Tây Giang Cẩn Nguyệt

Chương 4:




6.
Ngày đó, ngay khi anh ấy tỉnh dậy, tôi mỉm cười nhìn anh chằm chằm. Anh ấy thấy tôi cười đến nỗi sởn da gà, ép tôi ngồi xuống nói ra nguyên do.
Tôi ngó lơ, chỉ mỉm cười. Mới sáng ra đã lo lắng nên tối đó anh ấy về nhà rất sớm, bất luận thế nào cũng muốn tôi nói ra lý do tại sao. Tôi chậm rãi múc cho anh ấy chén canh, ông nói gà bà nói vịt trả lời: “Gần đây anh cứ chạy tới chạy lui bên ngoài, ăn nhiều canh một chút.”
Anh ấy cũng không thèm nhìn, cầm chén lên, hai ba ngụm đã uống hết sạch. Tôi không hài lòng trừng mắt với anh ấy: “Ngưu tước mẫu đơn*, anh có biết bát canh này em hầm bao lâu không, từ từ mà uống.”
*Ngưu tước mẫu đơn (牛嚼牡丹): ngưu nhai mẫu đơn, chỉ những người sử dụng thứ gì đó rất quý giá mà lại không hề hay biết, coi nó như thứ bình thường
Anh ấy nóng ruột: “Sao vậy!” Bộ dạng giống như oan ức lắm. Tôi cười, chớp mắt nói với anh ấy: “Túi thơm đó đã bay mùi rồi, để em làm cho anh cái mới.”
Anh ấy ngạc nhiên nhìn tôi chằm chằm giống như không biết tôi đang nói cái gì, sau khi phản ứng lại thì mặt dần dần đỏ lên. Tôi kinh ngạc không thôi: “Hiếm lắm mới thấy phu quân của em đỏ mặt.”
“Em… em thấy nó rồi.” Anh ấy có hơi cà lăm.
“Đúng vậy, em cũng giận anh, sao lại không nói sớm cho em?”
Anh ấy nghe tôi nói vậy cũng sốt ruột, nhưng cũng không biết nên trả lời thế nào. Nhìn thấy bộ dáng muốn nói lại thôi của anh ấy, tôi càng muốn trêu chọc: “Phu quân ngày trước ở nhà em thiệt chiến quần nho*, mấy năm này mỗi lần tranh luận, ít ai có thể là đối thủ của anh, sao bây giờ tự nhiên lại cà lăm.”
*Thiệt chiến quần nho – 舌战群儒 – shé zhàn qún rú (trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, liên quan đến Gia Cát Khổng Minh đây; tranh biện kịch liệt, đánh đổ luận điểm của một loạt đối phương).
“Anh không có… Anh chỉ là… chỉ là… ngay từ đầu đã cảm thấy có lỗi với em.” Anh ấy hít sâu, giống như làm xong công tác chuẩn bị mới có can đảm nói ra vế đằng sau.
Tôi tuyệt đối không ngờ anh ấy sẽ trả lời như vậy, nhất thời không nghĩ ra lý do, ngược lại biến thành tôi chất vấn anh ấy, nhưng anh ấy lại không chịu nói. Tôi hơi bực, hốc mắt đỏ ửng lên.
Anh ấy lúng ta lúng túng an ủi tôi: “Đừng khóc đừng khóc, anh nói cho em là được phải không?”
Tôi chỉ nhìn mà không nói gì, anh ấy đành bất lực kể lại chuyện ngày xưa của chúng tôi. Lúc anh ấy nhìn thấy tôi ở núi giả, tôi chớp chớp mắt nói với anh ấy: “Anh ơi, cha và anh em không phải phong kiến cổ hủ, chỉ là lòng hướng về đạo Khổng Mạnh (tư tưởng và chủ trương của Khổng Tử và Mạnh Tử), đạo Khổng Mạnh cũng có quốc gia xã tắc. Chỉ là cha được giáo dục bởi đạo Khổng Mạnh nhiều năm, quyết chí tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ*. Chỉ là không nỡ để sách cổ Trung Hoa bị phủ nhận đến không còn gì, cha chỉ hy vọng dân tộc có tự tin, hy vọng dân ta không ỷ lại vào văn hoá ngoại nhập. Hy vọng dân ta tin tưởng tinh hoa Hoa Hạ chớ không phải cái gì cũng sai, dù gì nó cũng từng giúp dân tộc ta xưng hùng xưng bá.”
Anh ấy nhất thời kinh ngạc, bởi vì anh tôi còn không thể nói ra được những lời này nhưng tôi lại có thể. Trong phút chốc tôi đã xoá bỏ thành kiến của anh ấy đối với con gái chế độ cũ.
Anh ấy cũng rất nghiêm túc trả lời tôi: “Tổ tiên chúng ta cũng là thế gia đại tộc, từ khi còn nhỏ chúng ta đã phải học đạo Khổng Mạnh, đối với nó kính phục không thôi. Chỉ là đạo Khổng Tử thuần chất đã bị phong kiến lợi dụng, biến thành lễ giáo tam thương ngũ cường* ràng buộc tư tưởng. Quốc nạn rơi xuống, giặc ngoài xâm lăng, tàn sát đồng bào ta, diệt vong dân tộc ta. Chúng tôi không có thời gian phân tích cái nào tốt, cái nào xấu. Chúng tôi chỉ muốn nhanh chóng đập tan trói buộc tư tưởng, muốn nhanh chóng thức tỉnh bọn họ. Chỉ có thức tỉnh nhiều người, chúng tôi mới có thể gắn kết trở thành một lực lượng lớn mạnh vượt quá sức tưởng tượng, đi giải cứu cổ quốc phương Đông.”
Tôi nửa hiểu nửa không nhìn anh ấy, anh ấy mới nhớ ra tôi cũng chỉ là một bé con bảy tuổi mấy, đành chịu không biết làm sao xoa đầu tôi. Chính vì cái xoa này mà lúc đó tôi đã bắt đền anh ấy. Vành mắt tôi đỏ hoe: “Nam nữ thụ thụ bất thân*, anh không phải cha anh của em, cũng không phải họ hàng thân thích với em, sao có thể sờ đầu em.”
*Nam nữ thụ thụ bất thân: nam nữ không nên trực tiếp đụng chạm vào thân thể của nhau.
Cố Tây Yến cảm thấy mình vô cùng oan ức, anh ấy tuy được tiếp thu đạo Khổng Mạnh, nhưng đa phần thời gian được giáo dục kiểu mới là chính. Dưới góc nhìn của anh ấy, nam nữ bắt tay hay các động tác đại loại như vậy cùng lắm chỉ là lịch sự và tôn trọng. Anh ấy bị tôi ăn vạ đến không biết làm sao, hỏi tôi nên làm gì mới phải. Tôi quan sát anh ấy: “Anh đẹp như vậy, làm phu quân của em có được không?”
Anh ấy ngẩn người, không biết nên trả lời ra sao. Chủ yếu anh ấy không rõ đây là trẻ con nói đùa hay là thật tâm thật ý. Lúc còn đang do dự thì tôi đã kéo túi thơm trên người xuống đưa qua, còn ra vẻ nghiêm túc nói với anh ấy, tay đã cầm túi thơm thì chính là người của em.
Tôi nghe xong mặt đỏ rực, thì ra tôi năm đó cũng có lúc dũng mãnh như vậy. Cố Tây Yến véo mặt tôi: “Bây giờ biết xấu hổ rồi.”
Tôi quay đầu làm ngơ, anh ấy bèn tự nói một mình: “Cũng thật kỳ lạ, rõ ràng anh cũng là một đứa nhóc choai choai, hà cớ gì lại nghiêm túc đến như vậy, cũng không biết tại sao, một lần nhớ đã mất mấy năm. Ai biết đồ vô lương tâm nhà em đã sớm quên sạch.”
Tôi nói ra nghi vấn của mình: “Vì thế anh nói anh can tâm tình nguyện cưới em là bởi vì điều này?”
Anh ấy bất lực gật đầu, tôi ngược lại không hiểu: “Em có gì tốt để anh nhớ mãi không quên nhiều năm?” Anh ấy tiếp thu giáo dục kiểu mới, đến Pháp du học, thiếu niên tướng quân, vào nam ra bắc. Còn tôi chẳng qua chỉ là một nữ tử chế độ cũ cứng nhắc và bị xiềng xích phong kiến trói buộc, anh ấy lẽ ra nên thích một cô gái tâm ý tương thông, tri thức ngang tầm với anh ấy.
“Đại khái chính là tình chẳng biết bắt đầu tự bao giờ, chỉ trong khoảnh khắc mà đã đắm say. Ngày trước người nhà làm mai, nghe nói là em, túi thơm trong lòng cứ có cảm giác nóng lên, tim đập loạn xạ. Cho nên anh từ tận đáy lòng vẫn luôn chọn em.”
“Nhưng mà ai biết, phu nhân của anh lại đứng trên đường lớn chờ anh, chỉ vì muốn được gặp anh.” Lúc anh ấy nói câu này, ánh sao trong mắt như sáng lên vài phần.
Anh ấy đều biết. Nước mắt bất giác cứ rơi xuống. Anh ấy lúng túng không biết làm sao lau nước mắt cho tôi: “Gần đây sao thích khóc như vậy, buồn khóc, vui cũng khóc. Có lúc cũng không rõ là vì vui hay vì buồn.”
“Thật ra còn có một chuyện anh đã giấu kín bấy lâu nay, hôm nay trải lòng, muốn kể toàn bộ cho em nghe. Tân hôn ngày đó, anh nói thực ra anh không nên cưới vợ, em vì điều này mà lo sợ không yên. Hôm đó anh muốn nói, anh quả thật không nên cưới vợ. Sinh thời loạn thế, quốc gia gặp nạn, tìm kiếm người tài có chí ở khắp nơi, hy vọng tìm ra con đường cứu quốc. Con gái Hoa Hạ thân mang trọng trách, anh thân là võ tướng chiến đấu ở bên ngoài, có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Anh lẽ ra nên cô đơn lẻ bóng, không có vướng bận. Thế nhưng, vì người đó là em, anh muốn ích kỷ một lần. Khi đó em nói anh “quân tử như trúc”, anh đột nhiên không dám nói tiếp.”
Tôi cười, thì ra tôi cũng đáng được một người tương tư nhiều năm, không oán không hận cưới tôi dù chỉ có duyên gặp mặt một lần. Tôi cũng cười, thì ra tôi có thể may mắn đến như vậy, tuy rằng xã hội thay đổi lớn, nhưng lại tựa như không liên quan đến cô gái theo chế độ cũ như tôi, từ trước đến giờ tôi không có quyền lựa chọn, chỉ là thời thơ ấu dũng cảm chống lại vận mệnh một lần. Thì ra, tôi cũng đáng được một người nhớ mãi không quên, không màng mọi thứ.
Tôi tựa nhẹ vào vai anh ấy, anh ấy ôm lấy tôi, lau đi nước mắt còn sót lại trên mặt tôi. Tôi ghé tai anh nói nhỏ: “Nói chung đứa nhóc trong bụng đang vui vẻ, muốn thay mẹ biểu đạt cảm xúc.”
Vẻ mặt anh ấy từ ngạc nhiên đến vui mừng, muốn ôm chầm lấy tôi nhưng lại sợ làm tôi đau, trong chốc lát cũng đành bó tay. Tôi thích nhìn dáng vẻ anh ấy vì tôi mà vụng về lại bất đắc dĩ.
Mắt anh ấy loé sáng, cẩn thận vuốt ve bụng tôi: “Trong này có con của chúng ta?” Không biết tại sao tôi lại muốn khóc. Chúng tôi kết hôn hai năm, cứ chậm chạp không có con. Thanh Vân đã có nếp có tẻ*, còn tôi lại không có động tĩnh gì. Mẹ tôi sốt ruột, chạy vạy khắp nơi nhờ người hỏi bác sĩ. Lặng lẽ uống bao nhiêu thiếp thuốc Trung y mà cũng không thể khá hơn.
*Có nếp có tẻ: nhà có cả trai cả gái.
Mẹ sốt sắng không thôi, vô ý thở dài một hơi: Nếu vẫn không có con thì Cố gia cũng nên nạp thiếp. Câu nói này làm tôi cứ nghẹn trong họng.
Ngày đó Cố Tây Yến vừa khéo ở nhà, đi ngang qua phòng nghe thấy câu nói này bèn lập tức đi vào, nói rõ ràng từng câu từng chữ với mẹ tôi: “Mẹ vợ yên tâm, con rể từ nhỏ đã được tiếp thu giáo dục mới, một đời chỉ một song nhân. Ngoài ra, phương Tây bên đó có nghiên cứu, chuyện sinh đẻ hai bên đều có trách nhiệm, không phải là chuyện của một mình Tiểu Cẩn Nhi, có lẽ cơ thể con rể mang bệnh.”
Tôi kinh ngạc không thôi, đàn ông trên thế gian đối với chuyện này giấu kín như bưng, người bên cạnh chất vấn một câu cũng đã nhục nhã vô cùng, Cố Tây Yến lại không hề kiêng kị ôm tất vào mình. Sau khi mẹ rời đi, tôi nhìn anh ấy mà không biết làm sao mở miệng.
Anh ấy lại cười nói: “Tiểu Cẩn Nhi yên tâm, anh thật sự không nói bậy, ở nước Pháp anh có đọc qua một tác phẩm y học có liên quan. Tiểu Cẩn Nhi chỉ cần tin rằng bất luận thế nào, anh cũng sẽ không vì chuyện con cái nối dõi hoặc bất cứ chuyện gì khác mà phụ em. Chuyện con nối dõi này, Tiểu Cẩn Nhi cũng khó bề giải thích được, hay là cứ để… duyên phận tự đến đi.”
Nhờ có anh ấy, hơn hai năm này tai tôi mới có thể thanh tịnh, luôn dịu dàng, kiên định tin tưởng bản thân. Đến bây giờ cũng đã chờ được đứa con đầu lòng của chúng tôi.
Mùa đông Trung Hoa Dân Quốc thứ 26, tôi hạ sinh con đầu lòng, là một bé trai. Cố Tây Yến đặt tên cho nó là Hoài Cẩn.
*Hoài: nhớ, mong; Cẩn: Tiểu Cẩn Nhi.
7.
Năm Trung Hoa Dân quốc thứ 26, trường học do Cố Tây Yến thành lập rất được lòng học sinh Ngô Châu, ngày càng nhiều học sinh khắp nam bắc ngưỡng mộ mà đến. Năm đó, Cố Tây Yến bắt đầu sáng lập câu lạc bộ thi ca. Anh ấy lấy tên câu lạc bộ là Giang Cố.
Tôi cho rằng nó chỉ mang hàm ý giống với “Hoài Cẩn”, nhưng anh ấy lại đưa chìa khoá của câu lạc bộ cho tôi.
“Em? Đây là thơ hiện đại, em sao có thể…” Tôi ngạc nhiên vô cùng, không thể nhận được.
Anh ấy lại cố chấp nhét chìa khoá vào tay tôi: “Vốn dĩ nơi này được lập ra vì em, hai năm này anh đã dạy em không ít thơ ca hiện đại, chính em cũng đã đọc qua không ít. Chỉ là không phải em đã từng nói, Đường Luật Tống Từ, từ ngữ trau chuốt đẹp đẽ, hoặc khí thế hào hùng, hoặc uyển chuyển hàm xúc, nếu như mất đi thì văn đàn cô tịch sao?”
“Với thi phái này em có thể viết về chính bản thân em, hơn nữa mới cũ hoà hợp. Tiểu Cẩn Nhi của anh cũng là người đọc làu thi thư. Thời đại bây giờ và trước đây không giống nhau, tam cương ngũ thường sớm đã không trói buộc được em. Phụ nữ cũng có thể một mình gánh vác một phương. Em chỉ việc làm, anh ở phía sau hậu thuẫn cho em.”
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 26, mùa xuân. Phu quân của tôi Cố Tây Yến nói với tôi, tôi đọc làu thi thư, tôi có thể tiến lên phía trước, làm nên sự nghiệp của bản thân, có thể gánh vác một phương.
Tôi bắt đầu bước ra khỏi cửa, học hỏi cách ở chung với người khác. Nhìn những nữ sinh tràn đầy sức trẻ kia, ánh mắt sáng ngời, vừa thuần khiết vừa vui vẻ. Vào khoảnh khắc đó tôi biết rằng, xã hội này đang chuyển biến tốt.
Chí ít phụ nữ chúng tôi không cần phải câu nệ ở hậu viện, trời cao mặc sức chim bay*. Chúng tôi cũng bắt đầu mong đợi vào tương lai, không cần lo lắng liệu sau khi lấy chồng mình có trở thành một nàng dâu tốt hay không. Chúng tôi có thể mong chờ vào tương lai của chính mình.
*Câu gốc: 海闊憑魚躍,天高任鳥飛。(Biển rộng tùy ý cá nhảy, trời cao mặc sức chim bay. (Đường Tăng – Vân lãm)
Có lúc tôi nghĩ rằng tổ tiên tôi đời trước đã tích được biết bao công đức để đời này tôi có thể gặp được Cố Tây Yến. Anh ấy biết những băn khoăn trong lòng tôi, cho nên đã xây dựng cho tôi cả một thiên đường.
Mỗi sáng Cố Tây Yến sẽ đưa tôi đến câu lạc bộ thi ca, sau đó quay lại quân ngũ. Mỗi tối sẽ đến đón tôi quay về, tôi hạnh phúc không thôi, kể cho anh ấy nghe những câu chuyện thú vị đã xảy ra trong câu lạc bộ hôm nay. Anh ấy nghiêm túc lắng nghe, nói với tôi, dáng vẻ tôi* bây giờ thật tốt.
*(ý nói chị nhà tự tin, cởi mở và vui vẻ hơn xưa í mn)
Tôi rất muốn mỗi ngày đều trôi qua như vậy, chỉ là tôi biết, sớm muộn cũng có một ngày Cố Tây Yến phải ra tiền tuyến. Nhật Bản chiếm cứ Đông Bắc, thành lập nhà nước bù nhìn Mãn Châu, sớm muộn cũng có một ngày tấn công toàn diện Hoa Hạ trên quy mô lớn. Dã tâm của bọn họ ai nấy đều biết.
Chỉ là ngày này đến quá nhanh. Biến cố cầu Lư Câu 7/7 (1937), toàn quốc xôn xao, cảm xúc bi phẫn trào dâng trong lòng mỗi người con Hoa Hạ. Tôi nhìn thấy quân đội biểu tình ngay trên đường lớn, tôi biết sự cố gắng của những học giả đương thời ở đằng kia, dân chúng dần giác ngộ mà có quan niệm quốc gia.
Dân tộc Hoa Hạ chúng tôi cuối cùng cũng bỏ xuống sự vô cảm, không còn coi chuyện này không liên quan đến bản thân, chúng tôi biết buồn, biết đau, không còn chỉ là vài người thiểu số đứng ở kia kêu gào, chúng tôi cuối cùng cũng đã đoàn kết cùng chiến đấu.
Ngày Cố Tây Yến rời đi, tôi ôm Tiểu Hoài Cẩn đến tiễn anh ấy. Tôi vẫn đứng trên con đường cũ nơi chúng tôi gặp nhau trước khi thành hôn, lúc mà anh ấy dẫn binh từ Ngô Châu đến Thanh Khúc. Lúc ấy, lòng tôi tràn đầy lạ lẫm tò mò nhưng ngay trong khoảnh khắc chạm mặt nhau đã biến thành cam tâm tình nguyện chờ đợi.
Bây giờ tôi ôm trong lòng đứa con của chúng tôi, đã là vợ của anh ấy. Anh ấy vẫn từ đường lớn mà đến, lần này ánh sáng trong mắt anh đã thay đổi, biến thành căm phẫn và kiên định.
Anh ấy cưỡi ngựa qua, ngay lúc ánh mắt hai người chạm vào nhau, tôi gật đầu với anh ấy. Hãy cứ yên tâm, Cố gia có em, trường học có em, câu lạc bộ m có em. Anh chỉ cần tiến về phía trước.
Anh ấy hiểu ý của tôi, cũng gật đầu lại với tôi, sau đó ánh mắt nhìn thẳng về phía trước, lần này cũng không hỏi ngày trở về.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.