khí. Nhưng thí nghiệm của thần chứng minh ngọn lửa ‘nhiên tố’ không phóng thích qua bình thủy tinh, bởi vì chất lượng bên trong không thay đổi, thủy ngân chỉ phản ứng với không khí! Sau khi phản ứng với nó, không khí bị mất thành phần, tạo nên khí ác ma!”
“Nhưng chúng ta vẫn luôn hít thở không khí bình thường.” Louis nghi vấn, “Nói như vậy, nó phản ứng với khí thể cứu mạng chúng ta?”
“Ngài nói có lý.” Lavoisier khom lưng hành lễ, “Thần và trợ lý Simon đang bắt tay làm thí nghiệm. Chúng thần phát hiện sau khi bột đỏ đun nóng sẽ lại trở thành thủy ngân. Điều này có nghĩa nó đã nhả khí ra!”
Dụng cụ thí nghiệm khí thể thiên sứ khá giống dụng cụ thí nghiệm khí thể ác ma – Đều đặt bình thủy tinh trên lò lửa, miệng bình tẩm kim loại, nhưng trên miệng bình còn đặt cốc đong đầy nước.
“Đây là phương pháp gom khí thoát nước.” Laplace xấu hổ giới thiệu.
Giống như khi đun nóng thủy ngân, không khí tạo ra phản ứng bột đỏ, hỗn hợp trong bình thủy tinh không hề thay đổi. Hai người dựa vào định luật bảo toàn năng lượng để xác minh.
Điều khiến hai người họ hưng phấn hơn là trong quá trình tái sinh thủy ngân, khí thể nhả ra!
“Người xem.” Laplace lấy diêm, mở nắp bình thủy tinh, ném diêm vào. Cây diêm sáng lên, ngọn lửa rực cháy.
“Thần phát hiện khi nhốt chuột bạch trong bình thủy tinh bịt kín, thời gian sống sót của nó lâu hơn bình thường. Chúng thần đoán đây là khí thể có ích, đương nhiên vẫn cần thử nghiệm lại, không thể để người hầu thử nghiệm vội…”
“Ồ, ta thử được không?” Antonia hỏi.
“Người? Ừm…” Laplace cầu cứu Lavoisier, “Nguy hiểm lắm ạ.”
“Đừng lo, ta cam đoan với ngài.” Antonia mỉm cười. Thấy hai người nghi ngờ, cô thề son sắt: “Nikola nói không thành vấn đề.”
“…À!” Hai người thở phào nhẹ nhõm, “Vậy không thành vấn đề!”
Antonia mở nắp bình thủy tinh, cúi đầu ngửi một chút. Được rồi, cô có chút thất vọng, không giống trong tưởng tượng ngửi xong cảm thấy lâng lâng thoải mái.
“Ta thử được không?” Louis trông mong nhìn cô.
Antonia đưa chiếc bình cho anh.
Nhóc béo lại gần, ra sức hít một hơi, “A, ta cảm thấy rất thoải mái!”
Antonia nghi ngờ, “Thật sao?”
“Thật!” Louis gật đầu.
“Chúng thần thả hai loại khí lại với nhau, phát hiện hỗn hợp khí trung hòa!” Lavoisier kiêu ngạo tuyên bố.
“Vậy nên hiện tại thần có thể nói: Thuyết nhiên tố hoàn toàn sai! Không khí phản ứng với thủy ngân vừa có thể duy trì sinh mệnh, vừa có thể kết thúc sinh mệnh. Thần định đặt tên nó là dưỡng khí và khí nén.” (*)
“Dưỡng khí và khí nén? A… khoan đã!”
Louis nghĩ tới gì đó, “Ta có ý tưởng lớn mật… Các ngài biết không? Trong lúc nung khô kim loại, bởi vì nhiệt độ quá nóng, kim loại rất dễ rỉ sắt. Điều này ảnh hưởng tới hiệu suất hàn, vậy nên phải rải cát lên trên… Nếu như bớt dưỡng khí, liệu khi hàn kim loại sẽ không còn rỉ sắt?”
Lavoisier tự hỏi mấy giây, “Chúng thần chưa thí nghiệm, không dám xác nhận.”
Thấy Thái Tử ủ rũ, anh ta vội an ủi, “Thưa điện hạ, chúng thần cho rằng thí nghiệm này rất có thể sẽ thành công.”
...
Hai người vui vẻ rời khỏi phòng thí nghiệm, hết thảy xung quanh vẫn bình thường.
Nhưng khi bọn họ lên xe ngựa về cung điện Versailles, người lái xe suýt đụng phải Henriette nôn nóng chạy tới.
“Điện hạ!” Cô ấy không màng lễ phép, vội vàng hành lễ với Thái Tử, kéo Antonia sang một bên, “Giáo hội và giáo đồ đứng trước hoa viên Hoàng gia kháng nghị, yêu cầu người giải thích với họ, công khai xử phạt ‘Rheinische Zeitung’ và ngài Goethe!”
Henriette hoảng hốt. Cô ấy làm thị nữ, thực chất không phải lúc nào cũng ở Versailles. Hai ngày nay Henriette về Paris nghỉ ngơi, vô tình chứng kiến buổi biểu tình quy mô lớn.
“Werther dám chết!”
“Tác giả dám viết gã chết!”
“Phản đồ phản bội Chúa trời! Tên khốn! Cút xuống địa ngục đi!”
______
Một số bình luận của cư dân mạng Trung:
– Ừm, hydrogen tốt cho sức khỏe, nitrogen độc chết người?
– Sau điện học, chúng ta nghênh đón hóa học… Tôi vẫn nhớ rõ cảm giác bị các loại nguyên tố hóa học và công thức chi phối, thật đáng sợ.
– Hóa học cấp hai ~
______
[1] Đức Mẹ An giấc là một trong 12 đại lễ trong lịch phục vụ Chính Thống giáo Đông phương, Chính thống giáo Cổ Đông phương và Công giáo Đông phương, nhằm kính nhớ Đức Mẹ Maria “an nghỉ”, và thân xác bà phục sinh trước khi được đưa lên thiên đàng. Lễ được cử hành vào ngày 15 tháng 8.
[2] Thuyết nhiên tố (có nguồn gốc từ phlogios trong tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là “sự cháy”) là một lý thuyết khoa học đã lỗi thời, được Johann Joachim Becher đưa ra lần đầu tiên vào năm 1677, cho rằng ngoài những nguyên tố cổ điển của người Hy Lạp, có một nguyên tố bổ sung tương tự như lửa có tên là “yếu tố cháy” (phlogiston). Yếu tố này tồn tại trong các vật thể có khả năng bốc cháy, và được giải phóng ra ngoài, với một mức độ thay đổi được, trong sự cháy.
(*) Georg Ernst Stahl là một nhà hóa học, bác sĩ và triết gia người Đức. Ông là người ủng hộ chủ nghĩa sống còn và cho đến cuối thế kỷ 18, các tác phẩm về phlogiston của ông đã được chấp nhận như một lời giải thích cho các quá trình hóa học.
______
Trước thế kỷ 18, hóa học bị chi phối bởi thuyết nhiên tố (phlogiston) của Georg Ernst Stahl và Johann Joachim Becher, tất cả các phản ứng đều được giải thích theo thuyết nhiên tố và tuy nó bộc lộ rất nhiều sơ hở và mâu thuẫn nhưng vẫn được chấp nhận vì vẫn chưa có lý thuyết nào thay thế được nó. Cho đến giữa thế kỷ 18 đã xuất hiện những đòn công kích thuyết nhiên tố trong đó có nhà bác học Nga Mikhail Vasilyevich Lomonosov nhưng ông mới chỉ cho thấy những mâu thuẫn của thuyết này mà chưa giải thích được tại sao lại có các mâu thuẫn đó nhưng nó đã làm cho thuyết nhiên tố không còn đứng vững như trước nữa. Và cuối cùng vào năm 1774, Lavoisier khi làm thí nghiệm đốt nóng kim loại trong bình kín đã có một phát hiện mới vô cùng quan trọng đó là khi biến thành một chất khác, kim loại đã hấp thu một trọng lượng gần bằng 1/5 không khí trong bình. Từ đó, ông đã đi đến kết luận rằng trong quá trình biến đổi hóa học, kim loại đã hấp thu một thành phần nào đó của không khí mà thành phần đó bằng đúng 1/5 trọng lượng không khí chứ không hề có chất gì gọi là nhiên tố cả. Và chính thí nghiệm trên của Lavoisier đã chứng minh được rằng sự cháy là sự kết hợp của kim loại và một thành phần của không khí mà về sau ông gọi là oxy. Năm 1777, ông đề ra thuyết oxy hóa và tuy bị một số người phản đối thế nhưng đã lôi kéo được nhiều nhà khoa học lớn trong đó có Claude Louis Berthollet, người nhờ 17 công trình khoa học về thuyết nhiên tố mà đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Paris.